Hân hạnh
Fw ACE, "nhất trí thi đua" ẵm tiền trong nước rồi mau chóng
rời khoỉ thiên đường XHCN VN là cách chọn lưạ khôn ngoan nhất cuả các
giới chức cấp cao Tw đảng ĐMCS và các đaị gia cướp đỏ trước khi VN
thành Mông Hồi Mãn Tạng, QĐND và CônAn công cụ võ trang baỏ vệ chế
độ, đàn aṕ nhân dân haỹ mở mắt ra và mau thức tỉnh trở về với đại
nghiã dân tộc. Phú Vân.
----- Forwarded Message -----
From: MINHHA PHAM <
To:
Sent: Wednesday, August 31, 2016 1:33 AM
Subject: Đọc “Khu định cư mới của ‘Việt cộng’ ở Quận Cam, USA”
Đọc “Khu định cư mới của ‘Việt cộng’ ở Quận Cam, USA”
Trần Phong Vũ
Từ những thông tin tại
chỗ, ông ghi nhận được cả những sinh hoạt từng ngày, từng mùa của những người
mới tới. Từ chuyện tìm nơi an ninh, sang trọng để mua nhà lớn nhà nhỏ tới việc
chọn trường ốc cho con cháu,…
Suy nghĩ từ bài viết của Tuấn Khanh tiêu đề:
“Khu Định Cư Mới của ‘Việt cộng’ Ở Quận Cam, USA”
Bạn bè từ quốc nội vừa gửi cho tôi bài viết
mới của tác giả Tuấn Khanh với tựa đề nêu trên. Đọc đi đọc lại tới lần thứ ba,
tôi không khỏi suy tư.Trước hết vì những điều tác giả thấy xảy ra ngay tại Sài
Gòn Nhỏ, nơi được mệnh danh là thủ đô của tập thể người Việt Nam tị nạn hải
ngoại và cũng là nơi cư ngụ của gia đình, con cái tôi. Chỉ một sự kiện bài được
một tác giả trẻ đã thành danh ở trong nước viết đã là một thôi thúc khiến tôi
phải quan tâm và không thể không lên tiếng. Ngoài giá trị chứng từ của một bài
viết nặng ký, tác giả còn cho tôi thấy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, thương
nòi và thái độ bao dung nhưng thẳng thăn, can trường dám nói lên sự thật của ông.
Tuấn Khanh là ai?
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh sinh ngày
1-10-1968, và là một tác giả nổi tiếng từ khi còn rất trẻ. Ngoài đam mê âm
nhạc, Tuấn Khanh còn là một nhà báo có hạng. ông đã cộng tác với nhiều tờ báo
trong nước, như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động.
Ông đã được đài truyền hình Rai Italia của Ý
trao tặng giải thưởng về âm nhạc. Vào năm 2001, ông được chọn là một trong 10
nhân vật trẻ của Đông Nam Á trong một cuộc bình chọn do tạp chí East Magazine
tổ chức. Năm 2005, đài VTV mời Tuấn Khanh điều khiển trò chơi truyền hình mang
tên Trò chơi âm nhạc. Năm 2007 ông là thành viên Ban giám khảo chương trình
Việt Nam Idol.
Gần đây, Tuấn Khanh tuyên bố sẽ chấm dứt sáng
tác tình ca phù phiếm để chuyển qua những đề tài xã hội. Điều đáng chú ý là ông
sẽ không xin phép kiểm duyệt các đĩa nhạc do ông thực hiện. Điều này có nghĩa
là những sáng tác của ông hoàn toàn tự do bay bổng không chịu bất cứ ràng buộc
nào của bộ Thông Tin Tuyên Truyền nhà nước.
Trong mấy năm qua, kể từ khi Bắc Kinh công
khai có những hành vi xâm lăng biển đảo của Việt Nam(1), tác giả Tuấn Khanh đã
viết những ca khúc chống Tàu cộng, khơi gợi tình yêu nước, chống ngoại xâm và
được giới trẻ trong nước nhiệt liệt hưởng ứng. Điển hình như bài “Trái Tim Việt
Nam”(2) hiện được google post lên mạng như một tác phẩm tiêu biểu của ông dưới
dạng một video link có kèm hình ảnh hàng trăm thanh niên nam nữ quốc nội đang
cuồng nhiệt tham dự một cuộc biểu tình chống Trung cộng xâm lăng Hoàng Sa,
Trường Sa của Việt Nam.
Bản nhạc có những lời ca như “Việt Nam phải vẹn tuyền / Không thẹn
cùng tổ tiên… Hãy cất tiếng nói để mãi lưu truyền / Lời thề giữ lấy nước Nam
vẹn tuyền… Em có nghe chăng nước non Việt Nam / Rên xiết phân ly trong tay kẻ gian…Nếu
có chết ngày nào / Thì cho thấy đất nước tôi Tư Do…”
Ngoài việc sáng tác nhạc, ông cũng viết nhiều
bài mang tính phản biện liên quan tới hiện tình đất nước. Bên cạnh những bài
mang nội dung chống bọn bá quyền Bắc Kinh, ông còn viết những bài về thảm họa
cá chết hàng loạt ở Vũng Áng, Hà Tĩnh mới đây.
Đánh giá về tính đấu tranh, dư luận trong nước
cho rằng nhạc của Tuấn Khanh và cả những bài viết của anh, đã tác hại cho chế
độ không kém nhạc Việt Khang. Nhưng sở dĩ nhà nước bắt giam Việt Khang mà không
dám động đến ông chỉ vì ảnh hưởng của ông trong cũng như ngoài nước quá lớn. Hà
Nội sợ bứt giây động rừng nên đành ngậm miệng. Tương tự như trường hợp cô giáo
Trần Thị Lam với bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” Không
bắt, không trù giập được thì “tha làm phúc”!
Nội dung bài viết mới của Tuấn Khanh
Mở đầu, Tuấn Khanh viết:
“Trên con đường dài dẫn ra biển Hungtington
Beach, Quận Cam, có những khu nhà rất đẹp mà chủ hầu hết là người Việt… Bạn
tôi, một người đã sống ở nơi này, gần bằng thời gian của thế hệ người Việt đầu
tiên đặt chân đến Mỹ sau tháng 4/1975, nói rằng đó là những khu định cư mới của
‘Việt cộng’.
Những ngôi nhà đó được mua rất nhanh trong
khoảng vài năm gần đây – mỗi căn từ 450.000 cho đến hơn 1 triệu USD, cho thấy
có một nguồn ngoại tệ khổng lồ được chuyển ra khỏi nước Việt Nam, để xây dựng
một ước mơ thầm kín và khác biệt bên ngoài tổ quốc của mình. Phần lớn những
người này đều nói giọng miền Bắc, mới. Họ có một lối diễn đạt thời thượng thật
dễ gây ấn tượng.
Anh bạn tôi, một người làm real estate – môi
giới mua bán bất động sản ở Mỹ – kể lại cuộc trò chuyện với một khách hàng như
vậy, và được biết nhà được mua ngay bằng tiền mặt, mà người khách dằn giọng
“tiền tươi!”
Cũng như phần đông bà con tị nạn ở
Mỹ, tôi từng nghe rất nhiều tin đồn tương tự về chuyện thời gian gần đây những
đại gia trong nước, trong số không thiếu những tay tham nhũng gộc thuộc cơ chế cầm
quyền Hà Nội, Sài Gòn đã và đang ồ ạt qua sinh sống và mua những căn nhà cả
triệu mỹ kim ở các khu sang trọng tại Sài Gòn Nhỏ thuộc miền nam tiểu bang
California, Hoa Kỳ. Tuy nghe vậy nhưng không mấy ai biết rõ thực hư ra sao.
Vì
thế khi đọc bài viết của tác giả Tuấn Khanh từ quốc nội gửi ra tôi không khỏi
ngạc nhiên sửng sốt. Thật ra đây không phải là lần đầu tiên tôi mang cảm giác
này. Ngày từ cuối năm 2015, thời gian Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam đang
ráo riết chuẩn bị Đại Hội đảng lần thứ 12, tôi đã từng một lần choáng váng khi
đọc trên mạng Chân Dung Quyền Lực(i) đưa tin chi tiết kèm theo hình ảnh tiết lộ
về sản nghiệp đồ sộ của ông Nguyễn Xuân Phúc, trong đó có những căn biệt thự
khang trang, bề thế ở ngay Quận Cam vào thời gian ông ta còn giữ chức phó Thủ
tướng dưới trào Nguyễn Tấn Dũng.
Bài viết của Tuấn Khanh không chỉ nói tới
những đại gia Việt Nam ẵm tiền từ trong nước qua tậu biệt thự ở nam California
mà còn ở nhiều nơi khác như Texas chẳng hạn. Tác giả cho hay:
“Không chỉ ở nơi đó, nhiều năm gần đây, cộng
đồng Việt Nam ở Texas cũng hay nói với nhau rằng khu Bellaire đang ngày càng
nhiều những người chạy khỏi Việt Nam hợp pháp như vậy. Thậm chí, không chỉ xuỳ
tiền nhanh để mua nhà – lớp người này rất nhiều tiền – họ mua luôn các cơ sở
thương mại. Từ các tiệm nail với giá vài chục ngàn cho đến các siêu thị giá
trên chục triệu USD, một thế hệ khác chính kiến, khác tư duy đang len lỏi vào
các cộng đồng Việt Nam chống Cộng để mong an cư và sinh tồn. Nơi quần cư cho
tiếng Việt, văn hoá Việt không chấp nhận chế độ cộng sản mà tác giả Trầm Tử
Thiêng từng gọi là ‘một Việt Nam bên ngoài Việt Nam’”.
Tuân Khanh cho biết thêm:
“Có lẽ vì vậy, mà ở các khu người Việt, biển
quảng cáo của các luật sư di trú ngày càng nhiều. Trên đài phát thanh hay
truyền hình cũng ra rả các lời mời tư vấn tìm hiểu cách lấy thẻ xanh để được ở
lại nước Mỹ.”
Đứng trên lãnh vực kinh doanh, thương mại thuần
túy, chẳng ai trách giới luật sư hay các cơ quan truyền thông quảng bá cho
những dịch vụ này. Giản dị vì đây thuộc phạm vi nghề nghiệp của họ, là một
trong những dịch vụ làm ăn để kiếm sống của giới này. Vả chăng ngoài những tay
tham nhũng trong hệ thống cầm quyền đảng và nhà nước CSVN và đông đảo những kẻ
thời cơ biết ăn chia với những kẻ quyền thế để làm giầu trên xương máu dân đen
rồi tìm đường qua Mỹ, cũng còn có nhiều đồng bào qua định cư tại đây là bà con
thân nhân của những người đã bỏ nước đi tị nạn sau cơn hồng thủy 75.
Tuy nhiên, nếu nhìn sâu vào đàng sau những
hiện tượng khác lạ trong giới làm truyền thông, cách riêng các hệ thống truyền
hình đang nở rộ ở nam bắc California, những người còn quan tâm tới thân mệnh
quê hương, dân tộc không thể không nhận ra những chỉ dấu cần đặt câu hỏi. Có
người nói, cách tốt nhất để phân biệt lập trường chính trị giữa các đài truyền
hình, phát thanh là hãy quan sát cách chọn tin, đưa tin, nội dung các chương
trình hội luận thời sự và dàn xướng ngôn của mỗi đài là đủ rõ. Trên thực tế có
đài chỉ loan tin thế giới và những loại tin “cán chó” ở quốc nội mà luôn tránh
né những tin được đảng và nhà nước CSVN coi là “nhạy cảm”.
Cụ thể trong thời
gian gần đây, những đài này không hề đưa tin về những cuộc biểu tình với hàng chục
ngàn đồng bào ở Nghệ Tĩnh trương cao khẩu hiệu đỏi hỏi nhà cầm quyền phải minh
bạch thảm họa cá chết đồng loạt và trục xuất vĩnh viễn Formosa khỏi Vũng Áng.
Giới hâm mộ âm nhạc trong cộng đồng cũng than phiền về một trung tâm nọ đã dùng
tiền và những lời hứa hẹn để mua đứt những ca sĩ nổi tiếng từng hát những bản
nhạc đấu tranh chống Trung cộng xâm lược và một chính quyền “hèn với giặc, ác
với dân” từng làm rung động lòng người thưởng ngoạn trong và ngoài nước. Giữa
kẻ bị mua và tổ hợp dùng tiền từ đâu đó, âm mưu làm bặt đi những tiếng hát đấu
tranh được coi là vưu vật của cộng đồng tị nạn, ai nặng tội hơn đối với những
người không chấp nhận CS, mọi người đều đã rõ(ii).
Với những lời lẽ mỉa mai, châm biếm, tác giả
Tuấn Khanh đã can đảm, công khai chỉ rõ bộ mặt gian manh, giả danh yêu nước
thương nói của những kẻ từng lớn tiếng tuyên bố là “chống Mỹ cho đến cái lai
quần” là “đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào” nhưng ngày nay lại là những kẻ đang tìm
đường qua ấn thân trên đất nước kẻ thù và cũng là nơi định cư cả triệu đồng bào
một thời bị họ coi là “ngụy” là “tay sai đế quốc Mỹ”!
Bài viết cho hay:
“Sẽ là một điều chua chát, nếu nhìn lại lịch
sử. Dù nước Mỹ vẫn bị gọi là thua trận và bị “đuổi” khỏi Việt Nam theo các văn
bản tuyên truyền, nhưng đích đến giờ đây của nhiều quan chức Việt Nam vẫn là
nước Mỹ chứ không là đồng minh số một Trung Quốc. Thậm chí các quan chức, giới
tư bản đỏ hiện tại của Việt Nam còn bỏ ra rất nhiều tiền để được trụ lại quốc
gia thù địch đó, cho họ và cho con cái của họ.”
Nhiều người Việt Nam sống bằng đồng tiền lương
thiện ít ỏi của mình tại Mỹ đã ngạc nhiên hỏi rằng “họ là ai, sao giàu vậy”.
Thật không dễ trả lời…”
Đan cử chứng từ của một người bạn đang sống
đời tị nạn ở Mỹ, Tuấn Khanh viết:
“Anh Mến, một người sống ở Kansas hơn 10 năm,
trong một cuộc gặp ngẫu nhiên đã thảng thốt kể rằng ông chứng kiến những người
Việt đến Mỹ mua một lúc 2, 3 căn nhà. Thậm chí họ còn luôn đón mua hàng chục
chiếc iPhone đời mới nhất để gửi về, so với ông đến nay vẫn còn mắng con khi
thấy chúng xài viết chì được phân nửa đã vứt đi.”
Trước câu hỏi ngẩn ngơ, ngỡ ngàng của người
bạn tên Mến là “Việt Nam bây giờ dễ kiếm tiền lắm hả anh?” tác giả bản nhạc
“Trái Tim Việt Nam” cảm thấy lúng túng, khó giải thích cho bạn hiểu, dù cả hai
đều là người Việt và cùng đang dùng ngôn ngữ mẹ để đối thoại với nhau.
Xác định rằng việc kiếm tiền trong nước không
dễ dàng thì lý giải sao cho thông trước bắng chứng ông Mến đã thấy tận mắt là
có những người Việt vừa chân ướt chân ráo tới Mỹ đã có thể mua một lúc 2, 3 căn
nhà “to đùng” bằng “tiền tươi” không cần phải vay ngân hàn! Nhưng nếu bảo rằng
dễ thì biết trả lời với bạn ra sao khi ở Việt Nam ngày nay hàng triệu gia đình
dân vẫn đang phải sống dưới mức nghèo khó? Mà bằng cách nào có thể giấu bạn khi
hàng ngày gần như mỗi người đều thấy trên mạng hình ảnh những em bé phải giãi
nắng dầm mưa được cha mẹ bọc trong bao nylon kéo qua sông suối, hoặc run rẩy
bước trên những cây cầu khỉ mong manh, sau đó lê la ngồi học dưới những mái
trường dột nát, kể cả những lớp học lộ thiên!
Tác giả viết:
“Thật khó mà giải thích với ông Mến, dù cùng
là người nói tiếng Việt với nhau. Vì ngay ở quê hương lúc này, hàng triệu người
đang nuốt các bữa ăn công nhân hàng ngày tệ bạc đến mức như công khai bào mòn
tuổi xuân của họ. Những vùng quê đói nghèo phải xin gạo trợ cấp mỗi năm, nhưng
đầy dẫy các quan lớn vẫn lên nhà cao, tậu xe to và viết các dự án xây tượng đài
hàng ngàn tỉ.”
Tuy đang sống trên đất nước xa xôi bên kia bờ
biển Thái Bình, nhờ tai mắt của bạn bè thân sơ, tác giả Tuấn Khanh vẫn có được
những thông tin thật chính xác để nhận biết những gì đang xảy ra bên ngoài đất
nước liên hệ tới những con người, những sự việc trong sinh hoạt hàng ngày bên
cạnh anh. ông thấy được con số những người bỏ nước qua sống ở Mỹ hiện nay không
còn là mấy chục hay một vài trăm… mà hàng ngàn, hàng chục ngàn người. Hiển
nhiên nó đã trở thành một cao trào.
Trong số những người đi, không chỉ giới hạn
những thành phần tạm coi như là làm ăn lương thiện, nay có tiền thấy cần phải
rời xa mảnh đất của tổ tiên nhưng bất hạnh đã trở thành hang ổ những cạm bẫy
không chỉ đe dọa an sinh mạng sống bản thân mà còn di lụy tới tương lai con
cháu họ sau này. Hơn thế, nó còn bao gồm cả những khuôn mặt lớn nhất của chế độ
hiện nay, những kẻ thừa mứa tiền bạc, đến lúc phải tìm kế “hạ cánh an toàn”.
Điều mỉa mai đối với tác giả là nơi “hạ cánh an toàn” của những tay đầu sỏ này
không phải là quê hương của ông bạn “bốn tốt” và “mười sáu chữ vàng” Đại Hán mà
lại là xứ Cờ Hoa, đất nước của “ba đời Tổng Thống” mà họ từng tuyên bố vung vít
đã đánh bại và không giấu diếm thái độ khinh khi, miệt thị!
Từ những thông tin tại chỗ, ông ghi nhận được
cả những sinh hoạt từng ngày, từng mùa của những người mới tới. Từ chuyện tìm
nơi an ninh, sang trọng để mua nhà lớn nhà nhỏ tới việc chọn trường ốc cho con cháu,
dĩ nhiên là trường tốt không chỉ về mặt học vấn mà cả về chuẩn mực luân lý, đạo
đức…
Một đoạn trong bài, tác giả Tuấn Khanh ghi lại
lời bạn anh:
Cổng trường St. Polycarp ở Stanton. Bảng chỉ dẫn có cả tiếng
Việt Nam. Nguồn: Google Maps
“Trường St. Polycarp(3) ở thành phố Stanton,
Quận Cam, là một trong những trường tư thục Công giáo mà nhiều gia đình người
Việt dù tốn tiền nhưng vẫn hay gửi con vào vì mong chúng học kiến thức, và học
được cả đức tin. Thỉnh thoảng, cũng có những gia đình đem con đến và cho con
cái làm quen với Jesus thay cho học tin vào một lãnh tụ. Năm ngoái, chiếc xe đỗ
trước cửa trường đưa đứa trẻ vào học, có cả ông bà theo để xem nơi học thế nào.
Đó là những người vẫn còn mang đậm phong thái cán bộ với quần áo, giày dép vả
cả giọng nói.
Khi gia đình này bước qua sân trước, vòi nước
tự động tưới cây bất ngờ bị hư, nên làm tràn ra một vũng nước. Người phụ nữ lớn
tuổi bước qua, càu nhàu “Thế này là không được. Phải nói nhà trường xem lại coi
chứ thế này thì đi hư hết cả giày”. Thấy tôi là người Việt, đang đứng gần ở nơi
bán hàng gây quỹ cho trường, nên bà nói luôn, “Anh có làm ở đây không, ông nên
nói với ban giám hiệu.”
Đúng là cung cách hành xử của một công dân
biết rõ quyền của mình. Có điều là khi đang nắm quyền sinh ở trong nước tuồng
như các ông lớn, bà bé này vì vô tình hay hữu ý đều chỉ biết đến quyến nạt nộ
dân đen thôi!
Sau khi ghi lại câu chuyện trên đây, thấy
chuyện người, Tuấn Khanh nghĩ tới chuyện xảy ra thường xuyên ở quê nhà, ông
viết:
“Tôi nhớ đến Sài Gòn, Hà Nội… nhớ những ngày
nước ngập lụt lội đến tận giường. Nhớ đến những mùa nhập học hàng ngàn phụ
huynh vật vã, lê lết khắp nơi chạy trường cho con mình, dù phải gửi lót tay. Có
lẽ người Việt đã quen sống vất vả và chịu đựng nên mọi thứ quen dần, đến khi
tiếp cận với một đời sống tự do và dân chủ, ai cũng hăng hái tìm và thể hiện
quyền của mình. Dĩ nhiên vòi nước được sửa ngay sau đó không lâu, mà ban giám
hiệu không đổ thừa cho biến đổi khí hậu hay thiếu tiền ngân sách.
Gia đình đó
khi quay lại hôm sau, chắc sẽ hài lòng và nghĩ mình được tôn trọng, khác với
những ngày tháng mà bao nhiêu người dân ở quê hương giận dữ với hiện trạng
nhưng thấy mình luôn bị biến thành trò hề. Bài học của cuộc sống đơn giản hiện
rõ trên gương mặt của gia đình đó, mà tôi thấy, là sự tự tin và quyền của con
người, có thể rất khác khi họ ở Việt Nam, bị cảnh sát giao thông ngoắc xe vào
vô cớ, đã vội móc túi tìm vài trăm ngàn để lướt qua nan đề thật nhanh,”
Nhắc lại câu nói nổi tiếng của nhà văn John
Mason và cũng là một nhà hùng biện “You were born an original. Don’t die a copy
– Bạn được sinh ra như một nguyên bản, xin đừng chết như một phó bản”, tác giả
Tuấn Khanh đẩy suy tư của ông đi thật xa tít tắp tới bến bờ lịch sử đất nước,
giống nòi với “những người muôn năm cũ” và gần gũi như mấy triệu bà con đã liều
mình vượt biên vượt biển, coi nhẹ mạng sống tìm đường chạy thoát khỏi nơi có
thể làm họ mất bản sắc, cho dẫu đấy là nơi chốn nhau cắt rốn của mình.
Ông viết:
“Đã có rất nhiều người ra đi, để được thấy
mình và con cái của mình được sống như là chính mình, như một nguyên bản. Nhiều
năm sau 1975, vẫn có những dòng người ra đi rất xa khỏi quê hương để tìm lại
phần nguyên bản của mình… Lịch sử thế giới chắc sẽ lại phải ghi thêm một chương
kỳ lạ. Con người và muông thú lên thuyền ông Noah để gột sạch mình cho một thế
giới mới, nhưng người Việt hôm nay lại lặng lẽ lên chiếc thuyền mong cứu chuộc
nguyên bản của đời mình, cứu chuộc một cuộc sống đơn giản, thật thà và tự do.”
Con người luôn bao dung, giầu tình thương và
tinh thần nhân bản nơi Tuấn Khanh đã khiến ông nhận ra không phải chỉ những
người từ bao đời nay vốn mang sẵn tính “thiện bẩm sinh” mà ngay cả những kẻ do
cảnh ngộ nhất thời bị biến thành máu lạnh, sẵn sang làm điều gian ác nhưng khi
đã “buông dao đồ tể” bỏ nơi tăm tối tìm về ánh sáng… cũng chỉ là để tìm lại
chính mình.
Nhận định của tác giả trong đoạn văn trên đây
khiến tôi nghĩ tới tâm sự của ca sĩ Mỹ Lệ trong một bài viết trên mạng vừa đọc
được hôm rồi mang tiêu đề “Vì
sao người Việt Quốc Nội lại đua nhau ‘tháo chạy’ khỏi thiên đường Cộng Sản?”
Được biết Mỹ Lệ là một ca sĩ nổi tiếng. Bà có
hai con gái ở tuổi lên 10. Vì thương con, lo lắng cho tương lai của con, bà gác
sự nghiệp ca hát qua một bên, tìm mọi cách cho con qua Đức du học. Mỹ Lệ tâm
sự: “Là một người mẹ
không ai muốn xa con, nhất là khi con mới hơn 10 tuổi. Nhưng, chỉ có cách đó,
tôi mới bảo vệ được con mình khỏi bị đầu độc!”
Nói tới từ “đầu độc” ở đây, Mỹ Lệ không chỉ
nói theo nghĩa tinh thần, tâm linh hay trí tuệ. Điều này vốn dĩ là mối lo tâm
phúc của những người dân phải ép mình sống dưới chế độ cộng sản. Bà muốn nói
tới những loại thực phẩm “bẩn” mà từ trên xuống dưới người ta đang toa rập với
nhau tiếp tục chế biến, nuôi trồng bằng mọi thứ độc dược giết người để bán ra
thị trường. Nó len lỏi vào tủ lạnh, vào xó bếp, trên mâm ăn để giữa người với
người, thản nhiên giết nhau tư từ trên đất nước ta hôm nay.
Tinh thần nhân bản và lòng yêu thương của Tuấn
Khanh không thể cột chặt ông ở khía cạnh bao dung. Vì thế khi nghĩ tới cảnh
hàng hàng lớp lớp người ta chen nhau bỏ nước ra đi cho dù để bảo vệ nguyên bản,
ông không khỏi thảng thốt nêu lên câu hỏi: “Nhưng tại sao chúng ta không thể
là nguyên bản ở quê hương mình? Vì sao chúng ta phải sống không là chính mình
nơi chôn nhau cắt rốn của mình?”
Kết thúc, Tuấn Khanh viết:
“Tôi đang hình dung người đàn ông có xe hơi
đắt tiền không bỏ xe giữa con đường ngập nước ở Sài Gòn mà ông ta cùng nhiều
con người nữa đang ướt sủng sẽ đi thẳng đến cơ quan nhà nước để hỏi rằng vì
sao? Tôi hình dung gia đình Việt Nam di cư đến Mỹ đó sẽ không chất vấn một ban
giám hiệu ngoại quốc về của công, mà sẽ cất tiếng nói như vậy trên chính đất
nước mình? Một cuộc sống thật và đơn giản – nguyên bản vì sao đang phải bị đánh
tráo bằng những phiên bản vô hồn và nhạt nhẽo?
Chúng ta được dặn dò hãy chỉ nên lo làm ăn, và
đừng quan tâm đến chuyện gì khác. Và nhiều người Việt đã mất rất nhiều thời
gian để làm được điều đó rồi giật mình nhìn thấy thế giới này không chỉ no đủ
là tất cả. Không ít người giàu có, thậm chí quan chức đã dồn tất cả để ra đi và
đổi một cuộc sống khác. Thậm chí đó là cuộc sống mà trước đây họ bảo vệ và
coi những kẻ từ bỏ, ra đi là thù nghịch.
Cuộc sống đang như vậy. Rất hiện thực. Khi
viết một bài trước đây, một bạn trẻ, có khuynh hướng dư luận viên, đã nhắn cho
tôi “vậy cứ nghèo đi, nghèo hoài đi”. Dĩ nhiên, đó lại là một khái niệm khác,
mà nếu hiểu những gì tôi viết ắt bạn trẻ ấy sẽ không nói như vậy. Vì câu hỏi
của tôi rất rõ rằng chúng ta – người Việt, đang cố giàu lên và sau đó sẽ là
gì?”
Rời màn hình tôi tự hỏi: liệu những lời tâm huyết
của người tác giả này có chạm được tới trái tim, khối óc của những con người vô
cảm, những kẻ thờ ơ với con người, với vận mạng dân tộc, nhưng tên tay sai chạy
cờ, những dư-luận-viên, nhất là những kẻ đang nắm giữ vận mạng đất nước hôm
nay?
Nam California cuối tháng 8, 2016
Nguồn: Bài do tác giả gởi.
DCVOnline hiệu đính và phụ chú.
DCVOnline:
(1) Trong lịch sử cận đại, Trung Cộng xâm lăng Việt Nam vào những năm 1974 –
hải chiến Hoàng Sa với Hải quân Việt Nam Cộng hoà; 1979 xâm lăng trên đất liền
ở các tỉnh vùng viên giới phía bắc nước CHXHCN Việt Nam; 1988 hải chiến Gạc Ma
giữa tàu khu trục của Trung Cộng và tàu vận tải của CHXHCN Việt Nam.
(2) Tên của video clip, dài 3 phút, là “Trái
Tim Việt Nam”, Tuấn Khanh sáng tác và hát, Talamot thực hiện video
clip bằng hình ảnh những cuộc biểu tình trong tháng 12, 2007. Video do
talamotWEARE1 đưa lên mạng YouTube ngày 23 tháng 12, 2007; có 167.286 lượt xem
(tính đến tháng 8, 2016)
(3) Trường St. Polycarp do các linh mục dòng Columban thành lập năm 1959. Từ
1962 đến 1978 ban giảng huấn là nữ tu dòng Tông đồ Thánh thiện. Hiện nay trường
có từ lớp 1 đến lớp 8. Khẩu hiệu của trường St. Polycarp là “Mater Mea, Fiducia
Mea”, “Mẹ tôi, Niềm tin của tôi”. “Mẹ” ở đây là bà Maria, mẹ của Jesus Christ.
Ngoài 650 USD phí hành chánh mỗi năm cho mỗi học sinh, học phí là 5.600 USD cho
mỗi em; gia đình có 2 con theo học sẽ trả 9000 USD; gia đình 3 con hay nhiều
hơn con sẽ đóng học phí 11.500 USD. Nguồn: http://www.stpolycarpschool.org/
Trần Phong Vũ:
(i) Theo giới thạo tin trong nước thì trang mạng này là do tay chân Nguyễn Tấn
Dũng lập ra nhằm hạ bệ một loạt những khuôn mặt có thể sẽ là khắc tinh của ông
ta trong địp Đại Hội đảng CS thứ 12 hồi đâu năm nay, trong số, ngoài Nguyễn
Xuân Phúc còn có cả Trần Đại Quang.
(ii) Người viết tự hứa sẽ trở lại vấn đề này trong một bài khác.
__._,_.___
Posted by: Phu Van