X


TT Mỹ Trump viết lời ủng hộ người VN biểu tình chống bọn CSVN Đừng sợ bọn qủi dữ



Tuesday 31 May 2016

2 tháng rồi vẫn chưa biết sao cá chết?




2 tháng rồi vẫn chưa biết sao cá chết?
TRONG KHI BIỂN CHẾT, CÁ CHẾT, NGƯỜI CHẾT, NGƯ DÂN ĐÓI, DU LỊCH HẤP HỐI.

CÁ CHẾT LÀ PHẢI NỔI, ĐỪNG ĐỂ CHÌM.

52 ngày trôi qua nhưng nhà cầm quyền vẫn im lặng trước câu hỏi, cớ sao cá chết.
Để thảm họa môi trường mang tên Formosa chìm xuống là có tội với thế hệ con cháu. Trách nhiệm thuộc về tất cả chúng ta. Chúng ta phải lên tiếng!!!
 Alau Lau

Chia sẻ trên mạng để làm gì?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh - 31.05.2016
Giữa tháng 5/2016, em Huỳnh Thành Phát ở Sài gòn bị bắt về đồn công an do xuống đường cùng nhiều người khác để yêu cầu chính phủ Việt Nam phải sớm tìm ra lý do vì sao cá chết hàng loạt ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Em bị các công an viên tra vấn nhiều giờ liền, với các câu hỏi “động cơ nào khiến quan tâm đến cá chết”. Sau khi tra vấn và không tìm được điều gì sai phạm, công an thả em ra vào đêm khuya. Nhưng vừa ra khỏi đồn, em Phát bị những người to khỏe, mặc thường phục, đeo khẩu trang chận lại, đánh đập dã man. Lúc đó, em Phát chỉ là trẻ vị thành niên.

Cuối tháng 5/2016, anh Phan Anh, một người dẫn chương trình trên truyền hình ở Hà Nội bất ngờ được mời vào buổi tọa đàm, mà trong đó anh bị chất vấn bởi một nhóm người, được dẫn dắt bởi bà Tạ Bích Loan, trong suốt 2 giờ liền (cắt lại chỉ còn 60 phút) để truy vấn rằng “mục đích nào, động cơ nào…” trong việc chia sẻ các thông tin về vụ cá chết mà anh đưa trên facebook của mình. Những câu hỏi mang tính tấn công, diễn dịch sai hiện thực… cũng như thái độ muốn áp đảo anh tại trường quay đã khiến hàng triệu người Việt sững sờ. Sự phản ứng nhanh chóng và dữ dội ngay trong đêm đã thành một áp lực lớn, khiến đài truyền hình VTV phải lấy xuống bản phát trên youtube. Khác với trường hợp của em Huỳnh Thành Phát, cuộc đánh nguội vào Phan Anh đã hoàn toàn thất bại.
Có cái gì đó khá giống nhau trong 2 trường hợp điển hình nêu trên. Bởi thủ pháp và lý luận của phía những người đứng về phía chính quyền – từ hành chánh công quyền đến giải trí tuyên truyền – đều tương đồng.
Câu hỏi “mục đích gì, động cơ nào…” cũng không xa lạ gì với tôi. Từ những bài viết đầu tiên về hiện thực xã hội, tôi đã nhiều lần phải làm việc với những người luôn lặp đi lặp lại câu hỏi đó. Nhận thức trở thành một loại tội danh đối với những ai không chọn ăn đong khẩu phần thực tế trên đất nước này.

Anh Phan Anh bị chất vấn trên đài truyền hình về “động cơ” chia sẻ thông tin vụ cá chết trên facebook cá nhân của mình. Ảnh: Internet
Nhưng đó là thủ pháp đặc biệt của phía an ninh văn hóa. Giờ thì tôi thấy thủ pháp đó đã phổ thông ở khắp nơi, leo lên đến tận truyền hình với những nụ cười giả văn minh. Không biết động cơ nào đã khiến một lớp người nói trên luôn biết cách né tránh gọi tên đúng những kẻ luôn gây sai lầm và khổ nạn với tổ quốc – dân tộc, nhưng rất giỏi học đòi thủ pháp của công an để truy vấn người dân mình.

Xã hội Việt đang suy đồi với một lớp người như vậy. 

Họ luôn tin rằng bất kỳ ai có ý thức về hiện thực, ai nói và tin vào sự thật, khác với những điều mê mị mà truyền thông nhà nước gieo rắc, đều là kẻ thù của họ. Dựa vào quyền lợi và sự bình an tạm thời mà họ đang hưởng thụ, tất cả những người quan tâm đến vận mệnh đất nước, đến đồng bào… đều là kẻ âm mưu lật đổ sự tận hưởng máng ăn mỗi ngày trong trang trại.

Từ câu chuyện của em Huỳnh Thành Phát đến anh Phan Anh, cho thấy tư duy và hành động của phía một phía vẫn không đổi, nhưng nhận thức và ý thức của phía nhân dân đã vùn vụt đổi thay. Chuyện của em Huỳnh Thànn Phát chỉ có hàng trăm lượt share, hàng ngàn like nhưng đến chuyện của Phan Anh đã là hàng ngàn lượt share, hàng chục ngàn like. Vấn đề không phải là Phan Anh nổi tiếng hơn, mà vấn đề ở chỗ cấp số nhân của thái độ đó, cùng một ý nghĩa là phẫn nộ cho sự thật.
“Chia sẻ trên mạng để làm gì?” – câu hỏi là chương trình 60 phút mở của VTV dàn dựng rất công phu về chuyện thảm họa cá chết đã không có được lời đáp, thì hôm nay, mạng xã hội đã giúp trả lời thay: để vùng đứng dậy, để biết mình còn mang giá trị một con người.

Em Huỳnh Tấn Phát bị đánh đập dã man trước cổng đồn công an phường Bến Nghé, Quận 1, Sài Gòn hôm 10-5-2016. Ảnh: Fb Hoàng Dũng
“Thoạt đầu họ, phớt lờ bạn, sau đó chế giễu bạn. Rồi họ chuyển sang tấn công bạn. Cuối cùng thì bạn chiến thắng”, Mahatma Mohandas Gandhi (1869-1948), nhà lãnh đạo tranh đấu dân quyền lừng danh của Ấn Độ đã để lại di huấn như vậy về những cuộc đối đầu giữa sự thật và xảo biện, giữa con người tự do và công dân chuồng trại.

Thoạt đầu những kẻ xảo biện trung thành phớt lờ em Phát hay Phan Anh vì cho rằng điều của Phát hay Phan Anh suy nghĩ là thiểu số. Đến khi nhận ra sức mạnh của suy nghĩ đó, thì họ chọn cách diễu cợt vô căn “nhận tiền của thế lực xấu”, “muốn làm người nổi tiếng”… để nhằm dập tắt. Rồi khi ngay cả những lời diễu cợt ấu trĩ đó thất bại, họ lại tổ chức tấn công. Em Phát bị đánh đập đến thâm tím mặt mày, Phan Anh bị đưa vào đấu trường Đỏ. Và cuối cùng thì những con người có suy nghĩ độc lập và chân chính lại chiến thắng. Họ làm cho giòng dõi Việt Nam ngập tràn sự tự hào và mạnh mẽ, rằng thành phần nặc nô trộn lẫn trong dân tộc này chỉ là số ít đáng thương hại mà thôi.

Đã 2 tháng, kể từ khi thảm họa môi trường phát đi từ Vũng Áng, Hà Tĩnh. Hàng trăm tấn cá chết, tài nguyên, con người bị thiệt hại. Những người có trách nhiệm đã cố tình im lặng, thậm chí chọn cách đối đầu với nhân dân để kéo dài thời gian, bịt chặt thông tin. Giữa việc mở rộng cửa sự kiện, thúc đẩy các biện pháp khoa học để tìm ra nguyên nhân, thì họ chọn cách bít lối, lùa dân xuống biển, ăn cá như một tập tục hoang dã nhằm chứng minh sự tồn tại của chính quyền. Hành động này nhắc cho người ta nhớ lại hành động của nhà lãnh đạo Cộng sản Nam Tư Slobodan Millosevic khi ông xua dân bắt buộc phải qua lại cây cầu mà NATO đã thông báo trước sẽ đánh sập, nhằm triệt hạ sử dụng quân sự bừa bãi của ông Millosevic vào năm 1999.
Tại sao một thảm họa quốc gia lại được bưng bít đến mức, khiến nhân dân bị hăm dọa, vây hãm, đánh đập, gán án tù… chỉ vì muốn biết điều gì đang xảy ra trên đất nước mình? 60 phút mở ấy, lại đóng sập những câu hỏi chính cần có, quay lưng một cách nhục nhã với tình trạng của đất nước.

Một Gạc Ma khác trên đất liền đang diễn ra. Hàng hàng tấn cá chết tràn bờ, những thợ lặn thoi thóp và những ngư dân nhiễm độc và khốn cùng đường sinh sống, đang bị bức tử một lần nữa bởi truyền thông nhà nước và các kiểu công dân máng ăn. Gạc Ma ở tọa độ 9°43’9″N -114°16’57″E thì người Việt bị thảm sát bởi giặc xâm lược Trung Quốc. Còn chương trình 60 phút mở lại cho thấy một Gạc Ma khác chạy dài dọc bờ biển miền Trung. Cuộc thảm sát tài nguyên và tương lai con người Việt Nam đang công khai diễn ra bởi những kẻ nhân diện thú tâm, có cùng tiếng nói và dòng máu Lạc Hồng.

Rất nhiều người tức giận đòi phải phản ứng đích danh từng người trong chương trình đấu trường Đỏ với Phan Anh, nhưng thật sự điều đó không cần thiết đâu, thưa các bạn. Tiếng gào rú từ chuồng trại dù lớn bao nhiêu, bộ lông bóng bẩy thế nào vẫn thấp hèn hơn những con người tự do sống giữa đồng xanh và mặt trời sự thật. Điều mà bạn cần ghi nhớ dứt khoát rằng, cột mốc hôm nay, là điểm dừng cuối của hành trình có thể đã dài hơn 41 năm, rằng truyền thông tuyên truyền nhà nước không bao giờ đáng tin cậy cả. Và hơn nữa, đó là những kẻ phản bội tồi tệ, vì đã sử dụng tiền thuế của nhân dân để chống lại nhân dân.

Nguồn: Blog Tuấn Khanh
__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

Saturday 21 May 2016

Tuổi trẻ và bầu cử ....Nhóm phóng viên tường trình từ VN


Tuổi trẻ và bầu cử

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-20
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_9U2Y5.jpg
Một cán bộ bên cạnh bảng danh sách cử tri tại một quận ở Hà Nội chụp hôm 21/4/2016.
AFP photo
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Thời gian bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp do đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức chỉ còn không bao lâu nữa. Câu chuyện bầu cử quốc hội khóa 14 và hội đồng các cấp có giá trị gì?
Không quan tâm hoặc không muốn quan tâm
Một bạn trẻ Hà Nội tên Nguyệt, chia sẻ: “Loa phường thì suốt ngày nói về chuyện bầu cử, nhưng mọi người thì chẳng ai quan tâm. Đến ngày họ buộc phải đi thì họ đi. Năm nay, có một nhóm trẻ trên mạng đang bàn nhau bỏ phiếu trắng hoặc bầu ai. Còn mọi người thì không ai quan tâm gì, em sẽ bỏ phiếu trắng. Tại vì không biết mình sẽ bầu ai và em cũng chẳng tin tưởng gì vào việc này cả.”
Theo Nguyệt, vấn đề bầu cử đã không nằm trong sự quan tâm của cô cũng như gia đình cô trong nhiều năm nay. Nghĩa là khi nhìn thấy người ta treo cờ, treo băng rôn, biểu ngữ và hô hào bầu cử, hô hào hiệp thương gì đó thì cô biết rằng sắp có bầu cử và cũng như mọi gia đình khác trên đất nước này, gia đình cô phải đi bầu.
Chẳng có không khí gì. Bầu thì họ bầu rồi, cử thì cũng cử rồi, mình không đến lượt. Nó làm phép thôi, chứ mình chẳng được bầu, được cử gì đâu.
- Hưng, Hà Nội

Việc đi bầu hoàn toàn không nằm trong chủ ý của người dân như cô Nguyệt bởi cô chưa hề biết rằng mình sẽ bầu cho ai đủ tin tưởng để nói thay tiếng nói của mình và nhiều người khác. Danh sách ứng viên tham gia bầu bán, theo Nguyệt nghe ra có vẻ mơ hồ và chẳng có ý nghĩa gì bởi nó không được thực hiện trên một qui trình có tính dân chủ.
Một bạn trẻ khác tên Hưng, hiện sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chia sẻ thêm: “Chẳng có không khí gì. Bầu thì họ bầu rồi, cử thì cũng cử rồi, mình không đến lượt. Nó làm phép thôi, chứ mình chẳng được bầu, được cử gì đâu, đi cho có í mà”
Anh Hưng cho rằng cuộc bầu cử sắp tới không hề nằm trong sự mong mỏi của những người dân như anh. Mà nó là một đại hội chia chác quyền lực giữa các phe nhóm từ trung ương xuống địa phương.
Anh Hưng nói rằng có hay không có cuộc bầu cử sắp tới thì mọi việc cũng như nhau. Vấn đề anh quan tâm là cá chết ở biển miền Trung và đến bao giờ biển mới được sạch sẽ, rừng mới được phủ xanh. Anh nói thêm là anh ước mơ cuộc bầu cử này là một cuộc vận động toàn dân phủ xanh đất trống đồi trọc, thay đổi giới chức kiểm lâm và cán bộ tài nguyên môi trường, cũng như đây là một đại hội toàn dân cùng chung tay làm sạch biển xanh, bảo vệ đất nước. Rất tiếc, đó chỉ là ước mơ của anh Hưng!
Những câu hỏi
Một bạn trẻ tên Viên, sống ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, chia sẻ: “Họ tuyên truyền trên các loa nhưng chẳng ai quan tâm. Nó liên quan đến mấy ông phường, xã, thành tích ấy mà, nên họ gắng để được khen thưởng đúng giờ. Người dân phụ thuộc quá nhiều vào xã hội độc tài, từ kinh tế, y tế… họ quá phụ thuộc vào nhà nước. Người ta chỉ có thể lén không đi bầu. Người ta cần người đi ấy mà, người có thế chút thì nó mang thùng phiếu đến tận nhà!”
Theo Viên, mỗi cuộc bầu cử mang tầm vóc quốc gia đều có những câu hỏi mà cử tri cần đặt ra với các ứng viên trước khi bầu. Những câu hỏi này phát sinh từ những thao thức, những bước ngoặc và hiện tượng xã hội, kinh tế, chính trị người dân cảm nhận được. Và bắt buộc các ứng viên phải trả lời thỏa đáng để cử tri đưa ra quyết định cuối cùng là bầu ai, bỏ ai.
Những câu hỏi hiện tại của cử tri như Viên là: Vì sao cá chết ở khắp các bờ biển miền Trung? Tài nguyên Việt Nam được bảo vệ ra sao? Kinh tế Việt Nam đến bao giờ thì hết phụ thuộc vào Trung Quốc? Tại sao Việt Nam có số người bệnh ung thư nhiều nhất thế giới? Giáo dục Việt Nam đã đi đúng hướng chưa? Bao giờ Việt Nam hết tham nhũng? Và bao Việt Nam có dân chủ, có tự do báo chí?
d83feda5-46ac-490c-a6db-7090feed09ba.jpg-400.jpg
Áp phích tuyên truyền cho cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 22/5/2016 trên đường phố Hà Nội. AFP photo
Tất cả những câu hỏi đó, theo Viên, phải là những câu hỏi bắt buộc có và bắt buộc phổ biến trên toàn đất nước để các cử tri hỏi và các ứng viên đưa ra giải pháp của họ. Vấn đề hiện tại, theo Viên, khi mà bằng cấp tại Việt Nam toàn là hàng đểu thì không cần thiết phải trưng ra danh sách ứng viên với loại bằng giáo sư này tiến sĩ nọ. Bởi những thứ đó hoàn toàn không có giá trị. Vấn đề để định giá một ứng viên là phương án, giải pháp và dự tính của ông ta, bà ta cho tương lai đất nước, tương lai địa phương. Hơn bao giờ hết, người Việt Nam đang cần một cuộc bầu cử như vậy.
Tiếp lời Viên, một bạn trẻ khác sống ở Hà Đông, Hà Nội, không muốn nêu tên, đưa ra ý kiến, vấn đề bạn quan tâm hiện tại là phải công khai chi phí tổ chức bầu cử trên toàn quốc. Bởi khoản chi phí này ngốn một số tiền không nhỏ từ thuế của nhân dân, gọi là ngân sách nhà nước. Và nhà nước cần phải cân nhắc chi phí giữa việc đại hội khắp mọi nơi, treo băng rôn, cờ xí, biểu ngữ với việc toàn bộ hệ thống cán bộ nhà nước cần có một ngày ngồi tĩnh tâm suy nghĩ về hiện tình đất nước, về tương lai con em của chúng ta cũng như về an ninh, chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Người dân vẫn bình thường, giờ chưa thấy gì. Họ đi phát thẻ cử tri rồi nhưng chẳng ai quan tâm. Ở đây cứ đến ngày là một người đi bầu giúp cả mấy người trong nhà ấy mà.
- Hùng, Hà Nội
Nhưng nếu kéo dài tình trạng mọi thông tin bị bưng bít, cả nước luôn chạy theo thành tích thi đua, bằng này cấp nọ nhưng càng thì đua thì càng rệu rã, càng nhiều bằng cấp thì càng mắc cỡ với với quốc tế và khu vực như đang thấy thì nên xem lại.
Một bạn trẻ khác tên Hùng, sống ở quận Long Biên, Hà Nội, chia sẻ thêm: “Người dân vẫn bình thường, giờ chưa thấy gì. Họ đi phát thẻ cử tri rồi nhưng chẳng ai quan tâm. Ở đây cứ đến ngày là một người đi bầu giúp cả mấy người trong nhà ấy mà.”
Theo Hùng, một cuộc bầu cử thành công phải là một cuộc bầu cử mà nhân dân háo hức trông đợi và ứng viên hồi hộp chờ kết quả từ cử tri. Ngược lại, một cuộc bầu cử mà cử tri và hội đồng bầu cử quá biết nhau, hay nói cách khác là cùng một giuộc thì e rằng khó có thể hi vọng gì tốt đẹp trong tương lai. Nhưng dù sao anh cũng sẽ đi bầu. Bởi anh không muốn lá phiếu của anh bị một ai đó gạch thế. Cho dù có gạch thế hay không thì kết quả bầu cử vẫn là một sự gì đó rất khó nói.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

“Người việt nam hèn hạ” - Một đoản văn làm sôi mạng xã hội



miệng cán ngố La Thăng có đinh có thép nhai cá nhiệm độc Formosa chắc không hề gì...

“Người việt nam hèn hạ” - Một đoản văn làm sôi mạng xã hội

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-05-21
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Han-Phan-622.jpg
Tác giả bài viết người việt nam hèn hạ, Cô Hân Phan, sinh năm 1979, tốt nghiệp ngành Luật, đang là Giám đốc của một công ty Truyền thông ở Sài Gòn.
Hình do Cô cung cấp
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Trang mạng xã hội lại một lần nữa dậy sóng bởi bài viết ngắn của một cô gái rất trẻ nói về thực trạng đời sống xã hội cũng như tâm tính, văn hóa, thói quen ứng xử của người Việt Nam mà dưới ánh mắt của cô nó đáng được gọi là hèn hạ cùng với hai chữ Việt Nam không được viết hoa.

Thuyết phục

Bài viết dài nhưng thuyết phục và rất dễ gây tranh cãi nếu người đọc nó với tư duy của những năm tháng mà đất nước được tô đầy những màu hồng rực rỡ. Màu của chiến thắng, màu của lòng tự hào dân tộc, màu của cường điệu và đôi khi tự cho phép vượt cả sự thật để xoa bóp cơ bắp teo tóp của mình về mọi thứ, kể cả lòng nhân đạo và sự tự trọng cần thiết.
Bài viết có tên: “Người việt nam hèn hạ”, bắt đầu bằng một mệnh đề ngắn nhưng với sức mạnh của một trái bộc phá:
“Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa. Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.”
Lần lượt từng vấn đề một, tác giả bảy ra dưới ánh sáng của chiếc đèn giải phẩu. Cô soi rọi những góc ẩn mà không ai muốn nhắc tới. Trước nhất, Hân Phan viết về thế hệ của cô, những người lớn lên 40 năm sau khi đất nước gom vể một mối:
“Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường… trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm.” Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình.” Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường.
Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất.
Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Ðơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân … gia đình nó- nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Ðừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động.”
Đọc tới đây chắc nhiều người trong chúng ta vẫn cho rằng cô gái này đang nói ai đấy chứ không phải mình….nhưng khoan đã, hãy bình tỉnh với những giòng kế tiếp. Tôi chắc rằng trong đó sẽ có chúng ta, kể cả tôi, người đang đọc thật kỹ từng con chữ để mong tìm ra có gì quá đà trong bài viết này không, thế nhưng tôi chỉ thấy mình là một cá nhân trong đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt.
“Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết…
Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?
Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức: Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh… ức hiếp bên dưới.”

Tác giả bài viết này là Hân Phan, cô sinh năm 1979, tốt nghiệp Luật, đang là Giám đốc của 1 cty Truyền thông ở Sài Gòn. Sau một lúc vẽ ra khung cảnh thật đang xảy ra chung quanh mình, tác giả lặng lẽ than thở:

“Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?”

Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân!
DongYenbipha-622
Một cuộc cưỡng chế đập nhà xứ cũ của Đông Yên hồi năm 2014.
Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sài Gòn ngồi vạ vật dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.
Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Ðáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.
Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác! Vì chúng ta lương thiện.
Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.
Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật.
Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.
Tôi đọc tin bọn chủ… lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng.
Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.
Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp… Còn rất nhiều tin.
Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế? Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó.”
Còn văn chương xã hội chủ nghĩa thì sao? Hân Phan không ngại chút nào khi lôi ra từng cuốn sách đóng mốc lên meo của chủ thuyết văn chương phải đạo, hay văn chương than khóc, cho chúng ta nhìn ngắm:
Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc.”
Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa.
– Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.
– Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?
– Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi!
Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.”

Nút thắt của những điều mà tác giả vừa nói phải chăng chỉ do mô hình sai lầm là chủ nghĩa cộng sản hay do sự dung túng, lộng hành và tiếm quyền của người cộng sản? hay do xã hội đang run sợ trước họng súng đến nỗi không còn một phản ứng nào đáng được gọi là con người? Hân Phan thẳng thắn chỉ ra, chỉ một phần thôi, tuy rất lớn, và tất cả người Việt phải nhìn thấy trách nhiệm ấy thuộc về mình, từng người một. Tác giả viết:
“Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi? Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản.
Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản. Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!
Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?
Ngoài sự cấu kết quyền lực-quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa?”
Là một người tốt nghiệp trường luật, Hân Phan hiểu rõ mình đang nói gì khi chứng minh rằng đạo đức hỗ trợ pháp luật trong những ngóc ngách mà pháp luật không thể vói tới. Đạo đức, tiếc thay đã biến dạng thành khuôn mặt tươi cười của ác quỷ.
“Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ, …Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục… thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm?”
Tác giả hỏi mình mà sức mạnh của nó làm cho hầu hết chúng ta phải thổn thức, tác giả viết: “Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không?”
Và bây giờ là chúng ta, tất cả chúng ta, những người có trách nhiệm với ngôi nhà mang tên Việt Nam nhưng đang giương mắt nhìn ngoại bang cấu kết với bọn lãnh đạo làm mất dần đất nước, hay ít ra mất hẳn cái gọi là lòng yêu nước, vốn luôn bị lợi dụng trong các cuộc chiến tranh “thần thánh”.
“Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Ðông,” “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn,”… để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Ðĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?
Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.
Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.”
Hân Phan thố lộ với chúng tôi bài viết đã xuất hiện cách đây nhiều năm, và mỗi lần nó ồn ào trở lại thì một lần gây tranh cãi. Cô cũng có ý định sửa lại nó nhưng sau vài năm sự mong muốn ngày một nhạt dần vì không có một dấu hiệu nào cho thấy một chút hy vọng, dù mong manh có thể thay đổi xã hội và con người Việt Nam.
“Thật ra nếu mà cháu sửa thì cái ý nó sẽ khác đi một chút chứ không phải là sửa từ ngữ, vì bài đó rất dài mà lúc đó còn lãng mạn, còn kỳ vọng nhiều thứ lắm nhưng bây giờ thực sự nó khó làm cho người ta hy vọng. Khi viết thì ý tứ bài đó nó có thể khác đi một chút.”
Khi được hỏi phản ứng của người đọc ra sao trước bài viết nặng ký như vậy, Hân cho biết:
“Trời ơi, người ta khen thì cũng có khen nhưng người ta vào người ta chửi cháu không còn gì hết! Nhưng cháu không có phản hồi ai hết vì những gì muốn nói thì mình đã nói hết rồi. Mình viết bài đó không phải để tranh luận, nếu có người suy nghĩ khác người ta không đồng ý họ chửi mình là thiếu giáo dục, không có tinh thần dân tộc…nhưng cháu nghĩ không cần thiết tranh luận với những người đó. Chuyện người ta nghĩ khác mình thì cũng là chuyện bình thường.
Hơn nữa thực ra cháu nghĩ là mình bị theo dõi lâu rồi, trong inbox hay trong mail cháu vẫn để đó cho họ đọc vì họ càng đọc thì càng thấy mình không có động cơ gì xấu hết mà mình chỉ muốn cho xã hội tốt hơn thôi nên kệ họ. Cháu có rất nhiều bạn bè làm an ninh làm này làm kia nhưng cháu vẫn coi mỗi người một con đường, mỗi người một chí hướng thì họ làm gì họ làm còn mình cũng không có ý nghĩ hằn học hay cái gì cũng đổ cho cộng sản…cho nên cháu không sợ.  Việc gì phải sợ, sợ thì mình đã không viết rồi.”
Đóng bài giới thiệu này lại tôi nhận ra thêm một điều nữa về mình: Suốt cả bài viết mặc dù tác giả không hể viết hoa hai chữ Việt Nam, nhưng tôi lại thiếu can đảm để làm điều ấy. Có một cảm giác mong manh nào đó vẫn thiêng liêng lắm trong tiềm thức của tôi mặc dù biết rằng chính mình không xứng đáng để viết hoa hai chữ Việt Nam nữa.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Chủ nghĩa xã hội dẫn tới sự diệt vong của dân tộc


Chủ nghĩa xã hội dẫn tới sự diệt vong của dân tộc

Nguyễn Thị Từ Huy
2016-05-20
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg4923735.jpg
Cử tri bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở Hà Nội vào ngày 22 tháng 5 năm 2011.
AFP photo
Có thể bài viết này (cũng như nhiều bài khác) của tôi sẽ bị luật pháp của chính quyền đảng trị sử dụng để buộc tội cho tôi theo một trong các điều 79, 88, 258. Nhưng như thế thì nực cười lắm, vì tôi chỉ làm công việc phân tích, tôi (cũng như nhiều tù nhân chính trị và các nhà hoạt động dân chủ khác) không thể nào lật đổ chính quyền được. Chúng tôi không có cách gì để lật đổ chính quyền. Muốn buộc tội chúng tôi trước hết phải đưa bà Nguyễn Thị Kim Ngân và Quốc hội 13 ra tòa và buộc tội họ rồi đưa họ vào nhà tù, bởi vì chính bà Chủ tịch Quốc hội và Quốc hội 13 mới là những người đã thực sự lật đổ chính quyền để lập nên một chính quyền mới.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân nếu còn lãnh đạo Quốc hội 14, đề nghị bà nên đổi danh xưng « Hiến pháp » thành ra « Đảng pháp » và « Pháp luật » thành ra « Đảng luật », và bà chỉ nên thề trung thành với Đảng thôi, như thế thì bà sẽ tránh được việc phải trở nên dối trá, tránh được việc lời thề của bà trở thành « lời thề cá chết » (Việt Nam có câu ngạn ngữ : « thề cá trê chui ống », nhưng trong những ngày biển bị đầu độc này, nó sẽ được thay thế bằng ngạn ngữ đương đại : « lời thề cá chết »).
Tuy nhiên, dù các bài viết của tôi sẽ khiến tôi phải chịu tai nạn giao thông do các ông bà dàn dựng (như dư luận vẫn lan truyền), hay phải bị tạt a xít bởi những người chẳng có thù oán gì với tôi, hay bị hành hung bởi những « côn đồ » chẳng hề biết gì về tôi, hay bị chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc bắt bỏ tù, hay bị thủ tiêu bí mật, thì tôi vẫn cứ viết.
Bởi vì tình thế lúc này là : dù tôi có viết hay không thì dân tộc này cũng đang trên đường diệt vong. Dù tôi có viết hay không thì mẹ tôi, họ hàng và người thân của tôi, các cháu tôi, những người đồng bào của tôi vẫn đang hàng ngày ăn muối được lấy lên từ biển đã bị đầu độc, có thể ăn nước mắm được làm ra từ cá đã bị đầu độc... Nghĩa là hàng ngày người Việt Nam đang tích tụ chất độc vào người.
TPP hay hợp tác quân sự Việt-Mỹ không thể cứu dân tộc Việt Nam khỏi con đường diệt vong. Bởi vì với một chính quyền lệ thuộc Trung Quốc, với cách xử lý hiện nay mà tất cả chúng ta đang chứng kiến, chất độc sẽ còn tiếp tục, dưới các hình thức khác nhau, được rải trên xứ sở này. Chuyến thăm của Tổng thống Obama có thể giúp chính quyền Việt Nam giải quyết một vài khó khăn để chính quyền và đảng có thể tiếp tục tồn tại. Nhưng đó là sự tồn tại của đảng cộng sản và chính quyền cộng sản, còn đối với dân tộc Việt Nam thì chỉ có một con đường chết.
Dù GDP có tăng, dù có mở rộng các hợp tác, có thu hút đầu tư nước ngoài, có giải quyết được tạm thời các khó khăn kinh tế (điều này hoàn toàn không có gì chắc chắn) thì VN cũng không tránh khỏi bị hủy diệt bởi các đe dọa về môi trường đang trở thành hiện thực. Nếu vụ cá chết ở miền Trung vừa rồi chỉ là dấu hiệu của một cuộc chiến tranh chất độc, thì cuộc chiến đó đang còn tiếp diễn trong lặng lẽ, trong sự im lặng đồng lõa của chính quyền Việt Nam. Có nghĩa là người dân Việt Nam đang được chuẩn bị để chết một cái chết từ từ. Điều này tôi chỉ nhắc lại phân tích của những người khác, những người đã nói ra điều đó trước tôi từ lâu. Có lẽ đấy là lý do khiến Trần Huỳnh Duy Thức chọn cách tuyệt thực đến chết để đòi quyền bầu cử tự do cho người dân, bởi vì anh ấy biết rằng đằng nào cả dân tộc này cũng sẽ bị hủy diệt. Vậy chết ngay bây giờ hay chết sau vài tháng, vài năm nữa, thì có gì khác nhau ?
Biển đã chết, rừng đã chết, đồng bằng đã và đang chết, những dòng sông đã và đang chết… vậy có cách gì cưỡng lại được sự diệt vong ?
Chỉ có một cách thôi: dân chủ hóa bộ máy chính trị, chọn được những người lãnh đạo hoàn toàn không có quan hệ với Trung Quốc, chấp nhận một số thiệt thòi trước mắt (nhưng những thiệt thòi đó chẳng đáng bao nhiêu so với sự mất mát khủng khiếp trong dài hạn), thay đổi toàn bộ bộ máy và phương thức quản lý, làm trong sạch toàn bộ hệ thống hành chính. Những điều này guồng máy lãnh đạo đương nhiệm đang tỏ ra cho người dân thấy rằng họ KHÔNG THỂ thực hiện. Có lẽ một trong các lý do là, đối với họ, không chỉ là tay nhúng chàm, mà chàm đã ăn tận não bộ.
Nếu không dân chủ hóa được cơ chế chính trị thì Việt Nam chỉ có một cái đích : cả dân tộc bị hủy diệt từ từ.
Chủ nghĩa xã hội sẽ dẫn chúng ta tới đâu ? Câu hỏi này, trong một số bài viết trước đây tôi có đặt ra, nhưng, cũng như tất cả mọi người, tôi chưa tìm thấy câu trả lời.
Giờ đây, trong đầu tôi, câu trả lời đã rất rõ rệt : chủ nghĩa xã hội dẫn tới sự diệt vong của dân tộc.
Paris, 20/5/2016




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured post

Donald Trump 2024 presidential campaign

  Donald Trump , the  45th   President of the United States , announced his re-election campaign and candidacy for a non-consecutive second ...

Popular Posts