X


TT Mỹ Trump viết lời ủng hộ người VN biểu tình chống bọn CSVN Đừng sợ bọn qủi dữ



Wednesday 28 August 2019

NHÌN NGƯỜI ĐỂ NGẪM !!!

 
Summer Beach

NHÌN NGƯỜI ĐỂ NGẪM !!!

President Donald Trump !!!Emoji
alt
Bên ngoài gần nửa đêm, người ta vẫn bắt gặp vị Lãnh đạo 73 tuổi này vừa trở về Tòa Bạch Ốc sau 1 ngày làm việc vất vả.

Những người cận vệ đã quá quen thuộc với  hình ảnh ông miệt mài ở phòng Bầu Dục  để xem văn bản hay ký giấy tờ.

Ông ấy thường làm việc tới 2 giờ sáng, ngủ khoảng 4 tiếng và thức dậy lúc 6 giờ.
Kể từ ngày nhậm chức đến nay gần 3 năm, ông đã rời bỏ đời sống an nhàn của 1 Tỷ phú, tận hưởng bên Vợ đẹp, con ngoan.

Ông tận tụy cống hiến toàn bộ sức lực và trí tuệ của mình cho Quốc gia. Toàn bộ tiền lương của ông được hiến tặng cho các Hoạt động thiện nguyện và Công ích.
Bỏ ngoài tai những lời đàm tếu, xỉ vả và bôi xấu… Ông bằng mọi cách vực dậy kinh tế Mỹ sau 1 thời gian dài suy yếu, khắc phục  thêm việc làm cho dân Mỹ.  Củng cố Quân sự, thắt chặt Quốc phòng  để an toàn cho người dân…  Chẳng biết ông tốt xấu thế nào, nhưng  từ ngày có ông, không thằng nào dám hó hé sớ rớ vào nước Mỹ. 

Vậy ông là ai ?????  Ông là Tổng thống đương nhiệm của  Hoa Kỳ !!!
Summer Beach
__._,_.___

Posted by: Quang Nguyen 

Thursday 22 August 2019

Thấy gì từ cuộc chiến của Mỹ đối với Huawei ?


Kính thưa qúi vị,

Huawei là một công ty chuyên về viễn thông của Trung quốc, đạt doanh thu  $105 tỷ trong năm 2018, hơn cả IBM của Hoa kỳ.

Huawei được xem là công ty đứng đầu về 5G  cung cấp công nghệ hỗ trợ việc triển khai 5G của các mạng không day

Chính phủ Mỹ  đã nghi ngờ Huawei dính líu tới các hoạt động nguy hiểm đến an ninh quốc gia như gián điệp, lừa gạt các tổ chức tài chính và chính phủ Mỹ trong hoạt động kinh doanh ở Iran,  đánh cắp các bí mật thương mại của Mỹ.

Nói chung, hoạt động của Huawei đã gây nguy hiểm cho an ninh của đất nước và nhân dân Hoa kỳ.
Tổng thống Donald Trump ký lệnh hành pháp vào ngày 15/5/2019 ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan tới các thiết bị viễn thông của Huawei có thể gây nguy hiểm cho an ninh của nước Mỹ.

Executive order này được công bố đúng vào thời điểm  cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang
TT Trump kêu gọi các quốc gia trên thế giới  không sử dụng thiết bị Huawei trong mạng 5G vì  họ có thể là công cụ do thám cho chính phủ Trung Cộng

Theo Đài CNN, công nghệ của Huawei vốn cần thiết đối với tương lai của 5G, một công nghệ mà Mỹ có tham vọng thống trị toàn cầu.  TT Mỹ mong muốn các công ty viễn thông của Mỹ phải đi đầu về công nghệ mới 5G nhưng đã bị Huawei của Trung quốc đoạt mất vị trí này trên thương trường viễn thông thế giới.

Kính thưa quí vị,

Bổn phận và trách nhiệm của các vị Tổng thống trên thế giới - tự do cũng như Cộng sản - là đặt quyền lợi quốc gia, an ninh quốc gia lên trên hết.  Nếu công ty Huawei thực sự đã là mối nguy hiểm cho an ninh của nước Mỹ thì để bảo vệ an ninh cho quốc gia,  TT Trump phải ra lệnh chấm dứt ngay mọi hoạt động của Huawei tại nước Mỹ  bất  kể  hoạt động của Huawei sẽ mang những mối lợi không lồ về tài chánh như thế nào cho các nhà tài phiệt Mỹ, cho kinh tế Mỹ, cho nước Mỹ, .

Nhưng TT Trump đã không ngăn cấm triệt để Huawei để bảo vệ an ninh quốc gia mà ông chỉ thu hẹp phạm vi hoạt động của Huawei tại Hoa kỳ.

Và mới đây, TT Trump từng bước mở rộng phạm vi hoạt động của Huawei tại Mỹ.

Hơn nữa, những người có vốn liếng tiếng Anh  đang theo dõi tin tức trên các cơ quan truyền thông Mỹ đều thấy rằng  TT Trump đang sử dụng Huawei làm con bài mặc cả trong thương chiến với Trung Quốc để mong nhận được nhượng bộ của Trung Quốc.

Câu hỏi là phải chăng những cáo buộc Huawei là gián điệp, là nguy hiểm cho an ninh của nước Mỹ không phải là sự thật ???

Trân trọng,
Puúc Linh

Thấy gì từ cuộc chiến của Mỹ đối với Huawei ?

Tác giả : Jeffrey D. Sachs
Phiên dịch : Nguyễn Tuấn Anh
Hiệu đính : Lê Hồng Hiệp

Jeffrey D. Sachs, giáo sư về Phát triển Bền vững và giáo sư về Chính sách và Quản lý Y tế, là giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững tại Đại học Columbia và giám đốc Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc.

Ông là tác giả của các cuốn sách The End of Poverty, Common Wealth, The Age of Sustainable Development, và gần đây nhất là Building the New American Economy.

Việc bắt giữ CFO của Huawei Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) là một động thái nguy hiểm của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc xung đột ngày càng căng thẳng với Trung Quốc. Như Mark Twain từng có phát ngôn nổi tiếng, lịch sử thường gieo vần, thời đại của chúng ta ngày càng trở nên giống giai đoạn trước năm 1914. Giống như các cường quốc châu Âu hồi đó, Hoa Kỳ, được lãnh đạo bởi một chính quyền muốn khẳng định sự áp đảo của Mỹ đối với Trung Quốc, đang đẩy thế giới về phía thảm họa.

Bối cảnh của vụ bắt giữ rất quan trọng. Hoa Kỳ yêu cầu Canada bắt giữ bà Mạnh tại sân bay Vancouver trên đường đến Mexico từ Hồng Kông, và sau đó dẫn độ bà sang Mỹ.

Một động thái như vậy gần như là một lời tuyên chiến của Hoa Kỳ đối với cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc. Gần như chưa từng có tiền lệ, điều này khiến các doanh nhân Mỹ đi ra nước ngoài gặp rủi ro cao hơn nhiều trước các hành xử tương tự của các nước khác.

Hoa Kỳ hiếm khi bắt giữ các doanh nhân cao cấp, dù là người Hoa Kỳ hay nước ngoài, vì các cáo buộc phạm tội do công ty của họ thực hiện.

Các nhà quản lý doanh nghiệp thường bị bắt vì các cáo buộc phạm tội cá nhân (như tham ô, hối lộ hoặc bạo lực) hơn là do cáo buộc đối với các hành vi sai trái của công ty họ.

Đúng là các nhà quản lý doanh nghiệp nên phải chịu trách nhiệm cho sự sai trái của công ty họ, và bao gồm các cáo buộc hình sự; nhưng việc khởi xướng điều này với một doanh nhân hàng đầu Trung Quốc chứ không phải là hàng chục CEO và CFO nổi tiếng của Hoa Kỳ, là một sự khiêu khích đáng kinh ngạc đối với chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và công chúng Trung Quốc.

Mạnh bị buộc tội vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Tuy nhiên, hãy xem xét việc bà bị bắt giữ trong bối cảnh có một số lượng lớn các công ty, bao gồm cả công ty Hoa Kỳ và công ty nước khác, đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và các quốc gia khác.
Ví dụ, hồi năm 2011, JP Morgan Chase đã phải trả 88,3 triệu đô la tiền phạt vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Cuba, Iran và Sudan. Nhưng, Jamie Dimon đã không bị tóm lôi ra khỏi máy bay và bị tống giam.
Và JP Morgan Chase không phải là trường hợp duy nhất vi phạm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Từ năm 2010, các tổ chức tài chính lớn sau đây đã phải trả tiền phạt vì vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ : Banco do Brasil,  Bank of America, Bank of Guam,  Bank of Moscow,  Bank of Tokyo-Mitsubishi,  Barclays,  BNP Paribas,  Clearstream Bank,  Commerzbank,  Compass, Crédit Agricole, Deutsche Bank,  HSBC,  ING, Intesa Sanpaolo,  JP Morgan Chase, Ngân hàng Quốc gia Abu Dhabi,  Ngân hàng Quốc gia Pakistan, PayPal, RBS (ABN Amro), Société Générale,  Ngân hàng Toronto-Dominion,  Ngân hàng Quốc gia xuyên Thái Bình Dương (nay được gọi là Ngân hàng Kinh doanh Beacon),  Standard Chartered và Wells Fargo.

Không ai trong số các CEO hoặc CFO của các ngân hàng bị trừng phạt này bị bắt và giam giữ vì những vi phạm này.

Trong tất cả các trường hợp này, công ty – chứ không phải là cá nhân nhà quản lý – phải chịu trách nhiệm.
Theo một cuộc tổng kết gần đây, họ cũng không phải chịu trách nhiệm cho những vi phạm pháp luật phổ biến trong thời gian trước hoặc sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, mà trong đó các ngân hàng đã phải trả khoản tiền phạt khổng lồ là 243 tỷ đô la.. Trong bối cảnh đó, vụ bắt giữ bà Mạnh là một sự thay đổi thông lệ gây sốc.

Đúng là nên buộc các CEO và CFO chịu trách nhiệm, nhưng điều đó nên bắt đầu ở trong nước để tránh bị coi là đạo đức giả, lợi ích cá nhân được ngụy trang thành nguyên tắc cao thượng, cũng như nguy cơ gây ra một cuộc xung đột toàn cầu mới.

Khá rõ ràng là hành động của Mỹ đối với bà Mạnh thực sự là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của chính quyền Trump nhằm làm suy yếu nền kinh tế Trung Quốc bằng cách áp thuế, đóng cửa thị trường phương Tây đối với hàng xuất khẩu công nghệ cao của Trung Quốc và ngăn chặn Trung Quốc mua lại các công ty công nghệ châu Âu và Mỹ.

Người ta có thể nói không ngoa rằng đây là một phần của một cuộc chiến kinh tế đối với Trung Quốc, và là một cuộc chiến liều lĩnh lúc này.

Huawei là một trong những công ty công nghệ quan trọng nhất của Trung Quốc, và do đó, mục tiêu hàng đầu của chính quyền Trump là nhằm làm chậm hoặc ngăn chặn Trung Quốc tiến vào một số lĩnh vực công nghệ cao.
Động cơ của Mỹ trong cuộc chiến kinh tế này một phần là vì thương mại – để bảo vệ và ủng hộ các công ty Mỹ chậm tiến – và một phần thuộc về địa chính trị.

Các động cơ của Mỹ không liên quan gì tới việc thượng tôn pháp quyền quốc tế.

Hoa Kỳ đang đặc biệt nhắm đến Huawei là vì thành công của công ty này trong việc tiếp thị các công nghệ 5G tiên tiến trên toàn cầu.

Mỹ tuyên bố rằng công ty gây nên một rủi ro bảo mật cụ thể nào đó thông qua khả năng giám sát ẩn trong phần cứng và phần mềm. Tuy nhiên, chính phủ Hoa Kỳ đã không cung cấp bằng chứng nào cho tuyên bố này.

Một bài chỉ trích gần đây chống lại Huawei trên tờ Financial Times đã tiết lộ nhiều điều về vấn đề này.
Sau khi thừa nhận rằng “ bạn không thể có bằng chứng cụ thể về sự can thiệp vào Công nghệ Thông tin và Truyền thông, trừ khi bạn đủ may mắn để mò thấy cây kim dưới đáy biển,” thì tác giả chỉ đơn giản khẳng định rằng “ bạn không thể nhận lấy rủi ro bằng cách trao an ninh của mình vào tay một đối thủ tiềm năng ”.

Nói cách khác, dù chúng ta thực sự không thể chỉ ra hành vi sai trái của Huawei thì chúng ta vẫn nên đưa công ty vào danh sách đen.

Khi các quy tắc thương mại toàn cầu cản trở các chiến thuật kiểu “ xã hội đen ” của Trump, thì các quy tắc này phải đội nón ra đi.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo thừa nhận điều này trong tuần trước tại Brussels. “ Chính quyền của chúng tôi ,” ông nói, “ đã rút khỏi một cách hợp pháp hoặc đàm phán lại các hiệp ước, các hiệp định thương mại đã lỗi thời hoặc gây hại, và các dàn xếp quốc tế khác không phục vụ lợi ích quốc gia của chúng tôi, hoặc lợi ích của các đồng minh của chúng tôi.”    Nhưng trước khi rút khỏi các hiệp định này, chính quyền Mỹ đã xem chúng là vô giá trị thông qua các hành động liều lĩnh và đơn phương.

Vụ bắt giữ bà Mạnh chưa từng có tiền lệ thậm chí còn khiêu khích hơn vì nó dựa trên các biện pháp trừng phạt có ảnh hưởng bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, nghĩa là tuyên bố của Hoa Kỳ rằng họ có thể ra lệnh cho các nước khác ngừng giao dịch với các bên thứ ba như Cuba hoặc Iran.

Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không tha thứ cho Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác nếu họ ra lệnh cho các công ty Mỹ được hoặc không được giao thương với ai đó.

Các lệnh trừng phạt liên quan đến các chủ thể phi nhà nước (như lệnh trừng phạt của Mỹ đối với một doanh nghiệp Trung Quốc) không nên được cưỡng chế thực thi bởi riêng một quốc gia nào đó, mà nên theo các thỏa thuận đạt được trong phạm vi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Về vấn đề này, Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã kêu gọi tất cả các nước bãi bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran như một phần của thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ – và chỉ Hoa Kỳ – hiện bác bỏ vai trò của Hội đồng Bảo an trong các vấn đề như vậy.

Chính quyền Trump, chứ không phải Huawei hay Trung Quốc, ngày nay mới là mối đe dọa lớn nhất đối với pháp quyền quốc tế, và do đó đối với hòa bình toàn cầu.
__._,_.___

Posted by: vuthach nguyen 

Monday 12 August 2019

Tăng trưởng của Trung Cộng xuống thấp nhất kể từ 1992

 


----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen <
Sent: Saturday, August 10, 2019, 11:56:57 PM EDT
Subject: PHẦN VI (KTTT 115): TĂNG TRƯỞNG CỦA TC XUỐNG THẤP NHẤT KỂ TỪ 1992





Tăng trưởng của Trung Cộng xuống thấp nhất kể từ 1992

On 7/15/2019 (5:27 AM), 'Luong Nguyen' via Phụng Sự Xã Hội wrote:

Trung Cộng có mức tăng trưởng thấp nhất trong 27 năm vì cuộc chiến thương mại kéo dài

Huileng Tân
, CNBC
Lương Nguyễn dịch

• Nền kinh tế Trung Cộng đã tăng 6,2% trong tam cá nguyệt thứ hai so với một năm trước, văn phòng thống kê của nước này cho biết hôm thứ Hai.
• Các nhà phân tích được thăm dò bởi Reuters dự đoán nền kinh tế Trung Cộng sẽ tăng 6,2% so với một năm trước trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6.
• Con số GDP được đưa ra khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn bị ràng buộc trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ.
*   *    *
Trung Cộng công bố kết qủa tam cá nguyệt hai vào thứ Hai cho thấy nền kinh tế chậm lại 6,2% - tỷ lệ yếu nhất trong ít nhất 27 năm, khi cuộc chiến thương mại của nước này với Mỹ đã gây ra hậu quả.
Từ tháng Tư đến tháng Sáu, nền kinh tế Trung Cộng chỉ tăng 6,2% so với một năm trước, văn phòng thống kê của nước này cho biết hôm thứ Hai. Điều đó phù hợp với tiên đoán của các nhà phân tích được thăm dò bởi Reuters, và thấp hơn mức tăng trưởng 6,4% hàng năm trong 3 tháng đẩu tiên của năm 2019.
Tăng trưởng kinh tế của tam cá nguyệt hai là chậm nhất kể từ đầu năm 1992 - theo dữ liệu được ghi nhận bởi Reuters.

Văn phòng thống kê của Trung Cộng cho biết là họ phải đối mặt với một tình huống phức tạp với sự không chắc chắn của ngoại cảnh ngày càng tăng, Reuters đưa tin. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng phải đối mặt với áp lực giảm giá và sẽ cố gắng bảo đảm một nền tăng trưởng kinh tế được ổn định, văn phòng thống kê cho biết thêm.
Tranh chấp thương mại kéo dài  của Trung Cộng với Hoa Kỳ đã đè nặng lên nền kinh tế của nước này.
"Kết qủa không chắc chắn bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là một yếu tố quan trọng và chúng tôi nghĩ rằng điều này sẽ còn tồn tại, ngay cả khi có được thỏa thuận ngừng thuế gần đây", Tom Rafferty, nhà kinh tế chính của Trung Cộng tại đây nói.
"Các doanh nghiệp vẫn hoài nghi rằng về kết qủa dám phán thương mải sẽ đạt được, và nhận thấy là căng thẳng thương mại có thể sẽ leo thang trở lại", Rafferty viết trong một ghi chú hôm thứ Hai.  Nhà phân tích này cho biết ông sẽ theo dõi số lượng việc làm của Trung Cộng chi tiết hơn để hiểu thêm về kết quả kinh tế của nước này.
"Có phải các nhà máy bị mất công nhân khi sự đặt hàng của họ bị giảm xút? Bởi vì điều đó ảnh hưởng đến mục tiêu chung là 'chúng tôi muốn phát triển việc làm' - và nền tảng xã hội Trung Cộng dựa vào đó, và tôi nghĩ điều đó rất quan trọng đối với chính quyền," theo Colin Graham là Giám đốc đầu tư của các giải pháp đa tài sản Eastspring Investments.
Graham cho biết là Ngân hàng Nhân dân Trung Cộng  đã phải áp dụng thêm các biện pháp kích thích tài khóa trong những tháng tới để ổn định nền kinh tế.
"Họ vẫn còn phương pháp để bảo đảm cho nền kinh tế không chậm lại quá nhanh", Graham nói với chương trình "Street Signs" của CNBC vào thứ Hai sau khi chỉ số GDP được công bố. Ông cho biết ông tiên đoán tăng trưởng GDP cả năm 2019 của Trung Cộng sẽ trong khoảng từ 6,2% đến 6,3%

Trung Cộng vẫn có Chiến lược gia 'bột khô dồi dào' để giúp nền kinh tế:

Trong nửa đầu năm, GDP của Trung Cộng tăng 6,3%, dữ liệu từ văn phòng thống kê cho thấy.
Mặc dù số liệu GDP của Bắc Kinh được ghi nhận như một chỉ số như sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhiều chuyên gia ngoại quốc thuờng hoài nghi sự chính xác về những báo cáo của Trung Cộng.

"Với nửa đầu năm tốc độ tăng trưởng 6,3% so với năm ngoái, chỉ một mức giảm dưới 5,8% trong nửa năm sắp tới sẽ ngăn Trung Cộng đạt được mục tiêu chính thức là (ít nhất) 6,0%", ANZ đã cho các nhà kinh tế biết trong một lưu ý hôm thứ hai.
"Theo quan điểm của chúng tôi, chính phủ Trung Cộng sẽ không cho phép tăng trưởng giảm xuống dưới 6,0%", họ nói thêm.

Họ cũng đưa ra rằng Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình năm ngoái nói rằng lễ kỷ niệm 70 năm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 2019 sẽ được tổ chức với một thành tích kinh tế nổi bật.

Trong khi GDP tam cá nguyệt 2 của Trung Cộng xuống thấp, hoạt động công nghiệp trong tháng 6 "gây ngạc nhiên cho sự tăng giá", các nhà kinh tế Nomura cho biết trong một phân tích, với mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp hàng năm tăng lên 6,3% so với 5,0% trong tháng 5. Tăng trưởng doanh số bán lẻ đã tăng lên 9,8% so với một năm trước vào tháng 6, và tăng 8,6% khi so với tháng Năm.

"Những tin tưởng vào sự tăng trưởng có thể cho rằng đây là kết quả của khả năng đang phục hồi của nền kinh tế Trung Cộng và hiệu quả của các biện pháp nới lỏng đối nghịch của Bắc Kinh", các nhà kinh tế Nomura viết trong một lưu ý.

Nhưng "chúng tôi khuyên bạn nên thận trọng, vì chúng tôi thấy không có tín hiệu mạnh mẽ nào cho thấy nền kinh tế Trung Cộng đã chạm đáy vào tháng 6", họ nói thêm.

Dữ liệu thương mại vào thứ Sáu cho thấy xuất cảng tháng 6 của Trung Cộng đã được ký hợp đồng từ một năm trước do thuế quan của Hoa Kỳ cao hơn. Nhập cảng vào Trung Cộng cũng giảm mạnh do nhu cầu trong nước chậm lại.

Có những lo ngại về sự suy giảm kinh tế trên toàn cầu nếu chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Cộng vẫn còn.
Vishnu Varathan, người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược của Châu Á và Châu Đại Dương tại Ngân hàng Mizuho cho biết, tăng trưởng kinh tế tam cá nguyệt 2 của Trung Cộng bị yếu "có thể gây ra sự chao đảo cho châu Á, nếu sự chậm lại làm lo ngại căng thẳng thương mại".
Với việc xuất cảng của Trung Cộng đang chậm lại, "điều đáng lo ngại hơn là sự chậm lại thậm chí còn mạnh hơn trong việc nhập cảng của Trung Cộng có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ảnh hưởng đâu chuyền làm tổn thương phần còn lại của châu Á mà Trung Cộng vẫn là một thị trường lớn", Varathan nói trong một lưu ý hôm thứ Hai.

- Reuters đã đóng góp cho báo cáo này.
*    *    *
China posts its lowest quarterly growth in 27 years as the trade war drags on

Huileng Tan, CNBC

• China's economy grew 6.2% in the second quarter from a year ago, the country's statistics bureau said on Monday.
• Analysts polled by Reuters expect China's economy to have grown 6.2% from a year ago in the April to June period.
• The GDP figure comes as the world's second largest economy remains locked in a trade war with the U.S.

China released second-quarter figures on Monday showing that its economy slowed to 6.2% — the weakest rate in at least 27 years, as the country's trade war with the U.S. took its toll.
From April to June, China's economy grew 6.2% from a year ago, the country's statistics bureau said on Monday. That was in line with the expectations of analysts polled by Reuters, and lower than the 6.4% year-on-year growth in the first quarter of 2019.
The second quarter economic growth was the country's slowest pace since the first quarter of 1992 — the earliest quarterly data on record, according to Reuters.

China's statistics bureau said the economy faces a complex situation with increasing external uncertainties, Reuters reported. The world's second largest economy also faces new downward pressures and will try to ensure steady economic growth, the statistics bureau added.
China's months-long trade dispute with the U.S. has weighed on its economy.
"Uncertainty caused by the US-China trade war was an important factor and we think this will persist, despite the recent tariff truce," said Tom Rafferty, principal economist for China at The Economist Intelligence Unit.
"Businesses remain skeptical that the two countries will reach a broader trade agreement and recognise that trade tensions may escalate again," wrote Rafferty in a note on Monday.
One analyst said he will be watching China's employment numbers more closely for a better read of the economy.
"Are factories shedding workers as their order book falls? Because that leads to the overall target of saying 'we want to grow employment' — and the social structure of China hinges on that, and I think that's very important for the authorities," said Colin Graham, Chief Investment Officer of multi asset solutions at Eastspring Investments.
Graham said there is room for the People's Bank of China to introduce more fiscal stimulus in the months ahead to steady the economy.
"They have room to make sure the economy doesn't slow too quickly," Graham told CNBC's "Street Signs" on Monday after the GDP numbers were released. He said he expected China's 2019 full-year GDP growth to be flat at between 6.2% and 6.3% from a year ago.

China still has 'ample dry powder' to help the economy: Strategist

For the first half of the year, China's GDP grew 6.3% on-year, data from the statistics bureau showed.
Although Beijing's official GDP figures are tracked as an indicator of the health of the world's second-largest economy, many outside experts have long expressed skepticism about the veracity of China's reports.

"With the first half of the year registering a headline growth rate of 6.3% year-on-year, only a fall below 5.8% in the second half would prevent China attaining the official target of (at least) 6.0%," said ANZ economists in a note on Monday.
"In our view, the Chinese government will not allow the quarterly growth to fall below 6.0%," they added.

They pointed out that Chinese President Xi Jinping last year said that the 70th anniversary of the People's Republic of China in 2019 would be celebrated with outstanding economic performance.

While China's second quarter GDP was lower on-year, industrial activity in June "surprised to the upside," said Nomura economists in an analysis, with year-on-year growth of industrial production jumping to 6.3% versus 5.0% in May. Retail sales growth jumped to 9.8% from a year ago in June compared to 8.6% in May.

"Bulls might claim that this is a result of the resilience of the Chinese economy and the effectiveness of Beijing's countercyclical easing measures," wrote the Nomura economists said in a note.

But "we recommend caution, as we see no strong signals that China's economy bottomed out in June," they added.

Trade data on Friday showed China's June exports contracted from a year ago due to higher U.S. tariffs. Imports into China also shrank sharply due to slowing domestic demand.

There are fears of an economic slowdown globally if the U.S.-China trade war persists.
Weak second quarter Chinese economic growth "may cause wobbles in the rest of Asia if the slowdown ignites worries of trade tensions," said Vishnu Varathan, head of Asia and Oceania economics and strategy at Mizuho Bank.
With China's exports slowing, "what's more worrying is an even sharper slowdown in China's imports flags risks of supply-chain effects hurting rest of Asia for which China remain a major market," Varathan said in a note on Monday.

— Reuters contributed to this report.
China posts its lowest quarterly growth in 27 years as the trade war drags on

https://www.cnbc.com/2019/07/15/china-economy-beijing-posts-q2-gdp-amid-trade-war-with-us.html?__source=iosappshare%7Ccom.yahoo.Aerogram.ShareExtension

__._,_.___

Posted by: Alex Tran 

TT Trump: Chống thương mại bất công của ĐCSTQ bằng hành động nghiêm khắc nhất

 


----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen <>
Sent: Saturday, August 10, 2019, 10:51:16 PM EDT
Subject: PHẦN VI (KTTT 115): TT TRUMP CHỐNG THƯƠNG MẠI BẤT CÔNG CỦA ĐCSTQ BẰNG HÀNH ĐỘNG NGHIÊM KHẮC NHẤT




1 attachment hi`nh



TT Trump: Chống thương mại bất công của ĐCSTQ bằng hành động nghiêm khắc nhất
Ngày 15/7, trong hoạt động thường niên “Made in America”
 được tổ chức tại Nhà Trắng,

Tổng thống Trump đã có bài phát biểu và nhắc đến chiến
 tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

 Ông cho biết, Mỹ đang lựa chọn các hành động nghiêm
khắc nhất trong lịch sử, để đối kháng lại hành vi lạm dụng
 thương mại lâu nay của chính quyền đảng Cộng sản
Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông Trump một lần nữa chỉ trích việc Trung Quốc rút lại
cam kết thương mại trước đó.




TT Trump chong thuong mai bat cong - hinh 1 (Attachment)




Năm nay là năm thứ 3 Nhà Trắng tổ chức hoạt động
thường niên trưng bày sản phẩm “Sản xuất tại Mỹ”
(Made in America).

Nhiều đại diện các nhà sản xuất đến từ 50 bang trên toàn
nước Mỹ được mời đến Nhà Trắng để trưng bày các sản
 phẩm của họ, tạo đà phát triển cho hàng “Made in America”.

Khi nói đến chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Tổng thống Trump cho biết, chính phủ Mỹ trước đây cho phép nước ngoài đánh cắp công việc của Mỹ và cướp đoạt tài sản sản của Mỹ, hiện tượng này đã kéo dài nhiều năm, nhưng sẽ không tiếp tục xảy ra nữa.

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ đã kéo dài hơn một năm, hai nước đàm phán đến đầu tháng 5 năm nay thì bị đổ bể, sau cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập hồi cuối tháng 6,

hai bên đồng ý tạm hưu chiến, khởi động lại đàm phán thương mại, nhưng sự bất đồng giữa hai bên vẫn còn rất lớn.
Phân tích cho rằng, chiến tranh thương mại có thể sẽ kéo dài.

Đến hiện tại, Mỹ đang áp thuế 25% đối với 250 tỉ USD
hàng hoá Trung Quốc, Trung Quốc cũng đang áp thuế
từ 5%-25% đối với 110 tỉ USD hàng hoá Mỹ để trả đũa.
Tổng thống Trump:
ĐCSTQ rút lại cam kết trong đàm phán, Mỹ lập tức tăng thuế quan.
Trong hoạt động lần này tại Nhà Trắng, ông Trump nhắc đến bản tin đăng trên trang nhất của Wall Street Journal (WSJ) về tăng trưởng kinh tế của Trung  Quốc thấp nhất trong 27 năm qua,

ông cho biết đây không phải là điều ông muốn nhìn thấy. Ông nói: “Chúng tôi và Trung Quốc đã đạt được cam kết,
 nhưng họ (ĐCSTQ) quyết định không làm theo cam kết
này. Họ nói: ‘Để chúng ta cùng đàm phán lại.’

Tôi nói, ‘Không, cảm ơn’.
Kết quả, chúng tôi đã trưng thu thuế quan (hàng hoá) Trung Quốc, thu thuế quan rất cao.”

Tuần trước, ông Trump chia sẻ trên Twitter rằng, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong Quý 2 thấp nhất trong 27 năm qua.

 Thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc, có ảnh hưởng rất lớn đến những công ty muốn rời Trung Quốc, chuyển sang các nước không bị ảnh hưởng bởi thuế quan.

Rất nhiều công ty đang rời Trung Quốc.
Đây là nguyên nhân mà Trung Quốc muốn đạt được cam kết với Mỹ.

Số liệu được Trung Quốc chính thức công bố hôm thứ Hai tuần này (15/7) cho thấy, tăng trưởng kinh tế trong Quý 2 năm 2019 của Trung Quốc là 6,2%, thấp hơn mức 6,4% của Quý 1, đồng thời cũng thấp hơn mức dự báo của các chuyên gia kinh tế (dự báo 6,3%).


Hôm thứ Hai, tờ WSJ đưa tin, kinh tế Trung Quốc trong Quý 2 đã bị ảnh hưởng bởi đàm phán thương mại Mỹ – Trung đang gặp trắc trở.

Đầu tháng 5, đàm phán thương mại Mỹ – Trung rơi vào bế tắc, khiến cho triển vọng đạt được cam kết vào cuối tháng 5 bị dập tắt, mặc dù cuối tháng 6.
Hội nghị Trump – Tập đã thúc đẩy đàm phán trở lại quỹ đạo, nhưng doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lo lắng hai nước
 khó có thể giải quyết những bất đồng và chia rẽ.
Tổng thống Trump:
Không có nông dân nào bảo tôi cần phải nhanh chóng đạt được thoả thuận.
Về việc Trung Quốc dừng mua sản phẩm nông sản của Mỹ trong chiến tranh thương mại, Tổng thống Trump cho biết, đối với nông dân mà nói, Mỹ đã tiến hành trưng thu hàng chục tỉ USD thuế quan từ Trung Quốc.

 Ông hỏi Bộ trưởng Nông nghiệp Sonny Perdue về kim ngạch nông sản Mỹ bị tổn thất, ông Sonny Perdue trả lời là 16 tỉ USD

Ông Trump nói tiếp, thuế quan mà Mỹ thu được vượt xa con số 16 tỉ USD, “Chúng ta sẽ giúp đỡ họ (nông dân),bởi vì họ là những người yêu nước vĩ đại.

Chúng ta sẽ cho đưa cho họ 16 tỉ USD.
Và chúng ta cũng vừa mới làm được, đã được  phê chuẩn rồi.”

“Do đó, nông dân của chúng ta không hề mất bất cứ thứ gì bởi hành động nhắm vào họ của Trung Quốc.

Họ (ĐCSTQ) nhắm vào nông dân. Họ nói, ‘Thái độ của Tổng thống Trump đối với nông dân rất tốt. Nông dân yêu mến ông, ông cũng yêu mến nông dân, do đó chúng tôi sẽ làm tổn hại nông dân [mà ông Trump yêu mến].'”

Ông nói tiếp, nông dân Mỹ là những người yêu nước, không có một người nào bảo ông cần nhanh chóng đạt được thoả thuận thương mại với Trung Quốc.

Tuần trước, trên Twitter, ông Trump còn nói, Mỹ đang thu thuế quan từ Trung Quốc, thuế quan là do ĐCSTQ phá giá (đồng Nhân dân tệ) và in tiền giấy chi trả, chứ không phải do người nộp thuế của Mỹ chi trả!
“ĐCSTQ trả giá rất đắt”, Tổng thống Trump nói:

“Chúng tôi đang dùng hành động nghiêm khắc nhất trong lịch sử để đối kháng lại hành vi thương mại không công bằng trong thời gian dài của Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Ông nói, thâm hụt thương mại Mỹ – Trung đã kéo dài nhiều năm.
Ông còn phê bình Tổng thống đảng Dân chủ Obama chấp chính 8 năm, nhưng không có bất cứ hành động nào.

“Hiện tại họ (ĐCSTQ) đã trả giá rất lớn, hy vọng chúng
 ta có thể nhìn thấy những gì sẽ xảy ra.” ông nói.

Khi nhắc đến mối quan hệ với Trung Quốc và Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Trump cho biết, Mỹ
sẽ giữ mối quan hệ tốt với Trung Quốc, ông Tập Cận Bình là bạn của ông, ông Tập là người bạn tốt

. “Tôi đã từng nói ông ấy là bạn tốt của tôi, hiện giờ chúng
tôi có thể không quá thân cận. Tôi phải vì quốc gia của chúng ta.”

Ông cho biết, ông Tập Cận Bình đứng bên phía Trung
Quốc, còn ông đứng ở phía Mỹ.

Thực tế, nếu tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc sớm được giải quyết, thì cục diện đối lập này sẽ không xảy ra.

Nói về quan hệ thương mại với Trung Quốc, ông Trump cho biết, mỗi năm nước Mỹ mất gần 400 hoặc 500 tỉ USD, không bao gồm thiệt hại do quyền sở hữu trí tuệ bị đánh cắp..

Giá trị quyền sở hữu trí tuệ bị thiệt hại có thể là 300 tỉ USD.
“Do đó, cộng thêm 500 tỉ USD, mỗi năm chúng ta tổn thất 800 tỉ USD cho Trung Quốc.”

Huệ Anh
(Theo Epoch Times)
(From: vi nguyen <vivasup6@yahoo.ca>, 7/17/2019, 9:52 AM)
--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "PhucHungViet" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to PhucHungViet+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/PhucHungViet/CAPyUhhGFfcD75wWUTs966qwSFr%3Db4WCteg19v2sFPrJ3S2BUiA%40mail.gmail.com.
__._,_.___

Posted by: Alex Tran 

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI khiến tài sản của giới triệu phú TQ giảm 530 tỷ USD



----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen 
Sent: Saturday, August 10, 2019, 11:57:01 PM EDT
Subject: PHẦN VI (KTTT 115): CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI khiến tài sản của giới triệu phú TQ giảm 530 tỷ USD




3 attachments hi`nh

Chiến tranh thương mại khiến tài sản của giới triệu phú TQ giảm 530 tỷ USD
Hôm thứ Ba (9/7) vừa qua, Tạp chí Quartz (Mỹ) đưa tin, do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung năm 2018, tổng tài sản của các triệu phú Trung Quốc đã sụt giảm gần 530 tỷ đô la Mỹ.



Chien tranh thuong mai khien tai san - Hinh 1 (attachment)




Chiến tranh thương mại khiến tài sản của giới triệu phú TQ giảm 530 tỷ USD

Trước thời điểm năm 2017, số lượng triệu phú trên thế giới không ngừng tăng lên trong suốt bảy năm liên tiếp. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến 2018, số lượng triệu phú trên thế giới đã giảm khoảng 100.000 người, trong đó tỷ lệ sụt giảm nhiều nhất chính là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Các cá nhân có giá trị tài sản cao nhất (HNWI) là thuật ngữ ám chỉ những người có giá trị tài sản từ 1 triệu Đô la Mỹ (khoảng 6 triệu Nhân dân tệ) trở lên. Mỹ hiện là nơi có nhiều HNWI sinh sống nhất, với hơn 5,3 triệu người. Các vị trí tiếp theo là Nhật Bản (hơn 3,1 triệu người), Đức (hơn 1,35 triệu người), Trung Quốc (gần 1,2 triệu người) và Pháp (hơn 600.000 người).

Theo báo cáo năm 2019 hãng tư vấn Capgemini của Pháp, tổng tài sản của các HNWI ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã giảm 1 nghìn tỷ đô la trong năm 2018,  từ 21,6 nghìn tỷ đô la xuống còn 20,6 nghìn tỷ đô la.

Trong số đó, tài sản của các triệu phú tại Trung Quốc Đại Lục chiếm tỷ lệ sụt giảm nhiều nhất, lên tới 530 tỷ đô la Mỹ (chiếm một nửa lượng tài sản sụt giảm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương).

Đặc biệt, số lượng triệu phú Trung Quốc cũng giảm đáng kể. Từ năm 2010 đến 2014, số người nắm giữ giá trị tài sản hơn 10 triệu Nhân dân tệ (khoảng 1,5 triệu đô la) Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi, lên đến khoảng một triệu người. Nhưng từ năm 2017 đến 2018, Trung Quốc lại mất đi gần 67.000 triệu phú.

Để so sánh, tại khu vực Bắc Mỹ, tổng giá trị tài sản của giới HNWI giảm 1,1% (thấp hơn mức trung bình của thế giới). Số lượng triệu phú tại Mỹ cũng tăng nhẹ. Tổng tài sản của giới HNWI châu Âu cũng giảm tương đương Trung Quốc, khoảng 500 tỷ USD. Tuy nhiên, số lượng triệu phú châu Âu chỉ giảm 0,5%. Trung Đông là khu vực duy nhất có số lượng và giá trị tài sản của triệu phú tăng trưởng.

Theo Quartz báo cáo, việc tổng tài sản của các triệu phú ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 1 nghìn tỷ đô la có liên quan đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Theo Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và chỉ số tổng hợp chứng khoán Thâm Quyến, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm 25% trong năm 2018.

William Adams, chuyên gia kinh tế quốc tế cao cấp tại Tập đoàn Dịch vụ Tài chính PNC, cũng nhận định sự sụt giảm số lượng triệu phú Trung Quốc chịu tác động lớn bởi sự sụt giảm thị trường chứng khoán Trung Quốc trong năm 2018 và sự mất giá của đồng Nhân dân tệ so với đồng Đô la Mỹ.

Ông nói với Quartz, sự mất giá của đồng Nhân dân tệ chủ yếu là “do chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng căng thẳng.”

Trước đây, Chính phủ Trung Quốc giám sát tỷ giá Nhân dân tệ rất chặt chẽ, nhưng gần đây lại có dấu hiệu nới lỏng mức độ can thiệp và để thị trường thả nổi đồng Nhân dân tệ.

Ông Adams cho hay, các nhà hoạch định chính sách của ĐCSTQ cho phép các lực lượng trên thị trường thao túng khiến đồng Nhân dân tệ suy yếu “một phần vì sự mất giá của đồng Nhân dân tệ có thể bù đắp được ảnh hưởng của thuế quan Mỹ đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc.”

Chính phủ Mỹ đã không ít lần chỉ trích việc ĐCSTQ phá giá đồng Nhân dân tệ.
Minh Ngọc(trithucvn)

Gia tộc Giang Trạch Dân kiểm soát các doanh nghiệp Trung Quốc

Trước hàng loạt cáo buộc và lệnh cấm của Mỹ với tập đoàn viễn thông Huawei Trung Quốc, không ít người đã chú ý đến hậu thuẫn phía sau tập đoàn này. Mới đây, một cuộc khảo sát cho thấy nhiều nhân viên Huawei cũng làm việc cho các cơ quan tình báo và quân sự Trung quốc.

 Thậm chí, nhiều nguồn tin còn phơi bày rõ, Huawei và một số công ty công nghệ cao đang bị Mỹ trừng phạt có mối liên hệ mật thiết với gia tộc cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân và bị kiểm soát chặt chẽ.

Quách Văn Quý: Gia tộc Giang Trạch Dân kiểm soát các doanh nghiệp Trung Quốc



Gia toc Giang Trach Dan - Hinh 1
(attachment)



Mỹ đang nhắm vào các nhà máy bán dẫn thuộc kiểm soát của phe Giang

Mới đây, tờ Telegraph đưa tin, nhóm chuyên gia thuộc Hội Henry Jackson (HJS) của Anh đã phân tích hồ sơ xin việc của khoảng 25.000 nhân viên Huawei và thấy rằng một số trong số họ làm việc cho các cơ quan tình báo hoặc quân đội Trung Quốc. Họ dường như có quan hệ chặt chẽ theo hệ thống và cấu trúc.
Hồi tháng Năm vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã liệt Huawei và 68 chi nhánh của công ty này vào danh sách đen “Entity List” (bao gồm các cá nhân, công ty và tổ chức bị nghi ngờ có khả năng gây hại tới an ninh quốc gia Mỹ), đồng nghĩa với việc cấm công ty này mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ.

Đến tháng 6, một số công ty công nghệ khác của Trung Quốc cũng bị liệt vào “danh sách đen”,
trong đó đáng kể nhất là năm công ty lớn gồm Công ty siêu máy tính Sugon, Viện Công nghệ Điện toán Vô Tích Giang Nam, Công ty Đầu tư Công nghệ Tiên tiến Hải Quang Thiên Tân, Mạch Tích hợp Hải Quang Thành Đô và Công nghệ Vi điện tử Hải Quang Thành Đô.

Tỷ phú Quách Văn Quý tiết lộ, việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt với các doanh nghiệp này khiến ĐCSTQ phải chịu đả kích không kém so với việc cấm vận Huawei, bởi hầu hết các công ty này đều do phe cánh ở Thượng Hải, do Giang Trạch Dân làm chủ đầu tư vào.

Ông nói: “Hãy nhìn các biện pháp trừng phạt các công ty công nghệ này, cũng như lệnh trừng phạt Huawei, những gì được cho là không thể xảy ra trong quá khứ thì đến nay đều đã diễn ra. Huawei thê thảm hơn so với những gì chúng ta nghĩ rất nhiều!”

Vậy đứng sau các công ty Trung Quốc bị Mỹ đưa vào “danh sách đen” là ai?
Huawei nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Giang Trạch Dân

Huawei được Nhậm Chính Phi thành lập vào năm 1987. Sau khi ông Giang Trạch Dân, lãnh đạo của ĐCSTQ khi đó đến thăm vào năm 1994, “công ty lên nhanh như diều gặp gió” – “Thời báo tài chính” (Financial Times) tại Anh dẫn lời cựu giám đốc Huawei hồi tháng 12 năm ngoái.
Bài báo cho biết, Nhậm Chính Phi nhận được sự hỗ trợ to lớn của các quan chức cao cấp. Chỉ vài năm sau, Huawei được giao cho phụ trách xây dựng mạng lưới liên lạc phạm vi toàn quốc của quân đội Trung Quốc.

Huawei cũng giành được “Dự án khiên chắn vàng”, hệ thống giám sát và phong tỏa mạng Internet mà Giang Miên Hằng (với mệnh danh “vua viễn thông”), con trai cả của Giang Trạch Dân làm nhân vật chủ chốt.

Huawei phát triển mạnh mẽ trong thời gian Giang Trạch Dân kiểm soát Trung Nam Hải.

Một người từng làm trong Huawei tiết lộ, hễ Giang Trạch Dân đến Thâm Quyến, nhất định sẽ đến Huawei. Cũng có thông tin lưu truyền về việc Giang Miên Hằng thường ra chỉ thị cho Nhậm Chính Phi, và sở dĩ Huawei phát triển được là nhờ sự hậu thuẫn của gia tộc họ Giang.



Gia toc Giang Trach Dan - Hinh 2 (attachment)



Bà Mạnh Vãn Châu, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Tài chính của Tập đoàn Huawei. Bà Mạnh cũng là con gái của người sáng lập Huawei Nhập Chính Phi. (Ảnh từ trang web của Huawei)


Ông Quách Văn Quý cho biết, mỗi chiếc điện thoại di động của Huawei đều có chức năng giám sát. Vấn đề của Huawei và bản thân bà Mạnh Vãn Châu chính là lừa đảo hòng đánh cắp công nghệ để hỗ trợ gia tộc Giang Trạch Dân giám sát toàn bộ người dân Trung Quốc.

“Các người (ám chỉ Huawei) đang trợ giúp gia tộc này này cướp bóc của cải của 99% người dân của chúng tôi. Còn dám nói không phải sao?”

Con gái của ông Nhậm Chính Phi, Giám đốc điều hành Mạnh Vãn Châu và Huawei đều bị Hoa Kỳ khởi tố. Mạnh Vãn Châu đã bị bắt ở Canada hồi tháng 12 năm ngoái và hiện đang được tại ngoại tại Vancouver. Tháng 1 năm nay, Mỹ chính thức yêu cầu dẫn độ Mạnh Vãn Châu, đồng thời cáo buộc bà Mạnh cùng Huawei 23 tội danh.

Gia tộc họ Giang đứng sau hậu thuẫn cho cách công ty công nghệ cao của Trung Quốc

Ngoài Huawei, năm công ty công nghệ cao khác của Trung Quốc bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đều thuộc hai lĩnh vực, một là siêu máy tính, hai là chip ứng dụng.

Tương tự Huawei, nhà lãnh đạo công ty siêu máy tính Trung Quốc và lịch sử của Sugon cũng không thể tách rời gia tộc Giang Trạch Dân.

Công ty Sugon ngay khi thành lập vào tháng 12/2006, Giang Trạch Dân đã xác lập nó như một công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ máy tính.

Sugon sau đó đã nhận được lượng lớn kinh phí tài trợ nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc và trở thành thành viên của “đội tuyển quốc gia” trong lĩnh vực này.
Loại “đội tuyển quốc gia” này chủ yếu dựa vào trợ cấp của chính phủ và kinh phí cho dự án quốc gia để tồn tại. Nó không thể tách rời khỏi sự hỗ trợ liên tục của chính phủ.

Thực tế, Sugon được thành lập và hỗ trợ bởi Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Giang Miên Hằng, Viện phó Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc thời điểm đó từng nhiều lần đến thăm Sugon, và còn làm cố vấn cho Ủy ban Chuyên gia Siêu máy tính của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Dưới sự lãnh đạo của Giang Miên Hằng, các quân đoàn tư bản thuộc “hệ thống khoa học Trung Quốc”, bao gồm các công ty trong “đội tuyển quốc gia” như Godson, Sugon và Hongqi, đã kết nối chặt chẽ với ngành viễn thông và tư bản Thượng Hải, trở thành công cụ hốt bạc cho gia tộc Giang Trạch Dân.

“Dự án khiên chắn vàng” và “Tường lửa trường thành” nhằm phong tỏa mạng của ĐCSTQ, hệ thống giám sát an ninh công cộng của ĐCSTQ cùng các giải pháp điện toán đám mây của Cục Công an tại nhiều địa phương đều có sự tham gia sâu sát của Sugon.
Viện Công nghệ Điện toán Vô Tích Giang Nam, một công ty siêu máy tính khác, đã công khai tiết lộ rằng, Viện Công nghệ Điện toán Giang Nam thành lập tháng 6/1951, vốn là Viện Nghiên cứu số 56 của Bộ Tổng tham mưu ĐCSTQ. Đây chính là viện nghiên cứu máy tính lớn nhất của quân đội ĐCSTQ.

Hệ thống máy tính hiệu suất cao MPP và hệ thống cụm máy tính do Viện này phát triển đã được Giang Trạch Dân tâng bốc là “thần uy”, chủ yếu được sử dụng trong các lĩnh vực quân sự như mô phỏng vụ nổ hạt nhân.

Năm 1993, công ty này còn được Quân ủy Trung ương ĐCSTQ trao tặng danh hiệu “Viện nghiên cứu đi đầu về khoa học và công nghệ tiên tiến”.

Ba nhà sản xuất chip ứng dụng khác chịu lệnh trừng phạt của Mỹ gồm có Công ty Đầu tư Công nghệ Tiên tiến hải Quang Thiên Tân, Mạch Tích hợp Hải Quang Thành Đô và Công nghệ Vi điện tử Hải Quang Thành Đô.

 Kênh truyền thông tại Đại Lục tiết lộ rằng, ba công ty này có mối liên hệ khá thân cận với Sugon nên đã bị liên lụy.

Sugon chiếm 26% cổ phần của Công ty Đầu tư Công nghệ Tiên tiến hải Quang Thiên Tân, 70% cổ phần của Mạch Tích hợp Hải Quang Thành Đô; mà Mạch Tích hợp Hải Quang Thành Đô lại sản xuất chip cho Công nghệ Vi điện tử Hải Quang Thành Đô, do đó giữa các công ty này có một mạng lưới các mối quan hệ đan xen mật thiết và phức tạp.
Huawei và các công ty khác do gia tộc Giang Trạch Dân kiểm soát

Trong một video phát trực tiếp trên Youtube vào ngày 9/12 năm ngoái, ông Quách Văn Quý còn tiết lộ, không chỉ có các công ty bị Mỹ trừng phạt, mà top 10 công ty hàng đầu Trung Quốc như Huawei, Alibaba, Tencent, North Industries, Norinco, Poly Group, Ping An Group, Zhenhua Oil, ZTE và Nuclear thực chất đều là “doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước được quân sự hóa” do gia tộc Giang Trạch Dân kiểm soát.
Ông Quách cho hay, lãnh đạo của các doanh nghiệp này, bao gồm cả Mạnh Vãn Châu của Huawei, đều có 3 thân phận.

Thứ nhất, họ có quân hàm, được hưởng đãi ngộ cả bên quân đội và hành chính quốc gia, có cả danh hiệu trong Bộ An ninh quốc gia. Thứ hai, những người này là đối tượng quan trọng được bảo hộ và trợ giúp trong giới tài chính Trung Quốc.

Thứ ba, trong lĩnh vực ngoại giao, họ được hưởng 100% quyền lực nhà nước.

“Nếu không thì vì sao Mạnh Vãn Châu vừa xảy ra vấn chuyện, Bộ Ngoại giao Trung quốc sẽ lập tức ra mặt. Thử nghĩ xem, ở các doanh nghiệp khác, liệu Bộ Ngoại giao có ra mặt như vậy không?”
Tài sản của gia tộc Giang Trạch Dân ở nước ngoài khiến người ta giật mình kinh hãi
Hồi tháng Tư năm nay, ông Quách Văn Quý cũng cáo buộc gia tộc họ Giang đã tích lũy ít nhất 1.000 tỷ USD tiền biển thủ ngân sách Trung Quốc và Giang Chí Thành đã nỗ lực rửa một nửa số tiền đó ra nước ngoài.

Ông nói, gia tộc họ Giang kiểm soát hàng nghìn doanh nghiệp và thông qua hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước, công cụ tài chính, tổ chức tài chính, hạn mức bảo đảm, lợi dụng đặc quyền thân phận “Thái tử Đảng” cùng nhiều thủ đoạn khác tiến hành rửa tiền ở nước ngoài hàng trăm tỷ đô la.

Ông Quách còn nhấn mạnh, mọi người sẽ nhanh chóng thấy phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có với gia tộc họ Giang, “các quan chức sẽ sớm tuyên bố tiến hành niêm phong tài sản ở nước ngoài của những kẻ giặc cướp nước này”.
Không những vậy, ông Quách còn nói rằng ông sẽ gửi thông tin đến Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngũ Giác Đài, CIA, FBI, Bộ An ninh Nội địa và các cơ quan chịu trách nhiệm pháp lý.

“Và tôi thề, tôi sẵn sàng ra làm chứng trước Quốc hội Mỹ và các cơ quan tư pháp bề những gì mình đã nói.”

Minh Ngọc (Theo EpochTimes)
(From: vi nguyen <vivasup6@yahoo.ca>, 7/16/2019, 2:02 PM)
--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "PhucHungViet" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to PhucHungViet+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/PhucHungViet/CAPyUhhH%2BBS9_FxN90f6dOLExfdYpR7Y6R8evO%3DNCK348VvZWyA%40mail.gmail.com.
__._,_.___

Posted by: Alex Tran 

LỊCH SỬ THƯƠNG CHIẾN MỸ NHẬT TÁI DIỄN VỚI TRUNG QUỐC


Kính thưa qúi vị,

Trong chính sách kinh tế của một quốc gia, thuế nhập khẩu có thể được sử dụng như một phương cách hữu hiệu để bảo vệ và khuyến khích hàng nội địa mới được sản xuất, chưa nhận được sự quen thuộc và tin tưởng của người dân nên cần được chính phủ ban hành chính sách bảo vệ nó cho đến khi loại hàng hóa đó vững mạnh có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khi tăng thuế nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu cùng loại sẽ có giá bán cao hơn trong thị trường quốc nội nên giới tiêu thụ sẽ tìm hiểu và so sánh giá cả, chất lương để chọn mua loại hàng phù hợp với ý muốn. Từ ngữ kinh tế học gọi trường hợp tăng thuế nhập khẩu này là thiết lập hàng rào thuế quan để bảo vệ hàng nội địa hoặc thi hành“ chính sách bảo hộ mậu dịch “.

TT Trump công bố ngân sách quốc gia sẽ chi ra $16 tỷ USD để bồi thường hoặc giải cứu cho nông dân Mỹ bị thiệt hại vì thương chiến với Trung Quốc của TT Donald Trump. Số tiền trợ cấp này tùy thuộc vào diện tích canh tác và tùy thuộc vào từng địa phương. Mức bồi thường thấp nhất sẽ là $15 USD/1 hecta và nhiều nhất là $150/1 hecta.

TT Trump cũng đã công bố chính thức tăng thêm 10% thuế nhập khẩu vào các mặt hàng từ Trung quốc nhập vào Mỹ bắt đầu từ ngày 1/9/2019 và để đối phó với việc áp thuế nhập khẩu ( 10% trên 300 tỷ hoặc 25% trên 250 tỷ giá hàng nhập khẩu từ Trung quốc vào Mỹ ) chính phủ Trung quốc đã và đang áp dụng đúng theo bài bản trong lý thuyết những vấn đề trong kinh tế quốc tế, cụ thể là :

1/ Chính phủ Trung quốc sẽ yêu cầu các công ty xuất khẩu hàng Trung Quốc sang Hoa kỳ giảm giá bán để đối phó với việc tăng thuế quan của Mỹ làm giá hàng tăng cao thêm sẽ làm hàng hóa bị ế ẩm

2/ Nếu các công ty xuất khẩu Trung quốc không thể hạ giá hàng hóa vì không muốn bị lỗ thì chính phủ Trung quốc có thể phá giá đồng tiền sẽ dẫn đến hậu quả làm cho đồng tiền mất giá và hàng hóa sẽ tự động bị giám gíá bán

Chúng ta đã biết tiền tệ là vật để định giá các sản phẩm, hàng hóa. Phá giá là phương cách làm cho đồng tiền bị mất giá, tức là hàng hóa sẽ bị giảm giá xuống một mức thấp hơn so với mức giá đã được quy định trước đó

Chúng ta thử lấy một ví dụ cho dễ hiểu :

Tỷ giá hối đoái trước khi Trung quốc phá giá đồng nhân dân tệ ( NDT ) là 1 USD đổi được 7 NDT hay $1 USD ăn $7 NDT gọi lá tỷ giá hối đoái, nghĩa là cứ $100 Mỹ kim tương đương với $700 NDT

Sau khi phá giá đồng nhân tệ 12%, tỷ giá hối đoái là $1 USD = 700 x 12% = 840 NDT

Một món hàng Trung quốc trước kia giá 700 NDT tại Trung quốc, khi nhập vào Mỹ có giá $100 USD nay chỉ còn giá $83.4 USD không còn giá $100 nữa nghĩa là hàng hóa Trung quốc rẻ được $16.60 tại thị trường Mỹ nên khi cộng thêm tiền thuế hải quan cộng thêm với thuế bổ sung, giá hàng hóa Trung quốc cũng không đến nỗi cao lắm .

3/ Trung quốc sẽ giảm xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ hoặc tạm ngưng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ

4/ Trung quốc tìm thị trường mới tại các quốc gia khác như Âu châu, Phi châu, Á châu … để xuất khẩu hàng hóa đồng thời tìm các nhà cung cấp mới để thay thế việc chấm dứt hoặc giảm hàng nhập khẩu từ Mỹ sẽ làm cho nhiều công ty xuất khẩu Mỹ bị mất thị trường, mất cơ hội làm ăn.

Trong thị trường Mỹ, công ty nhập khẩu Mỹ sẽ phải ứng trước tiền trả cho các khoản thuế quan để nhận hàng về Công ty, kế tiếp, công ty sẽ phải tăng giá bán lại sản phẩm cho thị trường trong nước Mỹ để bù đắp chi phí thuế quan mà họ đã ứng trước trả cho chính phủ Mỹ.

Nói cách khác, đây là cách làm buộc giới tiêu thụ tức là nhân dân Mỹ phải gánh chịu phần thuế nhập khẩu mà TT Trump đã tăng đối với hàng hóa nhập từ Trung quốc, nghĩa là các công ty nhập khẩu Mỹ đã chuyển gánh nặng đóng thuế quan sang giới tiêu thụ

Trong thực tế, giá trị hàng hóa Mỹ nhập từ Trung quốc nhiều gấp 4 lần trị giá hàng hóa Trung quốc nhập từ Mỹ nên khi TT Trump áp thuế cao bao nhiêu thì giới tiêu thụ Mỹ phải è lưng ra gánh giùm cho chủ nhân các công ty nhập khẫu, gây nên tình trạng sưu cao thuế nặng, vật giá gia tăng trong khi tiền lương không tăng,

Ví dụ một người công nhân kiếm được $2.000/tháng vừa đủ trả cho tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn… nhưng vì vật giá leo thang, số tiền $2.000/tháng đó không còn đủ trang trải chi phí trong gia đình nữa có thể so sánh như tiền lương bị giảm sút.

VIệc phá giá đồng tiền trong chiến tranh thương mại vẫn thường được các quốc gia áp dụng, ví dụ thương chiến MỸ - Nhật năm 1980

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung quốc đã kéo dài hơn một năm qua, nhiều người say mê Trump luôn đưa lên diễn đàn “ Trump đại thắng “ hoặc “ Trump là thần chiến thắng “ trong mọi quốc chiến nhưng theo thiển ý của kẻ hèn này thì trong chiến tranh, cả hai bên đều bị tổn thất, chỉ là khéo che đậy tổn thất của mình nên cần trả lời câu hỏi là “ bên nào bị thiệt hại nhiều hơn “ mới đúng.
..
Trân trọng,
Phúc Linh

Cuộc chiến Mỹ - Trung: 'Bộ phim làm lại' của chiến tranh thương mại Mỹ - Nhật 30 năm trước

Trở lại những năm 1980, Nhật Bản từng bị xem là mối đe dọa kinh tế lớn nhất đối với Mỹ, kèm theo những cáo buộc về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. 30 năm sau, Mỹ đối xử với Trung Quốc y như những gì đã làm với Nhật Bản.

Nguyễn Thị Kim Dung

“Việc chính phủ ‘bật đèn xanh’ cho hành vi nhái các sản phẩm của Mỹ chính là đang ăn cắp tương lai của chúng ta, và như thế có nghĩa là không còn thương mại tự do”, Tổng thống Mỹ khi đó, ông Ronald Reagan, từng nói về Nhật Bản sau khi Thỏa ước Plaza được chốt vào tháng 9/1985 (gồm 5 thành viên gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp).

Hôm nay, những gì xảy ra với Trung Quốc giống như một phiên bản làm lại của bộ phim những năm 1980 ấy, không phải hoàn toàn nhưng cũng giống ở nhiều khía cạnh. Trong đó, một ngôi sao truyền hình thực tế được sắp xếp để thay thế một ngôi sao điện ảnh Hollywood trong vai tổng thống và một nhân vật phản diện mới thay thế cho Nhật Bản.

Trở lại những năm 1980, Nhật Bản từng bị xem là mối đe dọa kinh tế lớn nhất đối với Mỹ, không chỉ bởi hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ mà còn bởi tình trạng thao túng tiền tệ, chính sách công nghiệp được nhà nước trợ cấp, bòn rút ngành công nghiệp của Mỹ, và có thâm hụt thương mại song phương lớn với Mỹ.

Trong mối quan hệ bế tắc với Washington, Tokyo cuối cùng đã “nhắm mắt làm ngơ” và phải trả cái giá rất đắt là gần 3 thập kỷ mất mát với kinh tế trì trệ và giảm phát.

Bây giờ, cốt truyện đó đang lặp lại với Trung Quốc.

Ngoài việc cùng chung chủ nghĩa trọng thương không mấy thân thiện, Nhật Bản và Trung Quốc đều một điểm chung khác là họ đều trở thành nạn nhân của thói quen chuyên biến người khác trở thành “vật tế thần” cho các vấn đề kinh tế riêng của Mỹ.

Giống như đòn giáng với Nhật Bản vào những năm 1980, những gì mà Mỹ trừng phạt Trung Quốc ngày nay là kết quả của tình trạng kinh tế vĩ mô của Mỹ ngày càng mất cân bằng.

Trong cả hai trường hợp, tổng tiết kiệm quốc nội của Mỹ bị thiếu hụt trầm trọng khiến thâm hụt tài khoản vãng lai và thương mại lớn, châm ngòi cho cuộc chiến giữa quốc gia nay với hai cường quốc của châu Á.

Khi ông Reagan nhậm chức tổng thống Mỹ vào tháng 1/1981, tổng tiết kiệm quốc nội ròng đạt 7,8% tổng thu nhập quốc gia, và tài khoản vãng lai về cơ bản đang cân bằng.

Trong vòng hai năm rưỡi sau đó, vì chính sách giảm thuế “điên cuồng” của ông Reagan, tổng tiết kiệm quốc nội của Mỹ giảm xuống 3,7% GDP, tài khoản vãng lai và thương mại hàng hóa rơi vào tình trạng thâm hụt liên miên.

Trong vấn đề này, bản thân Mỹ cũng là nguyên nhân rất lớn.

Tuy nhiên, chính quyền ông Reagan lại chối bỏ điều đó, gần như không có đánh giá đúng đắn về mối quan hệ giữa tổng tiết kiệm quốc nội và tình trạng mất cân bằng thương mại. Thay vào đó, mọi tội lỗi bị đổ lên đầu Nhật Bản, quốc gia khi đó chiếm 42% trong thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ trong nửa đầu những năm 1980.

Nhật Bản sống với nhiều lời cáo buộc về hành vi thương mại bất hợp pháp và không công bằng. Người đi đầu trong phong trào chống lại Nhật Bản khi đó là Robert Lighthizer, Phó Đại diện Thương mại Mỹ, khi đó còn khá trẻ.

30 năm sau đó, mọi chuyện lại diễn ra y chang. Không giống ông Reagan, Tổng thống Donald Trump không “thừa kế” một nền kinh tế Mỹ với kho tiết kiệm dồi dào.

Khi ông Trump nhậm chức hồi tháng 1/2017, tổng tiết kiệm quốc nội chỉ đạt 3% GDP, thấp hơn nhiều so với thời của ông Reagan. Tuy nhiên, cũng giống như người tiền nhiệm của mình, Trump chọn cách giảm mạnh thuế với mục tiêu lần này là khiến cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Kết quả rõ ràng có thể dự đoán trước, là thâm hụt ngân sách tăng, tổng tiết kiệm quốc nội ròng giảm xuống 2,8% GDP vào cuối năm 2018, đẩy Mỹ vào tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng với thế giới.

Thâm hụt tài khoản vãng lai là 2,6% GDP và thâm hụt thương mại hàng hóa là 4,5% GDP vào cuối năm 2018

Và đây là lúc Trung Quốc bị đưa lên “bàn tế”, giống như Nhật Bản vào những năm 1980.

Nhìn bề ngoài, mối đe dọa mang tên Trung Quốc có vẻ nghiêm trọng hơn, vì Trung Quốc chiếm tới 48% thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ trong năm 2018, cao hơn con số của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự so sánh này không còn đúng vì chuỗi cung ứng toàn cầu về cơ bản không hề tồn tại vào những năm 1980.

Theo số liệu của OECD và Tổ chức Thương mại Thế giới, khoảng 35 - 40% thâm hụt thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đến từ việc các sản phẩm đầu vào được sản xuất ngoài Trung Quốc, nhưng thành phẩm lại được lắp ráp tại Trung Quốc và vận chuyển từ Trung Quốc sang Mỹ. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc trong thâm hụt thương mại của Mỹ ngày nay thực ra nhỏ hơn Nhật Bản vào những năm 1980.

Tương tự như việc giáng đòn Nhật Bản vào những năm 1980, Mỹ trừng phạt Trung Quốc dựa trên bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện tại. Nhưng đó là một sai lầm nghiêm trọng. Trong bối cảnh tổng tiết kiệm quốc nội không tăng (một điều cũng khó xảy ra với tình trạng ngân sách hiện nay của Mỹ), nếu không phải là Trung Quốc thì dòng thương mại hàng hóa cũng sẽ chuyển qua các đối tác khác của Washington.

Thậm chí, dòng thương mại này có thể chuyển hướng tới các quốc gia có chi phí cao hơn, và tác động lên người tiêu dùng Mỹ cũng tương đương như việc tăng thuế.

Trớ trêu thay, ông Trump lại chọn đúng Robert Lighthizer của 30 năm trước (khi trừng phạt Nhật Bản) để dẫn đầu “đoàn quân” chống lại Trung Quốc. Thật không may mắn, ông Lighthizer dường như chẳng biết gì về những tranh chấp vĩ mô hiện nay.

Ở cả hai bộ phim, Mỹ đều tư chối và xây dựng nên bức tường của sự lừa dối.

Dựa trên lý thuyết về kinh tế học cung - cầu chưa được kiểm chứng, đặc biệt là lý thuyết giảm thuế là tự huy động vốn, chính quyền ông Reagan đã không thể đánh giá đúng mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thương mại. Đến hôm nay, chính quyền của ông Trump cũng không thoát khỏi sức quyến rũ của chính sách lãi suất thấp, cùng với Lý thuyết Tiền tệ Hiện đại.

Những trở ngại mà nền kinh tế vĩ mô của Mỹ phải đối mặt trong bối cảnh thiếu hụt tổng tiết kiệm quốc nội đang bị phớt lờ. Không có cử tri Mỹ nào ủng hộ phương án giảm thâm hụt thương mại bằng việc giảm thâm hụt ngân sách và từ đó thúc đẩy tiết kiệm trong nước.

Tuy nhiên, nước Mỹ muốn cùng lúc làm được hai việc đó (một điều bất khả thi) trong khi chi tiêu cho y tế đang “nuốt chửng” 18% GDP, chi tiêu quốc phòng vượt quá tổng ngân sách quân đội của 7 quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất thế giới (không tính Mỹ), chính sách giảm thuế khiến thu nhập của chính phủ xuống tương đương 16,5% GDP, thấp hơn mức trung bình 17,4% của 50 năm qua.

Bộ phim làm lại này quả thực đã đẩy thế giới vào hỗn loạn. Tuy nhiên, bộ phim này có thể sẽ có kết cục rất khác.
__._,_.___

Posted by: vuthach nguyen 



2 attachments hi`nh


Nông dân Mỹ ủng hộ Tổng thống Trump dù lo lắng về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
---
 (Tác giả:
Mai Linh-Đại Kỷ Nguyên )



Nong dan My ung ho - Hinh 1 (attachment)




Paul Molesky, người làm việc tại một trang trại ở ngoại ô, cho biết thích "chính sách và hành động" của Tổng thống. Trump. (Ảnh: NYPost)

Dù truyền thông cảnh báo rằng nông dân đang rời bỏ Tổng thống Trump vì cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, nhưng một cuộc khảo sát gần đây cho thấy đa phần cư dân nông thôn chấp nhận những việc mà ông đang làm, theo New York Post.
Năm 2016, nông dân Mỹ, bao gồm cả nông dân và các chủ trang trại của Mỹ, đã bỏ phiếu áp đảo cho ông Trump. Theo phân tích của Pew Research, ông Trump đã nhận được 62% số phiếu bầu từ nhóm người này, gần gấp đôi so với mức 34% của bà Hillary Clinton.
Nhưng nông dân cũng là một trong những nhóm cử tri chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh trả đũa thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.
Một số hãng truyền thông Mỹ đưa tin rằng nông dân đang rời bỏ Tổng thống Trump vì các chính sách thương mại của ông chống lại Trung Quốc.
 Tuy nhiên, một cuộc khảo sát gần đây của Gallup cho thấy, 53% cư dân nông thôn chấp nhận những việc mà tổng thống đang làm, NYP đưa tin.
Paul Molesky, một nông dân 32 tuổi, cũng là một trong số đó, mặc dù anh đã không ủng hộ Trump vào năm 2016. Molesky nói rằng anh thấy mình bị ấn tượng bởi hiệu quả công việc của Tổng thống.
“Mặc dù tôi đã không bỏ phiếu cho ông ấy, nhưng tôi đã rất ngạc nhiên với rất nhiều chính sách và rất nhiều hành động mà ông ấy đã thực hiện”, Molesky nói.
Molesky là chủ trang trại bò sữa với khoảng 2.300 con bò được vắt sữa ba lần một ngày, cung cấp ra các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai đã ủ lên men, hoặc sữa chua tại cửa hàng tạp hóa địa phương.
Theo NYP, có 2 triệu trang trại ở Mỹ, sản xuất gần 400 tỷ đô la các sản phẩm nông nghiệp được điều hành chủ yếu bởi các gia đình nông dân (95%).
Họ là những người đàn ông và phụ nữ không chỉ “đặt thức ăn lên bàn của người dân Hoa Kỳ” mà thậm chí trên toàn cầu.
Megan Dwyer, 30 tuổi, là một nông dân thế hệ thứ tư ở Illinois trong một trang trại 700 mẫu, trồng ngô, đậu nành, cỏ linh lăng, và nuôi bò thịt. Hai phần ba số đậu nành của họ được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, vì vậy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã thực sự ảnh hưởng đến họ.
Megan thừa nhận rằng nông nghiệp đã trở thành mục tiêu dễ dàng để Bắc Kinh trả đũa các biện pháp thuế quan của Tổng thống Trump với hàng Trung Quốc.
“Trung Quốc biết rằng đây là một ngành công nghiệp và hàng hóa lớn đối với Hoa Kỳ, do đó, họ có thể dễ dàng đáp trả”, Megan nói với NYP.. “Nhưng tôi cũng không đổ lỗi cho Tổng thống [Trump] về hoàn cảnh của mình”.
Bất chấp những lo lắng về tình hình làm ăn không chắc chắn, Megan nói rằng cô sẽ tiếp tục bỏ phiếu cho Tổng thống Trump một lần nữa vào năm 2020, như cô đã làm vào mùa bầu cử năm 2016.
William Tabb, một nông dân khác ở Mississippi, cho biết: “Về mặt chính trị, tôi hoàn toàn ủng hộ những gì Tổng thống Trump đang làm với lập trường vững chắc về thương mại. Tất nhiên, nó (cuộc chiến thương mại) có tác động tiêu cực. Nhưng tôi nghĩ rằng, nó đã bị thổi phồng rất nhiều, bởi vì luôn luôn có những biến động của thị trường.”



Nong dan My ung ho - Hinh 2




Nghiên cứu: Đánh thuế toàn bộ hàng Trung Quốc, kinh tế Mỹ càng mạnh — Đại Kỷ Nguyên
__._,_.___

Posted by: Alex Tran




----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen <
Sent: Saturday, August 10, 2019, 11:01:14 PM EDT
Subject: PHẦN VI (KTTT 115): CANADA ĐIỀU TRA NHÀ NGHIÊN CỨU TC LÀM VIỆC TẠI PHÒNG TH´ NGHIỆM QUỐC GIA


1 attachment hi`nh


Canada điều tra nhà nghiên cứu Trung Cộng làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia

Tin Manitoba, Canada – Việc một nhà nghiên cứu Trung Cộng bị áp giải ra khỏi phòng thí nghiệm của bà ta tại Canada đang ngày càng gây chú ý, sau khi cảnh sát địa phương mở cuộc điều tra và cho biết có khả năng một vụ vi phạm chính sách đã xảy ra tại cơ sở này.

Bà Qiu Xiangguo, một tiến sĩ y khoa và là một nhà nghiên cứu virus, đã bị áp giải ra khỏi Phòng thí nghiệm vi sinh quốc gia Canada tại Winnipeg vào đầu tháng này. Bà Qiu cùng người chồng kiêm đồng nghiệp là ông Cheng Keding, và một số nghiên cứu sinh người Trung Cộng, vào ngày 5 tháng 7 đã bị áp giải ra khỏi Phòng thí nghiệm quốc gia, cũng là cơ sở nghiên cứu virus thuộc cấp 4 duy nhất của Canada.

Đến thứ Hai, 15 tháng 7, Đại học Manitoba cho biết trường sẽ cắt đứt mọi liên hệ với nhà nghiên cứu Trung Cộng này cho đến khi cuộc điều tra hoàn tất. Trường đại học Manitoba thông báo, hợp đồng giảng dạy với bà Qiu đã bị đình chỉ, và mọi sinh viên mà bà ta đang hướng dẫn sẽ được chuyển qua các giáo sư khác..

Sự việc của bà Qiu đã dẫn đến các lời đồn đoán về hoạt động gián điệp của Trung Cộng tại Canada, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang căng thẳng vì vụ Canada bắt giữ giám đốc Huawei Mạnh Vãn Châu theo yêu cầu của Hoa Kỳ.

Cảnh sát quốc gia Canada cho biết, cơ quan này đang điều tra theo yêu cầu từ Bộ Y Tế, về khả năng một vụ vi phạm chính sách đã xảy ra tại cơ sở nghiên cứu virus. Phòng thí nghiệm quốc gia Canada là nơi nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm nhất đối với con người và động vật, ví dụ như virus Ebola.

https://www.sbtn.tv/canada-dieu-tra-nha-nghien-cuu-trung-c…/




Canada dieu tra - Hinh 1



(Posted by: dang mai' via PhucHungViet, 7/17/2019, 3.16PM)


__._,_.___

Posted by: Alex Tran 

Featured post

Donald Trump 2024 presidential campaign

  Donald Trump , the  45th   President of the United States , announced his re-election campaign and candidacy for a non-consecutive second ...

Popular Posts