X


TT Mỹ Trump viết lời ủng hộ người VN biểu tình chống bọn CSVN Đừng sợ bọn qủi dữ



Wednesday, 31 August 2016

Bài viết quá hay , nên xem để biết trong xả hội VN và thế giới như thế nào.


---------- Forwarded message ----------
From: Hoa Nguyen <
Date: Monday, August 29, 2016
Subject: Fwd: Fw: Fwd: Vì sao nguoi Viêt Quôc Nôi lai dua nhau "tháo chay" ?
To:


---------- Forwarded message ----------
From: huong hoa <
Date: 2016-08-29 7:09 GMT-07:00
Subject: Fwd: Fw: Fwd: Vì sao nguoi Viêt Quôc Nôi lai dua nhau "tháo chay" ?
To:


Bài viết quá hay , nên xem để biết trong xả hội VN và thế giới như thế nào.

Vì sao người Việt Quốc Nội lại đua nhau
"tháo chạy" khỏi thiên đường Cộng Sản?

Tin mới nhất từ các cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam, số người Việt đăng ký xin visa tăng kỷ lục, một làn sóng tháo chạy khỏi thiên đường Cộng Sản đã bắt đầu? Ngày 23 tháng 8 trước lãnh sự quán Czech tại Hà Nội đã có tới hàng ngàn người giành giật để tìm đường vào xin thị thực. Vì sao một thế giới được quảng bá là thiên đường lại có nhiều người muốn bỏ đi như vậy?

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=926836&stc=1&d=1472016483

Cảnh làm hộ chiếu tại Việt Nam, hàng vạn người đang lo lắng không biết khi nào tới lượt.

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=926837&stc=1&d=1472016483

Mưa tầm tã nhưng có vài ngàn người tranh giành đường vào lãnh sự Czech để "tháo chạy" khỏi thiên đường Việt Cộng

Chuyện của Mỹ Lệ

"Là một người mẹ không ai muốn xa con, nhất là khi con mới hơn 10 tuổi. Nhưng, chỉ có cách đó, tôi mới bảo vệ được con mình, khi người dân đang đầu độc nhau như thế…", Mỹ Lệ nói.

- Là một ca sĩ nổi tiếng, Mỹ Lệ gác sự nghiệp sang một bên, dốc sức chăm lo cho chồng và các con. Chị cũng được biết đến là một người mẹ khá nghiêm khắc trong việc nuôi dạy con cái theo cách của một người mẹ truyền thống.

Hai con gái của chị đã trên 10 tuổi, gia đình chị quyết định cho con qua Đức học. Để rồi mỗi năm, chị sẽ sang ở với các con một khoảng thời gian nhất định. Lý do của việc cho con đi sớm, chị ngắn gọn: "Để bảo vệ con".
Đưa con đi để tránh sự "đầu độc"

* Khi phụ nữ vào bếp, thế giới khép lại. Phải thế không nhỉ?

- Ngược lại ấy chứ. Nhất là ở Việt Nam. Giờ vào bếp, thế giới mở ra với những sự thật rất hãi hùng.

Bạn vào bếp chăm sóc cho gia đình cái ăn từng bữa, bạn sẽ hiểu việc ăn uống không phải là thứ có thể qua loa thế nào cũng được. Nhất là giờ đây, thị trường thực phẩm của Việt Nam đã không còn niềm tin. Gia đình bạn, con bạn sẽ bị đầu độc bất cứ lúc nào. Và đầu độc từ từ.

Đó là lý do tôi phải đưa con qua nước ngoài học, để bảo vệ con mình. Chúng sống bên Việt Nam, ăn uống tội quá. Với tình hình thực phẩm kinh khủng như ở Việt Nam thì lũ trẻ sẽ có nguy cơ bị đầu độc từ từ.

Các con mới có 11 tuổi, qua sớm thì cũng tội chúng lắm nhưng ở Việt Nam còn tội hơn. Đồ ăn thức uống không đảm bảo, các con không đủ sức khoẻ, sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các con.

Ung thư là thứ làm tôi ám ảnh và sợ. Thật kinh khủng. Căn bệnh đó có thể gõ cửa từng nhà nếu như đồng loại vẫn cứ đầu độc nhau bằng cái ăn cái uống như thế này.

Người ta bảo người Việt hay "sính ngoại", và luôn thường trực quan niệm: Cái gì ở nước ngoài cũng tốt hơn xứ ta…

- Người Việt sính ngoại là có. Còn cái gì ở nước ngoài cũng tốt hơn nước ta thì không hẳn. Nhưng đa phần là hơn. Đặc biệt là thực phẩm sạch. Thế nên, trẻ em nước ngoài, đặc biệt là các nước châu Âu, phát triển bình thường, khoẻ mạnh.

Gia đình tôi hầu như hạn chế sử dụng thực phẩm trong nước, kể cả các nước lân cận mà nhất là Trung Quốc. Ở Đức, ăn gì cũng không phải lo. Uống nước từ vòi nước công cộng cũng không phải lo.

Chồng tôi vài tháng lại qua Đức, mỗi lần đi, anh mang từ Đức về; trái cây, cá, đồ dùng, mỹ phẩm. Đức là đất nước mà vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như sản phẩm tiêu dùng đứng hàng đầu thế giới, không cần nghi ngờ.

Một số thứ chúng tôi dùng đồ Việt Nam như thịt, rau và gia vị.

Hải sản, trước đây khi chưa xảy ra sự kiện Formosa đầu độc biển miền Trung, tháng nào bà ngoại và mấy dì cũng gửi một thùng cá, mực sạch từ biển Quảng Bình.

Tôi ít ăn đồ hải sản ở Sài Gòn vì tôi sợ khi chúng về đến Sài Gòn thường phải "ăn" phân đạm để giữ tươi lâu, nhất là mực.

Còn những thứ nuôi được thì nỗi sợ dùng thuốc tăng trưởng. Một con heo ngày xưa nuôi 1 năm mới xuất chuồng, giờ chỉ mấy tháng. Các loại cá tôm cũng thế, thu hoạch nhanh chắc chắn sẽ dùng thuốc…

Thế nên, ăn gì bây giờ là cả một vấn đề. Và để đòi hỏi sự an toàn tuyệt đối sẽ không bao giờ có nhưng mình có thể hạn chế được những thứ mà mình biết chắc sẽ gây nguy hại bằng kinh nghiệm của bản thân.

Nhà chị từng trải qua những "bài học đau đớn" với thực phẩm bẩn chưa?

- Chưa. Vì trong gia đình chúng tôi đều cẩn thận trong ăn uống, ít để cái miệng hại cái thân. Nhưng những thông tin trên báo, những câu chuyện thương tâm từ các bệnh viện cũng đã chứng minh tất cả.

Tôi là người rất đa nghi. Và cái gì tôi đã nghi ngờ là tôi ít khi dùng đến. Ví dụ vào một tiệm phở nổi tiếng ở Sài Gòn, tôi ít khi dùng tương đỏ và tương đen, mà chỉ ăn ớt tươi và chanh.

Trong ý thức của tôi không phải đến giờ mới đọc các bài báo tương được làm bẩn như thế nào, tôi cũng có thể biết được mình phải cẩn thận vì hồi nhỏ, trong gia đình mẹ tôi làm ngành dược, đã dạy các con cần ăn gì và nên tránh những thứ gì.

Nhưng chứng kiến thực phẩm bẩn thì nhiều. Tôi thực sự thấy sợ. Ở Huế, có những lò bún làm cạnh chuồng heo. Rau để tươi lâu thì chất bừa trong nhà vệ sinh… Người ta làm mọi cách để có thể sinh lời mà không cần biết đồng loại sẽ ăn phải những thứ gì.

Những người bán họ cũng không nghĩ họ đang làm bẩn, mà họ nghĩ rằng những điều đó là bình thường, điều đó rất tai hại. Tức là, họ xem thường sức khoẻ của người dùng, họ xem việc rau phải tươi, heo phải bán được nhanh là mục đích mà không cần biết ai bệnh ai chết.

Cái ác nó ngấm dần trong hành động thành ý thức khó đổi.

Vậy chị tìm nguồn thực phẩm sạch ở đâu, cho gia đình ở Việt Nam?

- Người ta nói, không biết có những gì đang rình rập chúng ta trong đám rau thịt ngoài chợ. Điều đó không phải không có lý.

Tôi thường chọn các chợ lớn, có nhiều thực phẩm ngon. Từ ngày có vụ Formosa, cá Quảng Bình tôi không thể ăn, nên phải đặt cá Nha Trang hoặc Côn Đảo.

Với các thức ăn như thịt thì dù sao, tôi cũng đặt chút niềm tin vào các siêu thị. Một chút thôi vì vừa rồi báo chí cũng phanh phui một số siêu thị có thực phẩm bẩn.

Rau sạch là cả một vấn đề nan giải, nhất là khi nhà tôi ăn rau nhiều. Dù có mối quen, lấy rau sạch nhưng cũng phập phù lắm.

Hồi bé nhà tôi trồng rau sạch, đầy sâu hoặc rau già. Giờ nhìn đâu cũng thấy rau non, đẹp, tươi mượt. Chẳng ai biết được sau cái sự non đẹp đấy là gì. Thế nên tôi vẫn chọn một phương án là tự trồng ở nhà một số rau sạch nhất định.

Nói chung, tôi chủ động trong việc tìm nguồn thức ăn sạch. Và từ sự nan giải trong tìm kiếm nguồn thức ăn sạch, tôi thấy thương vô cùng sự vô tư của những bà nội trợ, ra chợ cười tươi và mua thực phẩm về, nhiều khi biết bẩn nhưng không còn lựa chọn khác.

Mình cũng qua hơn nửa đời người rồi, thế nào cũng được nhưng con cái còn nhỏ, phải nghĩ đến tương lai của chúng. Thế nên, nghĩ đến chuyện thực phẩm, rồi môi trường như thế, vợ chồng tôi cố gắng làm lụng để cho con được sống ở môi trường khác tốt và an toàn hơn ở những phương diện này.

Chúng ta đang sống trong một xã hội mất căn bản

Là một người đã đi nhiều nơi, đến nhiều vùng quê, nhất là những lần đi khảo sát với chồng, một người làm trong ngành dược, chị có nhận xét gì không về việc ăn uống của đồng bào ta?

- Ngay cả bản thân tôi có một chút điều kiện mà còn thấy khó khăn trong vấn đề tìm nguồn thức ăn sạch, thì bạn cứ hỏi những người dân nghèo, nhất là những người nghèo ở thành thị, họ đang chịu đựng những gì?

Ở nông thôn thì đỡ hơn vì dẫu sao nhiều nhà cũng tự trồng được rau, nuôi được gà, được cá để ăn. Tuy nhiên, rất nhiều hộ nông dân trồng rau bán, cái ngạc nhiên là họ biết loại nào độc loại nào không, cái độc thì đem đi bán cho đồng loại.

Chung quy lại, đồng bào ăn phải thức ăn bẩn cũng là do những người đồng bào gần gũi mang lại. Lòng tham đã tạo ra cái ác, và huỷ hoại rất nhiều thứ của con người.

Nói thì hơi tiêu cực, nhưng giờ đúng là khó mà đòi hỏi đạo đức ở đất nước mình được. Ngắn gọn nhất: Giá trị về đạo đức và lòng tự trọng đã bị đánh mất rất nhiều. Không quan tâm đến sức khoẻ và tính mạng của người khác là kết quả lớn nhất của việc đánh mất đạo đức.

Câu chuyện đạo đức, hình như dài và hơi nhiều. Và "biết rồi khổ lắm"!

- Nói ra mà đau. Những giá trị đạo đức tốt đẹp không phải là hao hụt mà là đang bay vụt. Những người có trách nhiệm với sinh mệnh, sức khoẻ của đồng bào, có được bao nhiêu người suy nghĩ về vấn đề này?

Nếu họ suy nghĩ và hành động, thì thị trường thực phẩm không bị nhiễu loạn và nhuốm bẩn đến như thế.

Những người dân bé nhỏ, những người thiếu học, không đủ nhận thức, thì làm sao đòi hỏi họ phải có trách nhiệm với người khác khi mà những tấm gương cho họ soi thì lại là những kẻ tham lam?

Dĩ nhiên mình không thể đánh đồng được hết nhưng đa phần hiện nay, người Việt chỉ nghĩ đến cái lợi của bản thân mình mà không nghĩ cho người khác; chỉ nghĩ đến cái trước mắt mà không biết con cháu mình sẽ phải gánh chịu những hậu quả gì do chính bản thân cha anh chúng gây ra.

Giờ đi trách nông dân vì sao ác độc với đồng loại, tôi cũng nói thẳng, những cái ác độc đó cũng chưa nhằm nhò gì với những cái ác độc khác.

Cái nghèo có đáng để đổ tội không, khi mà tham lam cũng là cách thoát nghèo nhanh nhất?

- Không. Mấy ông quan chức thì đâu có nghèo nhưng vẫn có một số người tham lam. Lòng tham là vô đáy. Nhất là lòng tham của những người được sinh ra và mưu lợi từ một xã hội đang có dấu hiệu mất căn bản.

Khi lòng tham là mục đích và sự hãnh tiến là động cơ, thì cái ác đã được cài đặt sẵn trong hành trình. Khái niệm "ăn học để thành người" hôm nay không còn nguyên ý nghĩa, thay vào đó là "ăn học để làm ông này bà nọ".

Ông này bà nọ để mà "một người làm quan cả họ được hưởng". Thực tế cũng chứng minh điều đó, và khá nhiều họ "được hưởng". Sợ nhất là xảy ra hiện tượng "Mạnh ai nấy đục mạnh ai nấy khoét", và không nghĩ đến chuyện bảo vệ quyền lợi cho người khác.

Xã hội nào cũng vậy, khi mà người quản lý chỉ để nhận nhiều mà không nghĩ cách làm sao để cho mai sau và vì mai sau, thì những người dân độc ác với đồng loại cũng là điều dễ hiểu.

Ai cũng nói thế. Nhưng "cái căn bản" nên được hiểu là gì, để giờ ta ngồi đây và nhận xét là nó đã mất?

- Những gì cha ông để lại đã bị người đời sau làm cho méo mó lệch lạc. Cách đối xử với thiên nhiên, với con người ở ta không còn quy chuẩn, mạnh ai nấy sống, mạnh ai nấy đạp.

Ở châu Âu, giá trị con người được đề cao. Họ tự tôn, tự trọng, biết nghĩ cho người khác, chấp hành pháp luật nghiêm minh.

Giờ ở ta, mở báo ra là cứ thấy người này khoe xe, người kia khoe của. Rồi lấy xe, lấy của đi lừa người khác như cái lũ bán hàng đa cấp.

Giới showbiz nổi nhất của việc khoe giàu khoe sang, khoe cặp được ông này, cướp chồng bà nọ để có tiền sống xa hoa. Có thấy mấy ai nói về lao động vất vả vinh quang, kiếm tiền trên mồ hôi nước mắt đâu?

Con trai thì đi tập gym để body cho đẹp, lượn lờ trong các phòng gym kiếm đại gia. Con gái thì phải đẹp để kiếm tiền, không đẹp tự nhiên được cũng phải sửa cho thật đẹp, đi thi hoa hậu, dấn thân vào showbiz, để cặp được với kẻ lắm tiền nhiều của.

Họ đâu nghĩ đến chuyện học hành để làm một việc gì có giá trị? Giờ nhiều cô bé nghĩ đến việc không cần học hành gì, cứ đẹp là sẽ giàu, sẽ đổi đời.

Xã hội vốn đã mất mát căn bản, nay thêm những kẻ như thế, nó thành lệch lạc, quái dị.

Xã hội nào cũng có những người thế mà. Từng đi nhiều nước và sống ở nước ngoài, chị lý giải rõ hơn chút nữa, cái "căn bản" theo trải nghiệm của chị?

- Tôi qua Đức 2 tháng ở với con, bạn biết tôi cực nhất là việc gì không? Đó chính là đi đổ rác. Rác phải phân ra các thùng khác nhau theo từng loại, phải để vào túi giấy, không được để vào túi nilon, cho vào thùng rác.

Người dân phải phân biệt rác sẵn ở các thùng. Chỉ cần sai một phát là bị phạt ngay. Rác của mình thôi nhưng khi chia cũng phải tự làm để người gom rác đưa vào đúng nơi xử lý rác.

Họ chia ngày ra, ngày nào đến lấy rác thức ăn, ngày nào đến lấy rác nhựa, ngày nào đến lấy rác là lá cây, cỏ trong vườn… Người dân tự nguyện đưa rác ra đúng ngày, đúng giờ.

Mình thì sao? Mạnh ai nấy xả, túi nilon, kim tiêm, bao cao su đã dùng…tất cả gom hết vào. Nhà máy xử lý rác cũng chưa có, rồi cất giấu chôn vùi đâu đó.

Hoặc mạnh ai nấy nhét xuống cống. Ai lãnh? Chính chúng ta và hậu quả để lại trên đầu con cháu chúng ta.

Một xã hội ngăn nắp, tôn ti trật tự từ cái cọng rác thì hỏi sao mà con người ở đó không phát triển một cách lành mạnh?

Ở xã hội mà chai nước ngọt uống xong, bạn cho vào máy đổi lấy mấy cent tiền chai, trong khi ở mình, mạnh ai thì vứt toẹt ra đường, nhét xuống cống. Có thùng rác đấy, cũng chẳng thèm vứt vào.

Chúng ta hay so sánh Việt Nam với các nước tiên tiến mà không hiểu sao họ lại sạch hơn ta, họ lại văn minh hơn ta, đấy, là từ những cái căn bản của họ ở những điều nhỏ nhất. Con người đã sống có ý thức như thế, thì tương lai hay hiện tại đều theo một nếp.

Làm ơn nghĩ đến con cháu

* Đồng ý là từ cọng rác, ở ta, mạnh ai nấy vứt, mạnh ai nấy đổ. Chẳng có gì để bắt để phạt được sự "hãm hại" môi trường và sự ngược đãi các công trình công cộng. Và cũng chưa có gì để cấm người ta đầu độc đồng bào vì thực phẩm bẩn!

- Thì bởi thế, sống hôm nay, không cần biết ngày mai là gì. Không biết con cháu mình sẽ sống thế nào ngoài việc nghĩ sao có nhiều tiền để lại cho chúng. Sức khoẻ, môi trường, không phải cứ có tiền là mua được đâu.

Các nước văn minh người ta giáo dục cho công dân mỗi người phải ý thức với môi trường. Bên này tôi trả tiền nước thải lớn hơn tiền nước sinh hoạt. Vì nước thải họ phải xử lý nên phải trả phí cao hơn nước sinh hoạt.

Ở bên này, chim có làm tổ trong nhà anh cũng không được sờ đến. Khi đi câu cá, gặp con cá nhỏ phải trả về cho thiên nhiên để chúng lớn và sinh sản. Chim muông hoang dã bơi lội đầy không ai được đụng đến.

Cây trong vườn nhà mình, muốn đốn một cành cũng phải xin phép, phải làm đơn. Bạn có thể thấy những cánh rừng mênh mông của họ, từ nơi này đến nơi khác nhưng bạn cứ thử đụng vào một cành cây, bạn có thể phải ngồi tù.

Ở ta thì sao? To nhỏ ăn tất. Lấy của thiên nhiên không trừ một thứ gì. Chặt, phá, săn, bắt, cái gì cũng có thể đưa lên bàn nhậu.

* Một xã hội không có căn bản thì con người ta trở nên nhỏ bé và tội nghiệp!

- Con người hiện nay có xu hướng đánh mất căn bản, mất giá trị cốt lõi từ những việc tưởng như rất nhỏ, rất đơn giản. Nhỏ như cọng rác, đơn giản như mua mớ rau ngoài chợ.

Giờ này nhiều người còn hão huyền không nhận ra những giá trị thật. Mất từ người lớn đến trẻ em, từ thầy đến trò, từ bác sĩ đến bệnh nhân.

Cá nhân tôi cũng mất. Chúng tôi đâu được dạy về những cách hành xử với môi trường, với con người một cách văn minh từ nhỏ?

Những đứa trẻ được mẹ chở đi học, con uống xong chai nước mẹ quăng thẳng ra đường thì làm sao vun cho con giá trị? Mẹ bán rau bẩn cho người ta còn mình ăn rau sạch, con nhìn thấy điều đó hỏi sao chúng công bằng với nhân loại?

Cái giá phải trả cho điều đó họ không nhận thấy, cũng chẳng cần chờ đến quả báo đâu, trả ngay tại chỗ, và trả với thế hệ kế cận.

Ông bảo vệ một xưởng may cạnh nhà tôi, mỗi sáng ông quét tất cả rác, trong đó có túi ni lông ra miệng cống và dùng cán chổi luồn túi nilon xuống miệng cống.

Nhìn ông tôi nói luôn: Ngay nhà chú mà chú làm thế, chú làm thế chú hại nhà chú chú hại luôn nhà tôi.Chú hốt đi một cái vào bỏ vào bịch cho người ta lấy chứ sao chú lại làm thế. Rồi ông thôi.

Giờ đi ra đường nhìn các miệng cống, chi chít túi nilon. Con cháu mình sẽ lãnh hết. Trồng rau phun thuốc xuống đất, chẳng cần đến đời sau đâu, uống nước đó vào thì ung thư cũng từ đó mà ra.

* Là công dân "mất căn bản", đi ra nước ngoài chị thấy người ta nhìn nhận mình như thế nào?

- Tôi từng đi Nhật, Thái và nhiều nước. Nhật, Thái, tôi từng nhìn thấy những bảng tiếng Việt như: "Không được ăn cắp", "Không được lấy quá nhiều buffet, lấy nhiều phải ăn hết"…, nhìn thấy cảnh đó cũng nhục lắm.

Nhưng làm người Việt đi ra nước ngoài, lơ ngơ cái là mất tiền thôi. Thử ném cái chai xuống đường hay ném cọng rác xuống đường đi? Thử nhảy vào bẻ hoa xem nào?

Trẻ con nước người ta biết đi là biết học ý thức. Người nhà mình tận khi trưởng thành ra nước ngoài để trả phí cho bài học ý thức, cứ nghĩ nước người ta không có cảnh sát đứng ngoài đường thì muốn làm gì cũng được. Đau hơn là lạc loài trong một xã hội tiến bộ.

Có lẽ một xã hội thế nào thì hãy nên nhìn nếp sống chốn công cộng, nhất là ngoài đường và ngoài chợ. Đường nhà mình đang như thế nào, người ta đi lại thế nào và chợ của mình ra sao, người ta bán gì ở đó cho đồng loại, mọi người tự hiểu.

* Một ngày nào đó khi con chị lớn, chị sẽ nói cho con lý do mà chị cho con xa mẹ sớm như thế chứ?

- Phải nói, để con có ý thức hơn trong việc đấu tranh bảo vệ đồng loại.

Các con ra nước ngoài học, ở cái giai đoạn tuổi đời đẹp nhất, nhận thức bắt đầu phát triển, thì nó sẽ lãnh hội được những điều văn minh từ những nước văn minh.

Giờ mình ngồi kêu ca cũng chẳng giải quyết được gì cả. Hãy bắt đầu từ những đứa trẻ và có trách nhiệm với chúng để có một thế hệ mới tốt đẹp.








__._,_.___

Posted by: "San Le D.

Sunday, 28 August 2016

Đôi Điều Cần Biết Về Donald Trump:




 


Đôi Điều Cần Biết Về Donald Trump:
Sơ lược tiểu sử
tka23 post
1. Xuất thân:
 Ông có tất cả 5 anh chị em: chị đầu là Maryanne (sinh 1937) hiện là thẩm phán của toà phúc thẩm liên bang Vùng 3 Hoa Kỳ và chị Elizabeth, anh trai là Fred Jr. (1938-1981) chết vì bệnh nghiện rượu, Donald Trump là con thứ tư, ông còn có người em trai Robert (sinh 1948). Mẹ ông, bà Mary Anne (1912-2000) là người gốc Scottland di dân đến Mỹ năm 1930, một nhà từ thiện và nội trợ; cha ông
,Image result for maryanne trump Maryanne

 Fred Trump (1905-1999) là người gốc Đức, một nhà phát triển xây dựng bất động sản. Gia đình ông có căn nhà hai tầng ở Wareham Place trong Jamaica Estate .Image result for fred trump
 Ở đó cha ông là thành viên của Hội Đồng Ủy Thác tại Kew Forest. Trump học trường The Kew-Forest.
2. Học hành:
Theo lời cha ông khi còn bé Donald là cậu bé cộc cằn, khó bảo nên ông gửi vào Học Viện Quân Sự New York (NYMA). Donald học hết trung học tại đây, cuối cấp, ông mang  cấp đại úy của thiếu sinh quân. Khi được phỏng vấn (2015) ông trả lời rằng ở NYMA ông được rèn luyện về mặt quân sự nhiều hơn rất nhiều người trực tiếp nhập ngũ. Ông tiếp tục học ở Đại học Fordham hai năm, ở Phân khoa kinh doanh Wharton nghiên cứu về bất động sản- Đại học Pennsylvania; vừa học ông vừa làm việc tại công ty của cha mình: Elizabeth Trump & Son. Donald Trump tốt nghiệp với bằng cử nhân kinh tế năm 1968.
3. Đời sống cá nhân và gia đình:
Ông có ba đời vợ và họ đều là người mẫu. Người vợ thứ nhất là người mẫuImage result for Ivana Zelníckova Ivana Zelníckova. Họ có ba người con gồm hai trai: Donald Jr. (1977), Eric (1984), và con gái Ivanka (1981). Ivana được Trump bảo lãnh và nhập quốc tịch HK 1988. Donald Trump ngày càng được báo giới chú ý, tên ông xuất hiện nhiều trên báo Spy Magazine. Ivana tham gia vào một số công trình điạ ốc của Trump Organization, Phó Chủ tịch Thiết kế Nội thất (Interior Design), sau cùng là Chủ tịch Atlantic City Castle casino resort and the Plaza hotel. Cuộc đời thường không phải là tấm thảm nhung hay luống hoa hồng, Trump cũng trải qua thăng trầm trong sự nghiệp vật chất cũng như đời sống tình cảm gia đình. Có lần ông trần tình là vợ chồng quá bận rộn chúi mũi vào việc làm ăn và ít có thời gian cho nhau. Trong lúc làm ăn sa sút, nợ nần chồng chất thì cũng là lúc hôn nhân rạn nứt dẫn đến kết cục là ly hôn năm 1991. Hai người vẫn có quan hệ tốt với nhau cho đến bây giờ. Bà nói: “Chúng tôi nói chuyện trước cũng như sau khi xuất hiện trước công chúng và ông tham khảo ý kiến của tôi”. Theo thường thuật của the Post, bà Ivana bảo ông Trump “nên dịu giọng” mặc dù bà nói”Donald không thể dịu giọng được”, “Ông là người nói thẳng. Ông nói sự như sự, thấy sao nói vậy…, ông không phải chính trị gia. Ông là người làm kinh tế. Ông biết ông nói gì. Ông có thể thao thao cả giờ mà không cần ghi chú nào”. Và cũng trong bài báo bà đồng ý với chính sách di dân của Trump: “Và tôi cũng là người di dân”. 
vợ thứ hai là người mẫu diễn viênImage result for Marla Maples Marla Mapples. Hai người kết hôn và sinh một người con gái, Tiffany trong cùng năm 1993, sau đó lại ly thân 1977 và ly dị 1999.
Đến năm 2005 ông cưới cô người mẫu thứ ba gốc Slovakia ,Image result for Melania Knauss Melania Knauss. Cô nhập quốc tịch 2005 và sinh cho Donald Trump một cậu con trai út tên là Barron William Trump.
Image result for trump family
 Hiện nay ông có 8 người cháu: 5 cháu nội con của Donald Jr. và 3 cháu ngoại con của Ivanka. Tất cả 5 đứa con của ông đều được ông dạy dỗ nên người, trưởng thành có tư cách, tác phong tốt, có tình thần tháo vác và trách nhiệm và là thành viên nòng cốt của Trump Organizaton đang hoạt động vững vàng.
4. Sự nghiệp kinh doanh và sự thành công của Trump:
Trump Organization:
Từ nhỏ ông đã theo cha trong các công trình xây dựng và học được rất nhiều về giá trị công việc và tiền bạc, giá trị sáng tạo trong xây dựng và tinh thần trách nhiệm cũng như giá trị lao động và quan hệ với công nhân. Lớn lên, ông rất đam mê xây dựng. Với tài sản ban đầu 200.000 USD (tương đương chừng 1.000.000 USD vào năm 2016), sau khi thôi học, ông bắt đầu sự nghiệp tại công ty bất động sản của cha mình. Từ đó, tích cực làm việc không ngừng phát triển sự nghiệp kinh doanh, mua bán bất động sản và xây dựng chung cư, khách sạn, cao ốc, sân golf… Nhờ có cái nhìn trước thời cuộc và giá trị tiềm ẩn của bất động sản ông đã đầu tư thành công, biến những nơi hoang tàn, đổ nát, cũ kỹ trở thành hữu dụng, có giá trị phục vụ dân sinh gấp bội. Ông nổi tiếng là trùm điạ ốc chẳng những ở trong nước và tiếng tăm nhiều người biết đến khắp thế giới.
 Cho đến nay, The Trump Organization do ông và ba đứa con lớn là Donald Trump Jr, Evanka và Iric Trump làm chủ và điều hành. Cơ sở mang tên ông, cũng như thương hiệu cho thuê và tầm hoạt động chẳng những ở khắp các thành phố trong nước và còn mở rộng nhiều nơi trên thế giới như Scotland, Dubai, Vecouver, Istanbul, Toronto. Seoul, Panama, Mexico, Dominican Republic, Philipine, Mumbai… Bản chất thương trường là cạnh tranh, càng lớn mức độ cạnh tranh càng khốc liệt, và đã cạnh tranh thì không tránh khỏi bên hơn bên thiệt có khi trơn tru nhưng cũng có khi khúc mắc, xung đột và việc kiện tụng nhau khó mà tránh khỏi. Chính vì vậy mà có luật lệ hàng khối và luật sư, toà án mới có công ăn việc làm. Ông đã từng bị kiện và ông cũng từng kiện người khác. Hoa Kỳ là xứ sở của luật pháp, mọi mâu thuẫn đều được giải quyết mang lại công bằng cho mọi người. Mọi việc có luật pháp lo và Trump cũng không ngồi trên pháp luật; nếu bị thua kiện ông cũng phải bồi thường, nếu thắng thì dĩ nhiên ông được có lợi như người khác.
Thể thao:
Tuy không nhiều nhưng ông cũng đã dạo qua cả business Football và boxing. Năm1983 ông mua qua bán lại câu lạc bộ New Jersey Generals, cố vấn đầu tư, và từng làm cố vấn tài chánh cho Mike Tyson và đầu tư vào cuộc thi sắc đẹp…Image result for trump mike tyson
Hoạt động giải trí:
Ông là ứng cử viên giải Emmy; là chủ đề của nhiều danh hài,họa sĩ hoạt hình, tranh biếm họa on line; có chương trình radio của riêng ông (Trumped); từng xuất hiện trong một tập phim TV Sex and the City qua vai khách mời, là thành viên của Screen Actors Guild… (danh mục phim và các chương trình TV ông tham gia có link dưới đây)
Sân Golf
Cơ sở Trump Organization điều hành nhiều sân golf khắp nơi trong nước và quanh thế giới. Số lượng sân golf trực thuộc và bảo trì chừng 18 và doanh thu khoản 382 triệu vào năm 2015. Năm 2006 công trình sân golf dưỡng sinh ở Scottland đã đụng phải làn sóng phản đối của dân địa phương. Công trình dự phỏng tạo 6000 công việc, nhưng rồi cuối cùng chỉ tạo được 200 việc làm. Vào mùa hè 2014 Cơ sở Trump đã mua khách sạn Temberry và khu golf dưỡng sinh Ayrhire ở Scottland. Tháng Sáu đến cuối năm 2015 cơ sở Trump bất thành trong việc ngăn chặn công trình sản xuất điện nhờ sức gió xa bờ biển trong tầm nhìn của sân góp dưỡng sinh sau khi Toà án tối cao của Vương quốc Anh hủy bỏ vụ kháng cáo.
Tuyển Hoa hậu
Ông có chân trong toàn bộ chương trình Miss Universe, Miss USA và Miss Teen USA cho đến 2015. Năm 2002 Trump không hài lòng với cách phân chia thời biểu cho chương trình, ông chuyển sang đài NBC. Năm 2006, ông thắng kiện 5 triệu USD. vì Rosie O’Donnell đã chỉ trích làm ảnh hưởng uy tín của ông khi ông vẫn trao vương miện cho cô hoa hậu Tara Conner khi cô bị tìm thấy có chất cocain trong người với lý do cho cô thêm cơ hội. Vào năm 2015, đài NBC và Univision (Latino American) cả hai chấm dứt làm ăn với ông Trump sau khi ông tuyên bố tranh cử TT và đã phát biểu quan điểm của ông về di dân lậu mà họ cho rằng kỳ thị dân Mễ. Sau đó ông đã kiện Univision và đòi bồi thường 500 triệu USD với cáo buộc rằng Univision đã phá vỡ hợp đồng và làm tổn hại danh dự. Ông khẳng định lời nói của ông không có gì thay đổi với lập trường chắc chắn của ông từ nhiều năm về di dân lậu đã mang rất nhiều phiền toái cho đất nước vì không có kiểm tra. Tháng 11 cùng năm, ông tuyên bố ông trở thành chủ sở hữu chương trình Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universal Organization) bỡi ông đã mua cổ phần của NBC và ông đã dàn xếp vụ kiện nhưng không rõ đã đến đâu. Sau đó ông đã bán cổ phần cho WME/IMG. Còn về vụ kiện Univision 500 triệu USD đã được dàn xếp vào tháng 2 năm 2016 nhưng không được tiết lộ.
The Apprentic (Chương trình Người Tập Sự):
Năm 2003 làm giám đốc sản xuất MC của chương trình The Apprentic (Người Tập Sự) trên đài NBC. Ở đây câu nói người ta thường nhắc đến khi nhắc đến tên ông: “Bạn đã bị sa thải!” (You are fired!) rất gãy gọn, nói lên thái độ dứt khoát của một lãnh đạo chương trình. Đối phương thường mang ra chỉ trích là vô tình… Ông đã thành công và kiếm được từ 50 nghìn dollars mỗi tập lúc ban đầu và lên dần đến 3 triệu, đến 213.605.575 USD trong mùa dẫn chương trình. Năm 2007 ông được gắn sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Cùng thời ông cộng tác với nhà sản xuất truyền hình Mark Burnett và được mời làm MC cho chương trình The Celebrity Apprentic, Trump thường xuất hiện trên màn ảnh TV trong việc quyết định ai là người thắng cuộc và ai là người bị sa thải.
 Khoảng cuối tháng 2 – 2015 ông tuyên bố chưa sẵn sàng ký tiếp hợp đồng cho mùa tới vì có thể ông sẽ ứng cử Tổng Thống. Đến khoảng cuối tháng 6 năm đó NBC Universal và ông Trump chấm dứt mối quan hệ sau khi dư luận phản đối đề nghị về di dân trong bi phát biểu cûa ông.
Tác giả:
Ông là tác giả của rất nhiều sách, có thể xem danh mục (vì dài nên xin để cuối bài): (ai không biết thì nhờ con cháu bấm vào tất cả các link trong bài này và nhờ chúng giải thích)
Danh mục nhiều phim và TV shows: Quí vị nên xem qua (vì dài qúa không tiện kể ở đây)
Các Giải thưởng:
Ông đạt được rất nhiều giải thưởng. Danh mục được kê ở cuối bài (vì dài không tiện kể ở đây)
Đảng phái chính trị:
Ông đã mấy lần thay đổi, trước 1987 chưa rõ; ông bắt đầu ủng hộ Ronald Regan đảng Cộng Hòa cuối thập niên 70. Từ 1987 – 1999. Sau đó chuyển sang đảng Cải Cách (Reform Party) trong ba năm và vận động thăm dò ứng viên TT. Ông ta rời đảng vào 2001 vì David Duke, Pat Buchanan và Lenora Fulani dính líu với đảng này. 2001-2009 theo đảng Dân Chủ và lại trở về đảng Cộng Hòa sau khi lên tiếng ủng hộ ứng viên TT John Mc Cain. Vào tháng 12/ 2011 Trump trở ra Độc Lập trong vòng 5 tháng và rồi cuối cùng trở về lại đảng đầu tiên là Cộng Hòa. Như vậy, Trump đảo một vòng và đã tìm thấy đảng mà ông tin tưởng để đóng góp là Cộng Hòa.
5. Đường vào White House:
 Ngày 16/6/2015 ông chính thức tuyên bố tranh cử Tổng thống tại Trump Tower ở New York và từ kinh tế bước thẳng vào chính trường - nơi đầy sóng gió, xôi thịt, vàng thau lẫn lộn, thượng vàng hạ cám chỉ bằng tình yêu đất nước, lẽ phải thông thường (common sense) và một gánh kinh nghiệm kinh tế với quyết tâm xây dựng lại đất nước Hoa Kỳ vĩ đại như xưa (Make America Great Again). Thành công trên doanh nghiệp và cũng vậy, bước thứ nhất ông đã thành công trên chính trường mà hầu hết chính giới cũng như người thường ít ai ngờ tới. Ông thật sự đã vượt qua thử thách rào cản đầy cạm bẫy, chông gai, và một năm trôi qua nhanh, vào ngày 21/7/2016 ông đã chính thức danh dự nhận đề cử của đảng Cộng Hoà làm ứng viên Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Chừng như ông không đủ kinh nghiệm chuyên nghiệp chính trị sâu dày theo chiều dài lịch sử của Hoa Kỳ như chính giới chuyên nghiệp, nhưng nay ông vẫn tiến bước như đã từng.
Câu hỏi về thuế và khai phá sản
 Trong khi tranh luận ông nói thẳng, không phủ nhận rằng ông đã khai bankruptcy đến bốn lần “Hàng trăm công ty khai phá sản”.“Tôi đã dùng luật đến bốn lần và đã làm được việc lớn. Tôi điều hành kinh doanh. Tôi đã làm việc rất giỏi.” Người làm kinh doanh ai cũng biết khai phá sản là cửa mở, là cái valve mà luật đã dành cho trường hợp vì lý do nào đó mà kinh doanh bị tắc nghẽn, sa sút, có nguy cơ hoặc đã sụp đổ, giúp cho cơ sở kinh doanh có thể phục hồi. Trong đó có các chapter 7, 11, 13 tùy trường hợp mà người điều hành phải khéo sử dụng để có hiệu quả cao. Sau khi khai khai phá sản, từ chỗ thất bại kinh doanh trở nên thành công là điều đáng khen chứ không phải đáng trách. Ông Romey trình hồ sơ thuế và lo biện hộ cho số tiền đóng thuế khi dân chủ tấn công tới tấp là đóng ít! Nay Trump không trưng dẫn hồ sơ thuế với lý do là IRS thanh tra chưa xong. Doanh nghiệp của ông quá lớn liên hệ tới sự điều hành của rất nhiều công ty con dây mơ rễ má việc công khai thuế thiếu khôn ngoan có thể ảnh hưởng đến quyền tư ẩn của công ty họ. Hơn nữa câu hỏi chủ yếu là: Ông có khai thuế không? Nếu có thì hết chuyện. Không còn gì để nói cho dù ông trả một xu hay hàng triệu dollars bỡi việc còn lại là của Sở Thuế (IRS) và bộ thuế (Tax Code). Ông không cần phải giải thích hay bào chữa cho con số. Nếu có sai phạm thì tùy mức độ ông bị xử phạt hoặc cơ sở bị tịch thu theo luật định. Nếu ai muốn tấn công thì tấn công bộ thuế hoặc sửa bộ thuế chứ không phải ở ông.
Câu hỏi về chính sách:
1. Xã hội:
- Pro-life: chống phá thai trễ ngoại trừ trường hợp bị cưỡng hiếp và cần thiết vì sức khỏe
- Ủng hộ Tu chính án số (2 ndAmendment) Hiến pháp HK cho phép sử dụng súng để tự vệ.
- Ủng hộ hôn nhân truyền thống, nhưng đồng thời không làm gì khác hơn với hôn nhân đồng tính đã quyết định hợp pháp hoá do Toà án Tối cao. Ông cũng khẳng định là bạn của họ
- Chống hợp pháp hoá tự do ma tuý – marijuana, và chỉ chấp nhận cho dùng với mục đích trị bệnh
2. Về kinh tế:
- Trong nước giảm thuế cho cơ sở hợp tác và thuế lợi tức cá nhân
- Lương tối thiểu để tiểu bang lo. Khác với phía Dân chủ, ông tin không nên nâng tiền lương tối thiểu lên 15USD trong lúc này.
- Tạo công ăn việc làm: Ông quyết tâm mang việc làm từ nước ngoài về cho dân Mỹ, theo ông nạn thất nghiệp thực tế cao hơn là con số báo cáo vì phần đông người thất nghiệp đã lọt ngoài danh sách thống kê sau thời gian dài hết hạn hưởng trợ cấp. Ông sẽ có cách đem các xí nghiệp, nhà máy sản xuất trở về nước. Công nhân và các công ty hầm mỏ than cần phải được quan tâm đúng mức, phải trả lại công ăn việc làm cho họ sau khi phải đóng cửa vì chính sách bảo vệ môi trường trong lúc chưa có công ăn việc làm thay thế cho họ. Ông hứa sẽ gỡ bỏ hàng ngàn điều lệ rang buộc bất hợp lý, thái quá của cơ quan này áp đặt mấy năm qua để kinh tế nội địa, giới trung lưu nòng cốt dễ dàng phát triển, người dân sẽ có nhiều công ăn việc làm.
- Ông là người “Tự do Mậu dịch” nhưng ông nói phải “hợp lẽ công bằng” (reasonably fair). Ông là người bảo vệ mậu dịch. Ông đòi đóng thuế hàng nhập từ Trung quốc, từ lâu Mỹ đã cho họ quá nhiều ưu tiên. Ông không tán thành NAFTA và TPP vì những tai hại của nó. Ông cũng đã lên tiếng Tổ Chức Mậu dịch Thế giới (WTO) cũng là một“hoạn nạn”. Ông hứa sẽ rà soát và chỉnh đốn lại toàn bộ những thoả thuận về mậu dịch tự do lấy lại công bằng và ích lợi cho người Mỹ. Từ 25, 30 năm về trước ông đã nói các nước tiếp tục lột da Hoa Kỳ trong những thoả thuận mậu dịch. Hoa Kỳ tiếp tục thiệt thòi cho đến ngày sẽ là con nợ lớn. Ông từng trả lời: “Tôi sẽ đòi đồng minh chia phần trách nhiệm công bằng. Chúng ta là đất nước nợ nần; một số vấn đề sẽ xảy ra trong những năm sắp tới đốii với đất nước này, bỡi bạn không thể tiếp tục mất $200 tỉ. Và chúng ta đã để Nhật Bản đổ mọi thứ trên thị trường caủa chúng ta và mọi thứ nhé – đó không phải là tự do mậu dịch. Bây giờ nếu bạn đến Nhật bạn cố gắng bán thứ gì, miễn đi, Oparah. Hãy bỏ đi. Hầu như là không thể được. Họ không có luật lệ chống đối nhưng họ làm cho nó không thể thực hiện.” (“I’d make our allies pay their fair share. We’re a debtor nation; something’s going to happen over the next number of years with this country, because you can’t keep going on losing $200 billion. And yet we – we let Japan come in and dump everything right into our markets and everything – it’s not free trade. If you ever go to Japan right now, and try to sell something, forget about it, Oprah. Just forget about it. It’s almost impossible. They don’t have laws against it that they just make it impossible.)
3. Bảo hiểm sức khỏe và Giáo dục:
- Thay Affordable Care Act bằng một luật khác tốt hơn cho toàn dân và không làm ngăn trở sự phát triển kinh tế; xây dựng lại hệ thống bảo hiểm sức khỏe cho cựu chiến binh tốt nhất chưa từng có. Xì-căng-đan như vừa qua của Cơ quan Chăm sóc Sức Khỏe Cựu chiến binh là điều không thể chấp nhận, không thể để xảy ra.
- Ủng hộ quyền chọn lựa trường học, sơ học và tiểu học do địa phương điều hành. Chống tiêu chuẩn chung (Common Core) cho các trường sơ, tiểu học. Ông gọi phải chấm dứt sự đổ nát này.
- Chương trình học phải do địa phương, tiểu bang quyết định cho phù hợp nhu cầu phát triển mỗi tiểu bang; chống một chương trình duy nhất từ Chính phủ Liên bang, do Liên bang quản lý.
4. Đối ngoại:
- Tăng cường khả năng quân sự đến mức không nước nào còn ý định đe dọa được. Quan điểm của ông là khi có sức mạnh thì sẽ chẳng cần dùng nữa. Ông chủ trương coi trọng quốc gia hơn là lo chuyện nước người; Mỹ cần chú trọng xây dựng lại đất nước và thay đổi phương sách hướng về nhu cầu trong nước. NATO có những điều cần phải xem xét và thay đổi để các nước cần phải có đóng góp công bằng chứ không thể để HK phải gánh nặng hơn như xưa nay.
- Phải giải quyết khủng bố ISIS nhanh, mạnh và sớm kết thúc. Ông đã từng đề nghị lấy ngay hoặc đánh bom hủ dầu vì ISIS khó tồn tại khi không còn nguồn tài trợ duy nhất. Và đến năm 2015 chính phủ mới làm thật muộn màng mà làm không tới nơi, chỉ đánh bom xe bồn chở dầu sau khi thả truyền đơn bảo tài xế nên đi tránh. Ông đề nghị các nước cùng ra quân chẳng hạn Saudi Arabia. Ông ủng hộ trấn nước khủng bố khi điều tra.
- Chống thoả thuận về nguyên tử với Iran vì cho rằng nội dung rất tai hại, thiệt thòi
- Về xung đột Isreal – Palestine, khi được hỏi ông trả lời ngay ông giữ trung lập (neutral). Khi bị chỉ trích là không bênh vực đồng minh Isreal và ông đã trả lời vì có khả năng đám phán, và ông muốn có cơ hội.
5. Môi trường:
- Sẽ tái đàm phán hoặc bỏ “Thoả hiệp Thay đổi Khí hậu Paris” kêu gọi hơn 170 nước cắt giảm lượng khí thải carbon khi ông cho rằng không công bằng đối với HK và có lợi cho Trung cộng.
- Ông rất tin vào công việc làm cho không khí trong sạch. Ông không đồng ý rằng biến đổi khí hậu là hoàn toàn do con người. Ông không cả tin vào hiện tượng hâm nóng toàn cầu mà ông cho rằng đó là một trò “chơi khăm” (a hoax) với những ràng buộc làm ảnh hưởng phát triển kinh tế HK. Theo ông, Cơ quan Bảo vệ Môi trường là điều tệ hại và cần phải cắt giảm ngân sách.
6. Di dân:
- Di dân là chính sách được đem ra tranh cãi sôi nổi nhất trong kỳ bầu cử. Ông ủng hộ di dân hợp pháp và quyết tâm ngăn chận di dân bất hợp pháp đã đặt gánh nặng kinh tế và khó khăn về an ninh.
- Xây tường dọc biên giới, giải quyết một lần cho xong và Mễ trả chi phí.
- Trục xuất di dân bất hợp pháp và chưa đưa ra chính sách cụ thể nên đã để cho phía Dân chủ có dịp tấn công rằng ông sẽ đến nhà lôi người bất hợp pháp ra, tống vào xe thùng và ném qua biên giới, tức là xé tan gia đình người ta. Không biết có sẽ làm như thế không?.
- Vì tình trạng khủng bố do Hồi giáo quá khích xảy ra ở khắp nơi ông đề nghị tạm ngưng chương trình di dân từ các nước Hồi giáo cho đến khi chính phủ có biện pháp hữu hiệu để thanh lọc, nằm tránh nhận lầm khủng bố chen theo. Cơ quan an ninh của HK cũng đã lên tiếngtrước đó rằng chưa có cách nào thanh lọc được vì không thể xác minh được họ là ai và từ đâu đến; giấy tờ tùy thân và hộ chiếu giả đầy dẫy và rất dễ mua. Tuyên bố này đã làm cho các chính trị gia nhất là phía Dân chủ phản đối kịch liệt và cho rằng đề nghị như thế là chống lại giá trị của người Mỹ, chống lại Hiến pháp, và kết luận rùm beng rằng ông Trump là người kỳ thị tôn giáo...
 Để kết thúc bài viết này, người viết xin lập lại lời ta thường nói “bá nhân bá tánh”. Thích ông, mến ông, ghét ông, khinh ông, chửi ông, có lý do, không lý do… người viết xin miễn ý kiến. Bài này chỉ nhằm cung cấp thông tin giúp cho người Mỹ-Việt, những ai CẦN hiểu rõ hơn về ứng viên mà trong thiên hạ có người cho rằng ông là người tồi tệ: Donald Trump.
Liệu ông có thể thắng cử để làm vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ không?
- Không thể nào! Dĩ nhiên không ít người tiếp tục tin như lúc ban đầu họ đã tin và đã từng bước một bất ngờ và thất vọng. Từ nhịp đùi chờ xem ông khùng bị đập cho sứt đầu mẻ trán, rút lui thê thảm, nhục nhã như thế nào đến rất nực và không khỏi lầm bầm tại sao người ta lại ngu đến mức cứ tin thằng chả! Có người tiếp tục chờ và chắc cũng có người thay đổi thái độ.
- Nhất định Trump sẽ thắng! Có người khẳng định như thế ngay từ khi ông bắt đầu tranh luận trên diễn đàn và trên đường vận động. Cho đến bây giờ họ vẫn còn tin như thế.
- Chưa biết bầu cho ai! Có người chưa biết được ai là người nên tin.
- . . .
 Thật tình mà nói, vì những lý do căn bản sau đây khiến người ta có nhận định khác nhau. Thứ nhất là thiếu thông tin chuẩn mực, tức là loại thông tin trung thực, chưa bị bóp méo vo tròn, không phải là loại tuyên truyền – tuyên truyền (propaganda) khác với thông tin (information). Thứ hai, dù có thông tin chính xác nhưng vì óc đảng phái quá đặc quánh khiến người nhận tự lừa, không tin, hoặc không nhận thông tin ngược với thành kiếnThứ ba, chiều hướng tư tưởng khác nhau chẳng hạn người tôn sùng xã hội chủ nghĩa trong khi không hiểu xã hội ấy như thế nào ai làm chủ ai; kẻ thì thích tự do tư bản có chuẩn mực, người thích tự do thật phóng túng mà không cần lo phải chịu trách nhiệm gì, không cần biết rồi kế đến là chính trị, xã hội sẽ đi đâu, không cần lo xã hội sẽ rối loạn trở thành nguyên nhân của độc tài, tai mắt tay chân chính phủ lớn dần như chân rít, trùm khắp nơi đến địa phương để lo cho họ mà thực ra là để kiểm soát nhiều hơn; kẻ thì thích chính phủ nhỏ, quyền dân lớn hơn, nhiều cơ hội tự do vươn lên hơn …
 Câu hỏi sau cùng mà nhiều người mong được nghe là làm sao một người như ông Trump (lãnh đủ ngôn từ tồi tệ nhất cho con người) có thể còn tồn tại đến hôm nay và còn giong ruổi trên đường đến Toà Bạch Cung. Ông có đến nơi không, phần lớn là do ông, kế đến là do các yếu tố khách quan và nhất là còn tùy ở vận mệnh của đất nước trước những khó khăn trong - ngoài chưa từng thấy của xứ Cờ Hoa. . .
Vĩnh Tường




View Full Size Image



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Friday, 26 August 2016

ĐỘNG ĐẤT 6.2 ĐỘ TẠI MIỀN TRUNG NƯỚC Ý: TRÊN 247 CHẾT, HẰNG NGHÌN NGƯỜI KHÔNG NHÀ CỬA, MỘT THÀNH PHỐ BỊ XÓA

 

Cơ quan USGS của Hoa Kỳ đã làm Video cảnh báo trước 2 ngày chắc chắn sẽ có động đất tại Ý và kêu gọi dân Ý vùng Amatrice nên tạm lánh nhưng không ai tin. Chính quyền Ý cũng vô trách nhiệm không buộc dân di tản!

ĐỘNG ĐẤT 6.2 ĐỘ TẠI MIỀN TRUNG NƯỚC Ý: TRÊN 247 CHẾT, HẰNG NGHÌN NGƯỜI KHÔNG NHÀ CỬA, MỘT THÀNH PHỐ BỊ XÓA
Wednesday, August 24, 2016:




Tài sản không còn, người thân chết hết chỉ trong nháy mắt!
Nhà giàu Ý ở trên núi du lịch nay ra sống vô gia cư ngoài đường gió rét
VietPress USA (24/8/2016): Động đất mạnh 6.2 Độ Richter đã tấn công vào các thị trấn vùng núi thuộc miền trung nước Ý vào sáng sớm hôm nay Thứ Tư 24/8/2016 làm ít nhất trên 100 thi thể được tìm thấy lúc sáng sớm; nhưng đến chiều tối có tin cho hay số người chết khắp các vùng đã lên trên 247 người và có thể còn nhiều hơn vì cuộc đào bới đang tiếp tục với hơn 4.300 nhân viên cứu hộ và phương tiện cơ giới. Có 368 người bị thương đang được cấp cứu. Nhiều người bị chôn lấp đang được tìm kiếm và hằng nghìn người trở thành vô gia cư.


Trận động đất xảy ra vào lúc còn quá sớm nên hầu hết mọi người đang ngủ. Cơn địa chấn đã cào sạch nhà cửa, chôn vùi mọi thứ dưới các đống đổ nát, làm đường sá cong vênh hư hại không di chuyển được. Khu bị động đất cách 140Km (85 dặm) về phía đông của thành phố Rome (La Mã). Sức chấn động có thể nhận được tại Bologna ở phía bắc và Naples ở phía nam nước Ý.


Một gia đình bốn người, trong đó có hai con trai nhỏ 8 tháng tuổi và 9 tuổi đã bị chôn vùi khi ngôi nhà của họ ở Accumoli nổ tung. Lúc nhân viên cứu hộ đến đào bới và mang được thi thể hai đứa trẻ đi thì bà ngoại khóc than và trách Thượng Đế "Sao Ngài đã đưa các cháu tôi ra đi cùng một lúc vậy!"


Quân đội Ý đã đưa các xe cơ giới nặng đến giúp đào bới tìm người bị các tòa nhà sụp đổ chôn lấp khắp thành phố. Ngân khố quốc gia Ý cũng đã cấp 235 triệu EURO để kịp thời cứu trợ khẩn cấp.


Nhiều nhân viên cứu hộ đã phải dùng các trực thăng bay đến những khu vực trên núi bị cách ly vì đường đi đã hư hoặc do đất chuồi không ai đến được.


Video một toán cứu nạn đang tìm cách cứu nhiều người bị đèn dưới đống sụp đổ của một cao ốc:



Các không ảnh chụp vùng Amatrice vừa được bầu chọn là một trong những thị xã lịch sử đẹp nhất nước Ý, nay đã bình địa sau vụ động đất 6.2 độ nầy. Rất nhiều người chết hoặc mất tích là du khách quốc tế đến đây thưởng ngoạn phong cảnh đẹp. Các công cuộc đào bới đang bắt đầu nên chưa biết rõ có bao nhiêu du khách bị chết và thuộc quốc gia nào.


Một dân địa phương Amatrice là anh Giancarlo chỉ còn mặc chiếc quần lót chạy thoát ra ngồi bên lề đường đã cho hay "Ở đây hầu hết là những người trẻ tuổi khắp nơi đến vì đang mùa Hè, và lễ hội của thị xã sẽ bắt đầu ngày cuối tuần. Du khách và bạn trẻ đến đây vì lễ hội sắp khai mạc cách một ngày nữa!"


"Thật kinh khủng, tôi 65 tuổi và tôi chưa bao giờ trải qua bất cứ điều gì như thế này, sợ quá, không có gì ghê hơn.. Đây là một thảm họa," một người đàn ông nói.


Thị trưởng Sergio Pirozzi của thị xã Amatrice nói trên đài Truyền hình chính phủ R.A.I. rằng "Ba phần tư của thị trấn không còn ở đó nữa," Ông cho biết thêm rằng "Mục tiêu hiện nay là khẩn cấp cứu mạng người càng nhiều càng tốt. Nhiều tiếng rên la gào thét đang nghe được dưới các đống đổ nát và chúng tôi tập trung cứu các người đó.."


Bệnh nhân tại bệnh viện bị hư hỏng nặng trong thị xã Amatrice đã được chuyển ra nằm la liệt bên lề đường để tránh các cơn dư chấn.


Ông Thị trưởng Stefano Petrucci của thị xã Accumoli kế cận, cho hay có 2.500 cư dân nay không còn nhà cửa trong cộng đồng gồm 17 Ấp.


Những cư dân sống sót đã dùng tay không đào bới các đống gạch vụn, bê-tông, xà nhà đổ sụp đè lên những người thân đang kêu la rên xiết bên dưới một cách tuyệt vọng cho đến khi có các phương tiện cấp cứu được đưa tới. Nhiều chó nghiệp vụ cũng đã được sử dụng để tìm người bị nạn. Những tòa nhà, cao ốc chưa bị sụp đổ nhưng đã bị các vết nứt ngang dọc và không còn an toàn.


Cục Bảo vệ Dân sự Quốc giacho biết những người sống sót sẽ được chuyển đến tạm cư tại một địa điểm khác cũng trong vùng miền trung nước Ý; trong khi một số trường hợp đặc biệt được ở lại tại các lều đang được đưa tới để dựng lên trong ngày và các ngày hôm sau.


Thủ tướng Matteo Renzi cho biết ông tới thăm khu vực thảm họa vào cuối ngày. Ông nói trên chương trình Truyền hình: "Sẽ không bỏ sót bất cứ ai một mình, không bỏ bất cứ gia đình nào, không bỏ mặc bất cứ cộng đồng nào, không bỏ mặc khu phố nào. Chúng ta phải bắt tay hành động ngay để khôi phục lại niềm hy vọng cho khu vực bị thảm họa tấn công nầy"'


Một phát ngôn viên của bộ phận Bảo vệ Dân sự, Immacolata Postiglione, cho biết người chết nhiều thuộc các thị xã Amatrice, Accumoli và các làng khác bao gồm Pescara del Tronto và Arquata del Tronto.Số người bị thiệt mạng vừa tìm kiếm được đã lên trên 100 và hai vùng thiệt hại nặng vừa được biết thêm là Lazio và Marche. Vùng phụ cận của Umbia cũng bị tàn phá nặng nề.


Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel cho hay sẵn sàng trợ giúp Ý trong vụ động đất nầy. Các nam nữ tài tử điện ảnh của Hollywood Hoa Kỳ đã tổ chức quyên góp và cầu nguyện giúp các nạn nhân bị động đất tại Ý (http://www.gossipcop.com/stars-react-italy-earthquake-stars-prayers-donations-tweets/).


Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đo được sức chấn động vụ động đất hôm nay tại Ý là 6,2 độ Richter gần thành phố Umbrian của vùng Norcia ; trong khi viện INGV của Ý nói chỉ 6.0 ở trung tâm xa về phía nam, gần Accumoli và Amatrice. Viện INGV cũng cho biết sẽ có tới 150 vụ dư chấn liên tiếp xảy ra trong vòng 12 giờ sau vụ động đất; dư chấn mạnh nhất là 5.5 độ Richter.


Các thiệt hại rất nặng nề vì tâm địa chấn chỉ sâu lối 4 Km cách mặt đất mà thôi và nằm ngay trong đất liền nên tạo rung chuyển mạnh sẽ làm nhiều nhà cửa sập. Cư dân ở thành phố Rome (La-Mã) bị bắn tung khỏi giường và các đồ trang trí trong nhà rơi đổ và làm cho kèn báo động của các xe hơi khắp vùng trung Ý kêu inh ỏi.


Video so sánh cảnh thành phố Amatrice trước và sau khi động đất 6.2 độ:

"Quả thật là rất mạnh. Chiếc giường chúng tôi đang nằm trên đó đã chạy qua lại trong phòng", Lina Mercantini ở Ceselli, Umbria, cách 75 km từ vùng bị nặng nhất cho Reuters biết như vậy.


Vào lúc 10:00 giờ sáng giờ Âu Châu ngày 23/8/2016, cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ USGS (United States Geological Survey) đã đưa lên Videos báo động 2 ngày liên tiếp và kêu gọi mọi người nên lắng nghe và xem địa điểm sẽ bị động đất trong vòng 2 ngày tính từ 22/8/2016 tại khu vực Amatrice gần thành phố Rome miền trung nước Ý với sức chấn động từ 6.0 đến 6.2 Độ Richter nhưng tâm động đất nằm cạn dưới lòng đất nên sự tàn phá sẽ rất lớnCơ quan USGS kêu gọi dân chúng tạm lánh cư; nhưng tiếc rằng chính quyền Ý không hề loan báo và dân cũng không hề để ý.


Mời xem Video cảnh báo của Cơ quan USGS về động đất tại Ý và những động đất kế tiếp kể cả tại Mỹ:


Nước Ý nằm trên hai rảnh động đất nên đặt nước Ý vào hoàn cảnh quốc gia có nguy cơ bị động đất nhất Châu Âu.


Trận động đất mạnh nhất vào năm 2009 đã xảy ra tại trung tâm thành phố L'Aquila làm hơm 300 người chết.


Vụ động đất khủng khiếp nhất tại Ý tính từ đầu thế kỷ 20 đến nay đã xảy ra vào năm 1908 gây ra Sóng Thần làm chết hơn 80.000 người tại vùng phía nam của Reggio Calabria và đảo Sicily.

Mời xem một số hình ảnh Động đất 6.2 đội Richter tại Ý hôm nay Thứ Tư 24/8/2016:






Mời Xem Tiếp Tại:
__._,_.___

Posted by: VietPress USA News Agency 

Featured post

https://www.facebook.com/reel/802490438523735

 https://www.facebook.com/reel/802490438523735

Popular Posts