X


TT Mỹ Trump viết lời ủng hộ người VN biểu tình chống bọn CSVN Đừng sợ bọn qủi dữ



Monday 12 August 2019

LỊCH SỬ THƯƠNG CHIẾN MỸ NHẬT TÁI DIỄN VỚI TRUNG QUỐC


Kính thưa qúi vị,

Trong chính sách kinh tế của một quốc gia, thuế nhập khẩu có thể được sử dụng như một phương cách hữu hiệu để bảo vệ và khuyến khích hàng nội địa mới được sản xuất, chưa nhận được sự quen thuộc và tin tưởng của người dân nên cần được chính phủ ban hành chính sách bảo vệ nó cho đến khi loại hàng hóa đó vững mạnh có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khi tăng thuế nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu cùng loại sẽ có giá bán cao hơn trong thị trường quốc nội nên giới tiêu thụ sẽ tìm hiểu và so sánh giá cả, chất lương để chọn mua loại hàng phù hợp với ý muốn. Từ ngữ kinh tế học gọi trường hợp tăng thuế nhập khẩu này là thiết lập hàng rào thuế quan để bảo vệ hàng nội địa hoặc thi hành“ chính sách bảo hộ mậu dịch “.

TT Trump công bố ngân sách quốc gia sẽ chi ra $16 tỷ USD để bồi thường hoặc giải cứu cho nông dân Mỹ bị thiệt hại vì thương chiến với Trung Quốc của TT Donald Trump. Số tiền trợ cấp này tùy thuộc vào diện tích canh tác và tùy thuộc vào từng địa phương. Mức bồi thường thấp nhất sẽ là $15 USD/1 hecta và nhiều nhất là $150/1 hecta.

TT Trump cũng đã công bố chính thức tăng thêm 10% thuế nhập khẩu vào các mặt hàng từ Trung quốc nhập vào Mỹ bắt đầu từ ngày 1/9/2019 và để đối phó với việc áp thuế nhập khẩu ( 10% trên 300 tỷ hoặc 25% trên 250 tỷ giá hàng nhập khẩu từ Trung quốc vào Mỹ ) chính phủ Trung quốc đã và đang áp dụng đúng theo bài bản trong lý thuyết những vấn đề trong kinh tế quốc tế, cụ thể là :

1/ Chính phủ Trung quốc sẽ yêu cầu các công ty xuất khẩu hàng Trung Quốc sang Hoa kỳ giảm giá bán để đối phó với việc tăng thuế quan của Mỹ làm giá hàng tăng cao thêm sẽ làm hàng hóa bị ế ẩm

2/ Nếu các công ty xuất khẩu Trung quốc không thể hạ giá hàng hóa vì không muốn bị lỗ thì chính phủ Trung quốc có thể phá giá đồng tiền sẽ dẫn đến hậu quả làm cho đồng tiền mất giá và hàng hóa sẽ tự động bị giám gíá bán

Chúng ta đã biết tiền tệ là vật để định giá các sản phẩm, hàng hóa. Phá giá là phương cách làm cho đồng tiền bị mất giá, tức là hàng hóa sẽ bị giảm giá xuống một mức thấp hơn so với mức giá đã được quy định trước đó

Chúng ta thử lấy một ví dụ cho dễ hiểu :

Tỷ giá hối đoái trước khi Trung quốc phá giá đồng nhân dân tệ ( NDT ) là 1 USD đổi được 7 NDT hay $1 USD ăn $7 NDT gọi lá tỷ giá hối đoái, nghĩa là cứ $100 Mỹ kim tương đương với $700 NDT

Sau khi phá giá đồng nhân tệ 12%, tỷ giá hối đoái là $1 USD = 700 x 12% = 840 NDT

Một món hàng Trung quốc trước kia giá 700 NDT tại Trung quốc, khi nhập vào Mỹ có giá $100 USD nay chỉ còn giá $83.4 USD không còn giá $100 nữa nghĩa là hàng hóa Trung quốc rẻ được $16.60 tại thị trường Mỹ nên khi cộng thêm tiền thuế hải quan cộng thêm với thuế bổ sung, giá hàng hóa Trung quốc cũng không đến nỗi cao lắm .

3/ Trung quốc sẽ giảm xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ hoặc tạm ngưng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ

4/ Trung quốc tìm thị trường mới tại các quốc gia khác như Âu châu, Phi châu, Á châu … để xuất khẩu hàng hóa đồng thời tìm các nhà cung cấp mới để thay thế việc chấm dứt hoặc giảm hàng nhập khẩu từ Mỹ sẽ làm cho nhiều công ty xuất khẩu Mỹ bị mất thị trường, mất cơ hội làm ăn.

Trong thị trường Mỹ, công ty nhập khẩu Mỹ sẽ phải ứng trước tiền trả cho các khoản thuế quan để nhận hàng về Công ty, kế tiếp, công ty sẽ phải tăng giá bán lại sản phẩm cho thị trường trong nước Mỹ để bù đắp chi phí thuế quan mà họ đã ứng trước trả cho chính phủ Mỹ.

Nói cách khác, đây là cách làm buộc giới tiêu thụ tức là nhân dân Mỹ phải gánh chịu phần thuế nhập khẩu mà TT Trump đã tăng đối với hàng hóa nhập từ Trung quốc, nghĩa là các công ty nhập khẩu Mỹ đã chuyển gánh nặng đóng thuế quan sang giới tiêu thụ

Trong thực tế, giá trị hàng hóa Mỹ nhập từ Trung quốc nhiều gấp 4 lần trị giá hàng hóa Trung quốc nhập từ Mỹ nên khi TT Trump áp thuế cao bao nhiêu thì giới tiêu thụ Mỹ phải è lưng ra gánh giùm cho chủ nhân các công ty nhập khẫu, gây nên tình trạng sưu cao thuế nặng, vật giá gia tăng trong khi tiền lương không tăng,

Ví dụ một người công nhân kiếm được $2.000/tháng vừa đủ trả cho tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn… nhưng vì vật giá leo thang, số tiền $2.000/tháng đó không còn đủ trang trải chi phí trong gia đình nữa có thể so sánh như tiền lương bị giảm sút.

VIệc phá giá đồng tiền trong chiến tranh thương mại vẫn thường được các quốc gia áp dụng, ví dụ thương chiến MỸ - Nhật năm 1980

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung quốc đã kéo dài hơn một năm qua, nhiều người say mê Trump luôn đưa lên diễn đàn “ Trump đại thắng “ hoặc “ Trump là thần chiến thắng “ trong mọi quốc chiến nhưng theo thiển ý của kẻ hèn này thì trong chiến tranh, cả hai bên đều bị tổn thất, chỉ là khéo che đậy tổn thất của mình nên cần trả lời câu hỏi là “ bên nào bị thiệt hại nhiều hơn “ mới đúng.
..
Trân trọng,
Phúc Linh

Cuộc chiến Mỹ - Trung: 'Bộ phim làm lại' của chiến tranh thương mại Mỹ - Nhật 30 năm trước

Trở lại những năm 1980, Nhật Bản từng bị xem là mối đe dọa kinh tế lớn nhất đối với Mỹ, kèm theo những cáo buộc về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. 30 năm sau, Mỹ đối xử với Trung Quốc y như những gì đã làm với Nhật Bản.

Nguyễn Thị Kim Dung

“Việc chính phủ ‘bật đèn xanh’ cho hành vi nhái các sản phẩm của Mỹ chính là đang ăn cắp tương lai của chúng ta, và như thế có nghĩa là không còn thương mại tự do”, Tổng thống Mỹ khi đó, ông Ronald Reagan, từng nói về Nhật Bản sau khi Thỏa ước Plaza được chốt vào tháng 9/1985 (gồm 5 thành viên gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp).

Hôm nay, những gì xảy ra với Trung Quốc giống như một phiên bản làm lại của bộ phim những năm 1980 ấy, không phải hoàn toàn nhưng cũng giống ở nhiều khía cạnh. Trong đó, một ngôi sao truyền hình thực tế được sắp xếp để thay thế một ngôi sao điện ảnh Hollywood trong vai tổng thống và một nhân vật phản diện mới thay thế cho Nhật Bản.

Trở lại những năm 1980, Nhật Bản từng bị xem là mối đe dọa kinh tế lớn nhất đối với Mỹ, không chỉ bởi hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ mà còn bởi tình trạng thao túng tiền tệ, chính sách công nghiệp được nhà nước trợ cấp, bòn rút ngành công nghiệp của Mỹ, và có thâm hụt thương mại song phương lớn với Mỹ.

Trong mối quan hệ bế tắc với Washington, Tokyo cuối cùng đã “nhắm mắt làm ngơ” và phải trả cái giá rất đắt là gần 3 thập kỷ mất mát với kinh tế trì trệ và giảm phát.

Bây giờ, cốt truyện đó đang lặp lại với Trung Quốc.

Ngoài việc cùng chung chủ nghĩa trọng thương không mấy thân thiện, Nhật Bản và Trung Quốc đều một điểm chung khác là họ đều trở thành nạn nhân của thói quen chuyên biến người khác trở thành “vật tế thần” cho các vấn đề kinh tế riêng của Mỹ.

Giống như đòn giáng với Nhật Bản vào những năm 1980, những gì mà Mỹ trừng phạt Trung Quốc ngày nay là kết quả của tình trạng kinh tế vĩ mô của Mỹ ngày càng mất cân bằng.

Trong cả hai trường hợp, tổng tiết kiệm quốc nội của Mỹ bị thiếu hụt trầm trọng khiến thâm hụt tài khoản vãng lai và thương mại lớn, châm ngòi cho cuộc chiến giữa quốc gia nay với hai cường quốc của châu Á.

Khi ông Reagan nhậm chức tổng thống Mỹ vào tháng 1/1981, tổng tiết kiệm quốc nội ròng đạt 7,8% tổng thu nhập quốc gia, và tài khoản vãng lai về cơ bản đang cân bằng.

Trong vòng hai năm rưỡi sau đó, vì chính sách giảm thuế “điên cuồng” của ông Reagan, tổng tiết kiệm quốc nội của Mỹ giảm xuống 3,7% GDP, tài khoản vãng lai và thương mại hàng hóa rơi vào tình trạng thâm hụt liên miên.

Trong vấn đề này, bản thân Mỹ cũng là nguyên nhân rất lớn.

Tuy nhiên, chính quyền ông Reagan lại chối bỏ điều đó, gần như không có đánh giá đúng đắn về mối quan hệ giữa tổng tiết kiệm quốc nội và tình trạng mất cân bằng thương mại. Thay vào đó, mọi tội lỗi bị đổ lên đầu Nhật Bản, quốc gia khi đó chiếm 42% trong thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ trong nửa đầu những năm 1980.

Nhật Bản sống với nhiều lời cáo buộc về hành vi thương mại bất hợp pháp và không công bằng. Người đi đầu trong phong trào chống lại Nhật Bản khi đó là Robert Lighthizer, Phó Đại diện Thương mại Mỹ, khi đó còn khá trẻ.

30 năm sau đó, mọi chuyện lại diễn ra y chang. Không giống ông Reagan, Tổng thống Donald Trump không “thừa kế” một nền kinh tế Mỹ với kho tiết kiệm dồi dào.

Khi ông Trump nhậm chức hồi tháng 1/2017, tổng tiết kiệm quốc nội chỉ đạt 3% GDP, thấp hơn nhiều so với thời của ông Reagan. Tuy nhiên, cũng giống như người tiền nhiệm của mình, Trump chọn cách giảm mạnh thuế với mục tiêu lần này là khiến cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Kết quả rõ ràng có thể dự đoán trước, là thâm hụt ngân sách tăng, tổng tiết kiệm quốc nội ròng giảm xuống 2,8% GDP vào cuối năm 2018, đẩy Mỹ vào tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng với thế giới.

Thâm hụt tài khoản vãng lai là 2,6% GDP và thâm hụt thương mại hàng hóa là 4,5% GDP vào cuối năm 2018

Và đây là lúc Trung Quốc bị đưa lên “bàn tế”, giống như Nhật Bản vào những năm 1980.

Nhìn bề ngoài, mối đe dọa mang tên Trung Quốc có vẻ nghiêm trọng hơn, vì Trung Quốc chiếm tới 48% thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ trong năm 2018, cao hơn con số của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự so sánh này không còn đúng vì chuỗi cung ứng toàn cầu về cơ bản không hề tồn tại vào những năm 1980.

Theo số liệu của OECD và Tổ chức Thương mại Thế giới, khoảng 35 - 40% thâm hụt thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đến từ việc các sản phẩm đầu vào được sản xuất ngoài Trung Quốc, nhưng thành phẩm lại được lắp ráp tại Trung Quốc và vận chuyển từ Trung Quốc sang Mỹ. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc trong thâm hụt thương mại của Mỹ ngày nay thực ra nhỏ hơn Nhật Bản vào những năm 1980.

Tương tự như việc giáng đòn Nhật Bản vào những năm 1980, Mỹ trừng phạt Trung Quốc dựa trên bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện tại. Nhưng đó là một sai lầm nghiêm trọng. Trong bối cảnh tổng tiết kiệm quốc nội không tăng (một điều cũng khó xảy ra với tình trạng ngân sách hiện nay của Mỹ), nếu không phải là Trung Quốc thì dòng thương mại hàng hóa cũng sẽ chuyển qua các đối tác khác của Washington.

Thậm chí, dòng thương mại này có thể chuyển hướng tới các quốc gia có chi phí cao hơn, và tác động lên người tiêu dùng Mỹ cũng tương đương như việc tăng thuế.

Trớ trêu thay, ông Trump lại chọn đúng Robert Lighthizer của 30 năm trước (khi trừng phạt Nhật Bản) để dẫn đầu “đoàn quân” chống lại Trung Quốc. Thật không may mắn, ông Lighthizer dường như chẳng biết gì về những tranh chấp vĩ mô hiện nay.

Ở cả hai bộ phim, Mỹ đều tư chối và xây dựng nên bức tường của sự lừa dối.

Dựa trên lý thuyết về kinh tế học cung - cầu chưa được kiểm chứng, đặc biệt là lý thuyết giảm thuế là tự huy động vốn, chính quyền ông Reagan đã không thể đánh giá đúng mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thương mại. Đến hôm nay, chính quyền của ông Trump cũng không thoát khỏi sức quyến rũ của chính sách lãi suất thấp, cùng với Lý thuyết Tiền tệ Hiện đại.

Những trở ngại mà nền kinh tế vĩ mô của Mỹ phải đối mặt trong bối cảnh thiếu hụt tổng tiết kiệm quốc nội đang bị phớt lờ. Không có cử tri Mỹ nào ủng hộ phương án giảm thâm hụt thương mại bằng việc giảm thâm hụt ngân sách và từ đó thúc đẩy tiết kiệm trong nước.

Tuy nhiên, nước Mỹ muốn cùng lúc làm được hai việc đó (một điều bất khả thi) trong khi chi tiêu cho y tế đang “nuốt chửng” 18% GDP, chi tiêu quốc phòng vượt quá tổng ngân sách quân đội của 7 quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất thế giới (không tính Mỹ), chính sách giảm thuế khiến thu nhập của chính phủ xuống tương đương 16,5% GDP, thấp hơn mức trung bình 17,4% của 50 năm qua.

Bộ phim làm lại này quả thực đã đẩy thế giới vào hỗn loạn. Tuy nhiên, bộ phim này có thể sẽ có kết cục rất khác.
__._,_.___

Posted by: vuthach nguyen 



2 attachments hi`nh


Nông dân Mỹ ủng hộ Tổng thống Trump dù lo lắng về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
---
 (Tác giả:
Mai Linh-Đại Kỷ Nguyên )



Nong dan My ung ho - Hinh 1 (attachment)




Paul Molesky, người làm việc tại một trang trại ở ngoại ô, cho biết thích "chính sách và hành động" của Tổng thống. Trump. (Ảnh: NYPost)

Dù truyền thông cảnh báo rằng nông dân đang rời bỏ Tổng thống Trump vì cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, nhưng một cuộc khảo sát gần đây cho thấy đa phần cư dân nông thôn chấp nhận những việc mà ông đang làm, theo New York Post.
Năm 2016, nông dân Mỹ, bao gồm cả nông dân và các chủ trang trại của Mỹ, đã bỏ phiếu áp đảo cho ông Trump. Theo phân tích của Pew Research, ông Trump đã nhận được 62% số phiếu bầu từ nhóm người này, gần gấp đôi so với mức 34% của bà Hillary Clinton.
Nhưng nông dân cũng là một trong những nhóm cử tri chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh trả đũa thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.
Một số hãng truyền thông Mỹ đưa tin rằng nông dân đang rời bỏ Tổng thống Trump vì các chính sách thương mại của ông chống lại Trung Quốc.
 Tuy nhiên, một cuộc khảo sát gần đây của Gallup cho thấy, 53% cư dân nông thôn chấp nhận những việc mà tổng thống đang làm, NYP đưa tin.
Paul Molesky, một nông dân 32 tuổi, cũng là một trong số đó, mặc dù anh đã không ủng hộ Trump vào năm 2016. Molesky nói rằng anh thấy mình bị ấn tượng bởi hiệu quả công việc của Tổng thống.
“Mặc dù tôi đã không bỏ phiếu cho ông ấy, nhưng tôi đã rất ngạc nhiên với rất nhiều chính sách và rất nhiều hành động mà ông ấy đã thực hiện”, Molesky nói.
Molesky là chủ trang trại bò sữa với khoảng 2.300 con bò được vắt sữa ba lần một ngày, cung cấp ra các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai đã ủ lên men, hoặc sữa chua tại cửa hàng tạp hóa địa phương.
Theo NYP, có 2 triệu trang trại ở Mỹ, sản xuất gần 400 tỷ đô la các sản phẩm nông nghiệp được điều hành chủ yếu bởi các gia đình nông dân (95%).
Họ là những người đàn ông và phụ nữ không chỉ “đặt thức ăn lên bàn của người dân Hoa Kỳ” mà thậm chí trên toàn cầu.
Megan Dwyer, 30 tuổi, là một nông dân thế hệ thứ tư ở Illinois trong một trang trại 700 mẫu, trồng ngô, đậu nành, cỏ linh lăng, và nuôi bò thịt. Hai phần ba số đậu nành của họ được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, vì vậy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã thực sự ảnh hưởng đến họ.
Megan thừa nhận rằng nông nghiệp đã trở thành mục tiêu dễ dàng để Bắc Kinh trả đũa các biện pháp thuế quan của Tổng thống Trump với hàng Trung Quốc.
“Trung Quốc biết rằng đây là một ngành công nghiệp và hàng hóa lớn đối với Hoa Kỳ, do đó, họ có thể dễ dàng đáp trả”, Megan nói với NYP.. “Nhưng tôi cũng không đổ lỗi cho Tổng thống [Trump] về hoàn cảnh của mình”.
Bất chấp những lo lắng về tình hình làm ăn không chắc chắn, Megan nói rằng cô sẽ tiếp tục bỏ phiếu cho Tổng thống Trump một lần nữa vào năm 2020, như cô đã làm vào mùa bầu cử năm 2016.
William Tabb, một nông dân khác ở Mississippi, cho biết: “Về mặt chính trị, tôi hoàn toàn ủng hộ những gì Tổng thống Trump đang làm với lập trường vững chắc về thương mại. Tất nhiên, nó (cuộc chiến thương mại) có tác động tiêu cực. Nhưng tôi nghĩ rằng, nó đã bị thổi phồng rất nhiều, bởi vì luôn luôn có những biến động của thị trường.”



Nong dan My ung ho - Hinh 2




Nghiên cứu: Đánh thuế toàn bộ hàng Trung Quốc, kinh tế Mỹ càng mạnh — Đại Kỷ Nguyên
__._,_.___

Posted by: Alex Tran




----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen <
Sent: Saturday, August 10, 2019, 11:01:14 PM EDT
Subject: PHẦN VI (KTTT 115): CANADA ĐIỀU TRA NHÀ NGHIÊN CỨU TC LÀM VIỆC TẠI PHÒNG TH´ NGHIỆM QUỐC GIA


1 attachment hi`nh


Canada điều tra nhà nghiên cứu Trung Cộng làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia

Tin Manitoba, Canada – Việc một nhà nghiên cứu Trung Cộng bị áp giải ra khỏi phòng thí nghiệm của bà ta tại Canada đang ngày càng gây chú ý, sau khi cảnh sát địa phương mở cuộc điều tra và cho biết có khả năng một vụ vi phạm chính sách đã xảy ra tại cơ sở này.

Bà Qiu Xiangguo, một tiến sĩ y khoa và là một nhà nghiên cứu virus, đã bị áp giải ra khỏi Phòng thí nghiệm vi sinh quốc gia Canada tại Winnipeg vào đầu tháng này. Bà Qiu cùng người chồng kiêm đồng nghiệp là ông Cheng Keding, và một số nghiên cứu sinh người Trung Cộng, vào ngày 5 tháng 7 đã bị áp giải ra khỏi Phòng thí nghiệm quốc gia, cũng là cơ sở nghiên cứu virus thuộc cấp 4 duy nhất của Canada.

Đến thứ Hai, 15 tháng 7, Đại học Manitoba cho biết trường sẽ cắt đứt mọi liên hệ với nhà nghiên cứu Trung Cộng này cho đến khi cuộc điều tra hoàn tất. Trường đại học Manitoba thông báo, hợp đồng giảng dạy với bà Qiu đã bị đình chỉ, và mọi sinh viên mà bà ta đang hướng dẫn sẽ được chuyển qua các giáo sư khác..

Sự việc của bà Qiu đã dẫn đến các lời đồn đoán về hoạt động gián điệp của Trung Cộng tại Canada, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang căng thẳng vì vụ Canada bắt giữ giám đốc Huawei Mạnh Vãn Châu theo yêu cầu của Hoa Kỳ.

Cảnh sát quốc gia Canada cho biết, cơ quan này đang điều tra theo yêu cầu từ Bộ Y Tế, về khả năng một vụ vi phạm chính sách đã xảy ra tại cơ sở nghiên cứu virus. Phòng thí nghiệm quốc gia Canada là nơi nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm nhất đối với con người và động vật, ví dụ như virus Ebola.

https://www.sbtn.tv/canada-dieu-tra-nha-nghien-cuu-trung-c…/




Canada dieu tra - Hinh 1



(Posted by: dang mai' via PhucHungViet, 7/17/2019, 3.16PM)


__._,_.___

Posted by: Alex Tran 

1 comment:

  1. tuyển dụng nhân viên marketing đang thu hút hàng trăm, hàng ngàn ứng viên từ ít kinh nghiệm như sinh viên mới ra trường hoặc dưới 1 năm. Rồi đến nhiều kinh nghiệm như các ứng viên từ 1 năm trở lên hoặc nhiều hơn. Tại sao ngành nghề này trở nên hot như vậy. Đó chính là sự biến đổi của xã hội khi công nghệ đã thay đổi thế giới. Kéo theo đó là thay đổi các hình thức buôn bán kinh doanh.
    Vậy trong ngành marketing có những vị trí nào HOT bạn nên tham gia ứng tuyển:
    tuyển dụng marketing executive, tuyển dụng nhân viên seo, tuyển dụng nhân viên content marketing, tuyển dụng nhân viên marketing online, nhân viên digital marketing hoặc bạn là sinh viên năm cuối có thể phù hợp với vị trí tuyển dụng thực tập sinh marketing.
    Và nếu bạn có bề dày kinh nghiệm hơn thì có thể tìm hiểu ngay các vị trí như tuyển dụng trưởng phòng marketing, tuyển dụng marketing manager, tuyển dụng giám đốc marketing...
    Để tìm kiếm công việc marketing dễ dàng hơn bạn nhanh tay đọc ngay tin tuyển dụng tuyển nhân viên digital marketing ở tphcm.

    ReplyDelete

VC kill in action

Featured post

Donald Trump 2024 presidential campaign

  Donald Trump , the  45th   President of the United States , announced his re-election campaign and candidacy for a non-consecutive second ...

Popular Posts