X


TT Mỹ Trump viết lời ủng hộ người VN biểu tình chống bọn CSVN Đừng sợ bọn qủi dữ



Sunday, 15 December 2019

Quân sư cho TT Trump chống TC là ai ?


Quân sư cho TT Trump chống TC là ai ?


Lê Thành Nhân

2018-12-16

UserPostedImage

Mỗi một tổng thống Hoa Kỳ khi muốn xoay chuyển tình hình thế giới thì có một quân sư đứng sau lưng, muốn nhìn hướng đi của Mỹ thì hãy nghiên cứu quân sư đó là ai? thuộc trường phái nào? Lý tưởng và lập trường ra sao? Con người có bản chất và hành động cương quyết không? v.v..

Như trong cuộc chiến Việt Nam, những chính khách nắm vận mệnh Việt Nam Cộng Hòa phải nghiên cứu, tìm hiểu và chú ý đường đi nước bước về nhân vật Henry Kissinger, bởi vì ông ta là “kiến trúc sư” về việc giải quyết chiến tranh Việt Nam, từ đó chúng ta dự đoán ra hướng đi của cuộc chiến mà xoay xở trước khi quá muộn… Điều này nói ra đây là chuyện đã rồi, nhưng là một bài học rút kinh nghiệm. Nay, ông Trump đánh kinh tế Tàu Cộng, chắc chắn sau lưng ông phải có một quân sư, người đó là Luật Sư (LS) Robert Lighthizer trong chức vụ Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ… Nếu không hiểu được Lighthizer chẳng khác gì dự đoán cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Tàu như “người mù rờ đuôi voi”.

UserPostedImage

Robert Lighthizer sinh ngày 11 tháng 10 năm 1947, năm nay 71 tuổi. Năm 1973, tốt nghiệp ngành Luật tại Georgetown University, sau đó làm việc cho công ty Covington & Burling LLC tại Washington DC. Năm 1978, LS Lighthizer rời công ty trở thành giám đốc của Ủy Ban Thượng Viện Hoa Kỳ về Tài Chánh làm việc dưới quyền Thượng Nghị Sĩ Bob Dole. Vào năm 1983, Robert Lighthizer được Thượng Viện Hoa Kỳ chuẩn nhận là Phó Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ cho Tổng Thống Ronald Reagan. Năm 1985, Robert Lighthizer gia nhập văn phòng công ty Skadden, Arps, Slate, Meagher & Flom LLP của Washington với tư cách lãnh đạo nhóm Thương Mại Quốc Tế của Công Ty. Ngày 3/1/2017, Tổng thống Donald Trump đề cử LS Lighthizer vào nhiệm vụ Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ và đã được Thượng Viện Mỹ chấp thuận đại đa số 82/100 vào ngày 11/5/2017.

Những thành tích của LS Robert Lighthizer đem về cho nước Mỹ

UserPostedImage

1_ Đàm phán thương mại giữa ba nước bắc Mỹ Canada-Mỹ-Mexcico: Robert Lighthizer là “kiến trúc sư” của Hiệp Định Luật Thương Mại USMCA (United State-Mexcico-Canada Agreement) giữa ba nước Mỹ-Canada-Mexcico thay thế đạo luật NAFTA (North America free Trade Agreement) đã lỗi thời sau gần phần tư thế kỷ (1994-2018). Ở đó có nhiều lỗ hổng cho kinh tế “gian tà” của Tàu Cộng lợi dụng “tariff free” của NAFTA để bán hàng không thuế vào thị trường Mỹ qua Mexico và Canada.

Chỉ 7 ngày sau được Thượng Viện Hoa Kỳ phê chuẩn vào chức vụ Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ, ngày 18/5/2017 ông Lighthizer báo cho Quốc Hội biết rằng Tổng Thống Trump có ý định tái đàm phán về NAFTA mà ông là người đại diện cho Hoa Kỳ trong cuộc đàm phán này. Sau 18 tháng đàm phán, đến cuối tháng tháng 10 năm 2018, Hiệp Định NAFTA được thay bằng USMCA, đây là chiến thắng thương mại của Lighthizer đối với Tàu Cộng chứ không phải với Canada và Mexcico.

UserPostedImage

Vì sao? Bởi vì NAFTA là một Hiệp Định Thương Mại Tự Do Thuế Quan giữa 3 nước Mỹ-Canada-Mexcico trong khối Bắc Mỹ mỗi năm giao dịch lên đến 12 ngàn tỉ USD. Tàu Cộng lấy cơ hội đó mở những công ty ở Mexcico và Canada sản xuất hàng trăm mặt hàng bán qua Mỹ không đóng thuế dựa trên hiệp ước NAFTA. Nay USMCA không cho phép trường hợp “lạm dụng” đó xẩy ra nữa mà bắt buộc: Hàng hóa phải từ các quốc gia thành viên USMCA làm ra, nghĩa là những bộ phận phụ tùng xe hơi, động cơ điện v.v.. phải là Made in Canada, USA hay Mexcico chứ không phải từ nước ngoài (nói cách khác không là Made In China) mới được ưu đãi thuế quan qua biên giới. Ba nước thành viên muốn làm ăn với quốc gia chưa phải “kinh tế thị trường” (nói cách khác là China, Việt Nam….) phải báo cho các thành viên của USMCA 3 tháng để duyệt xét.

Canada phải mua thực phẩm nông sản và thịt nông trại của Mỹ (trước đây Canada né không mua). Đàm phán USMCA kết thúc vào đầu tháng 11 và chính thức ký kết giữa ba nước vào ngày 1/12/2018 ở Hội Nghị Thượng Đỉnh G20, Argentina. TT Trump hứa nhanh chóng thực hiện USMCA. Đó là lưỡi kiếm cắt đứt vòi bạch tuộc của Tàu Cộng thò vào Bắc Mỹ hút đô-la từ mấy chục năm nay! Khi USMCA thực hành, đời sống của người dân ba nước này sẽ có lợi tức cao hơn và khá hơn (lương tối thiểu cho công nhân những nhà máy có liên hệ giao thương là $16/giờ).

UserPostedImage

Robert Lighthizer họp báo tại Tòa Bạch Ốc sau khi thành công đàm phán thương mại với Canada và Mexcico về Hiệp Định Thương Mại USMCA thay cho NAFTA

2_ Đàm phán thương mại giữa Mỹ – Liên Xô: Khi nhận nhiệm vụ Phó Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan năm 1983, Robert Lighthizer từng tiến hành các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Liên Xô về việc chấm dứt lệnh cấm vận bán ngũ cốc của Mỹ sang Liên Xô.

UserPostedImage

Lighthizer gặp Tổng thống Ronald Reagan năm 1983

Trong thời gian đàm phán lúc đó, hàng tin Bloomberg tiết lộ một câu chuyện khôi hài nhưng khá thú vị, Lighthizer được các đối thủ phía Liên Xô tặng một hộp thuốc lá Cigar Cuba, ông đã hút nó liên tục trong căn phòng không cửa sổ trong suốt thời gian đàm phán “để các nhà đàm phán thương mại của Liên Xô mất cảnh giác” và hộp Cigar trống rỗng khi thời gian đàm phán căng thẳng. Kết thúc ông ném hộp Cigar rỗng xuống đất với thắng lợi thuộc về Mỹ..

3_ Đàm phán hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Một trong những điểm nổi bật trong sự nghiệp làm cố vấn thương mại của Lighthizer là ông đã tham gia thảo luận rất nhiều thỏa thuận thương mại về “Hạn chế xuất khẩu tự nguyện”. Lợi dụng sự đe dọa áp thuế trừng phạt, Mỹ đã thuyết phục các quốc gia khác “tình nguyện” hạn chế xuất khẩu sang Mỹ các sản phẩm có nguy cơ đe dọa đến các ngành công nghiệp nước Mỹ vì sự cạnh tranh.

4_ Đàm phán thương mại với Nhật: Dưới thời của cựu Tổng thống Reagan, Đại diện Lighthizer giúp chính phủ Hoa Kỳ đạt được những thỏa thuận thương lượng với hơn chục quốc gia về ngành thép, trong đó lớn nhất là Nhật. Tiến trình đó đã cho Lighthizer một kinh nghiệm quý báu rằng nước Mỹ có thể thành công trên thương trường quốc tế với quan điểm “diều hâu” cứng rắn.

Lập trường kinh tế:

UserPostedImage

Với những thành tích đem về cho nước Mỹ nổi trội, nghệ thuật đàm phán thương mại lão luyện, hiện đang có quyền hạn bậc nhất trong những vấn đề thương thuyết thương trường trên thế giới, nhưng Robert Lighthizer là một người thầm lặng trong Tòa Bạch Ốc. Đã từ mấy chục năm qua, ông Lighthizer rất bất mãn về việc Mỹ bị thua lỗ trên cán cân thương mại thế giới đặc biệt là với Tàu Cộng, điều này chẳng khác gì nước Mỹ bị chảy máu từ từ đến lúc như một con voi bị khô máu. Ông Lighthizer có cùng quan điểm về thương mại tự do giống TT Trump, nên hai người rất tâm đắc xem nhau như “đồng chí”, và ông luôn là một trong những trợ thủ đắc lực của TT Trump mỗi khi vấn đề kinh tế được đem ra bàn thảo tại Tòa Bạch Ốc.

Cả hai, Lighthizer và Trump đều cho rằng kinh tế Tàu Cộng là mối đe dọa nguy hiểm với nền kinh tế Hoa Kỳ. Họ tin tưởng rằng Mỹ là nạn nhân của các thỏa thuận thương mại tự do không công bằng và Mỹ nên cân nhắc áp dụng các biện pháp mạnh hơn như “áp thuế” lên mặt hàng nhập khẩu để bảo vệ các ngành kỹ nghệ, giới sản xuất và quyền lợi cho công nhân Hoa Kỳ.

Chủ thuyết của Robert Lighthizer (Lighthizerism)

UserPostedImage

Về cá tính, dù âm thầm nhưng dứt khoát, không ỡm ờ như các nhà thương thuyết khác, Robert Lighthizer thể hiện sự hiên ngang cứng cỏi như bức tranh lớn của mình bằng người thật treo sừng sững trong nhà. Ông chưa bao giờ tỏ ra thiếu tự tin vì ông biết rõ ông sẽ làm gì và làm như thế nào để đạt mục đích ông đã đề ra.

LS Lighthizer thường quyết định dứt khoát về vấn đề giao thương giữa Mỹ và các nước trên thế giới như một học thuyết mà Giáo Sư môn lịch sử Quinn Slobodian ở trường đại học Wellesley, thành phố Boston, Massachusetts, cho là một học thuyết mới nổi lên “Lighthizerism” (chủ nghĩa Lighthizer), đó là một “triết lý kinh tế dẫn dắt chính quyền Tổng Thống Trump” và dự đoán chủ nghĩa này sẽ còn kéo dài đối với nền kinh tế nước Mỹ.

Chủ nghĩa kinh tế của Robert Lighthizer là gì?

UserPostedImage

“Muốn có được vị thế thì Mỹ cạnh tranh kinh tế với các quốc gia khác phải đặt trên cơ sở tự do thương mại, hai bên bình đẳng, không có rào cản, hãy để cho các nguyên lý kinh tế quyết định mọi thứ”. Đây chính là những điểm bao hàm trong nội dung bài diễn văn mà TT Trump đọc tại Diển Đàn APEC tại Đà nẵng tháng 11 năm 2017.

Mặc dù vậy, “tự do thương mại” của Lighthizer không nằm ở mục tiêu mở cửa thị trường tự do không kiểm soát, mà là cam kết sử dụng những “vũ khí” công khai về giao thương để đạt được chúng.

Robert Lighthizer cũng không chủ trương bảo hộ là “đắp lũy xây thành” để biến nước Mỹ thành một ốc đảo, mà mục đích là lấy lại những lợi thế của Mỹ cho các nhà sản xuất Hoa Kỳ đang bị thua thiệt trên thương trường quốc tế (chủ nghĩa tư bản lành mạnh).

Về toàn cầu hóa, Robert Lightthizer tuyên bố ông không “chấn dứt toàn cầu hóa”, mà là thời kỳ cạnh tranh kinh tế khốc liệt hơn, dùng chiến tranh thương mại là “phương tiện” dẫn tới thương mại tự do. Từ đó đi đến “toàn cầu hóa” một cách công bằng, lành mạnh và lâu dài. Các đạo luật thương mại như WTO, một bên thì thi hành nghiêm chỉnh còn bên kia thì dối trá là tình trạng bấp bênh kinh tế trên thế giới dẫn đến bất an khu vực hay toàn cầu.

Robert Lighthier đối với kinh tế Tàu Cộng

UserPostedImage

Ông cho kinh tế Tàu Cộng hiện nay không còn Cộng Sản mà là “chủ nghĩa tư bản nhà nước” (chứ không phải kinh tế thị trường). Ở đó Đảng Cộng Sản cầm quyền sử dụng các công ty quốc doanh (vốn nhà nước) kết hợp và hỗ trợ những công ty tư nhân để tạo ra một ngành sản xuất nội địa khổng lồ thách thức các cường quốc kinh tế có nền kinh tế thị trường tự do lành mạnh. Không những thế, còn dùng những linh kiện điện tử cài đặt hệ thống sản xuất để “ăn cắp” kỹ thuật tối tân của các nước Tây phương, đặc biệt là tại Mỹ.

Trong một buổi họp tại Tòa Bạch Ốc vào tháng 8/2017, Robert Lighthizer là người thuyết trình chính sách cứng rắn giao thương với Tàu Cộng. Những luận cứ, những tài liệu, những biểu đồ kinh tế và những chiến lược thương mại của Lighthizer đã phát họa một lộ trình đánh vào thương mại Tàu Cộng. Buổi thuyết trình xuất sắc đã thuyết phục các quan chức cao cấp Tòa Bạch Ốc trong buổi họp kính nể. Qua buổi họp này, các bình luận gia trên thế giới đánh giá Tòa Bạch Ốc mất người chống Tàu Cộng quyết liệt nhất là Trưởng Cố Vấn Chiến Lược Steve Bannon, thì lại hiện lên một Steve Bannon khác chống Tàu Cộng cương quyết có sách lược nhất quán với một chủ thuyết rõ ràng đó là LS Lighthizer.

UserPostedImage

Robert Lighthizer là một người tỏ ra rất khá am tường chiến thuật “trì hoãn chiến” để câu giờ của Tàu Cộng nên ông đã dứt khoát ra đòn trừng phạt “áp thuế” sau một thời gian các chính trị gia đứng đầu Tòa Bạch Ốc ngành tài chánh và thương mại của Washington đến Bắc kinh đàm phán nhưng không có kết quả. Tháng 11/2017, TT Trump ra lệnh trong phái đoàn đàm phán đến Bắc Kinh, Robert Lighthizer là người duy nhất có quyền gặp những nhân viên cao cấp nhất của Tàu Cộng kể cả Tập Cận Bình. Vào thời đó, mặc dù Đại Sứ Mỹ tại Bắc Kinh là Terry Brandstad có đánh điện qua Mỹ yêu cầu xin cho Bắc Kinh thêm một vòng đám phán nữa, nhưng Lighthizer quyết định chấm dứt, đã đến lúc hành động và phải có biện pháp mạnh mẽ.

Từ đó ra đời đợt “áp thuế” đầu tiên lên các mặt hàng Tàu Cộng 50 tỉ USD.

UserPostedImage

Về việc chống kinh tế Tàu Cộng, ngày 18/09/2017, tại Washington DC Robert Lighthizer nói về kinh tế Tàu Cộng như sau: “mô hình kinh tế của Tàu Cộng hiện nay là mối đe dọa chưa từng có đối với hệ thống thương mại thế giới mà không thể giải quyết bằng các quy tắc toàn cầu hiện hành”.

Ông giải thích thêm: “Có một thách thức nổi lên trong hoàn cảnh hiện tại, thực trạng này khó khăn hơn nhiều so với những gì đã xảy ra trong quá khứ, và mối đe dọa đó là China. Quy mô vượt trội của nỗ lực điều hành và phối trí của chế độ Bắc Kinh nhằm phát triển nền kinh tế quốc gia, tài trợ, tham vọng thắng lợi cho đất nước, ép buộc chuyển giao công nghệ và làm méo mó thị trường tại Tàu Cộng và trên toàn thế giới, chính là mối de dọa tới hệ thống thương mại toàn cầu và điều này là chưa từng có tiền lệ”.

UserPostedImage

Để đối đầu thương mại với một đối thủ “chưa từng có tiền lệ”, Lighthizer phải đối đầu một cách sáng tạo chứ không thể theo kinh nghiệm cổ điển. TT Trump đã ra lệnh cho ông Robert Lighthizer một năm để nghiên cứu cách đối đầu với Tàu Cộng cho hữu hiệu. Bởi thế, giữa tháng 8/2017, Tổng thống Donald Trump đã ký quyết định điều tra hoạt động thương mại Tàu Cộng. Ông Lighthizer được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra ban đầu về Tàu Cộng vi phạm sở hữu trí tuệ theo Khoản 301 của Luật Thương Mại Hoa Kỳ. Và có thể áp thuế trên lãnh vực này, vì cho rằng hằng năm “sở hữu trí tuệ” bị Tàu Cộng đánh cắp tính đến hàng ngàn tỉ đô-la. Và dĩ nhiên trong những đợt “áp thuế” tăng lên 25% đều là đề nghị của Lighthizer.

Ông tiên đoán cuộc chiến tranh thương mại với Tàu Cộng là cuộc chiến trường kỳ, Một nước Tàu có thói quen làm ăn xảo trá với hệ thống kinh tế nghịch chiều với thế giới tự do trong nhiều thập niên qua, nay mà nhanh chóng đưa họ đi vào quỹ đạo của kinh tế thị trường phải cần thời gian và nhiều biện pháp chống trả hữu hiệu, không thể một sáng một chiều mà chiến thắng được. Ông Lightthizer lo sợ rằng cuộc chiến bị gãy cánh giữa đường vì thời gian chỉ còn một năm rưỡi nữa là có sự thay đổi chủ Tòa Bạch Ốc, khi vị Tổng Thống Mỹ mới có quan niệm hòa hoãn với Tàu Cộng thì Lighthizerism bị ngưng đọng.

Robert Lighthizer là người cầm đầu đàm phán thương mại với Tàu Cộng sắp tới:

UserPostedImage

Hiện nay bộ tham mưu về thương mại của Tòa Bạch Ốc, Tiến sĩ Navarro nhân vật diều hâu cho rằng ông Lighthiezer là người có khả năng dẫn dắt cuộc đàm phán 90 ngày của Hoa Kỳ đối đầu với Trung Cộng. Ông Larry Kudlow, Chủ Tịch Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia cũng đồng ý là ông Lighthizer là nhân vật xứng đáng trong cuộc đàm phán 90 với Trung Cộng… một cuộc “hưu chiến” ngắn hạn nhưng rất quan trọng.

Ra trận nhiều lần chưa bao giờ thua cuộc, một nhà đàm phán thượng thặng, có kinh nghiệm với Tàu Cộng và nhất là ý niệm hạ đối thủ thương mại để đem công bằng và quyền lợi cho nước Mỹ đã chất chứa trong tiềm thức mấy chục năm nay. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Tàu càng ngày càng lớn, càng phức tạp, ông Lighthizer là người có đủ quyết tâm, kinh nghiệm và bản lãnh để hạ con chồn cáo Tàu Cộng, hầu diệt hậu họa cho nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.

UserPostedImage

Tình hình chính trị tại Mỹ cho thấy Robert Lighthizer không phải là người cô đơn. Cả lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ, các cơ quan an ninh FBI, CIA, NSA đều quyết tâm chống Tàu Cộng trên mọi mặt. Bà Nancy Pelosi thuộc đảng Dân Chủ, Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ tương lai, cũng tuyên bộ ủng hộ TT Trump trong việc chống Tàu Cộng.

Đây là quyền lợi nước Mỹ, dù đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa đều phải quyết liệt để đánh bại Tàu Cộng. Nếu không, để càng lâu thì Mỹ phải trả một giá rất đắc. Đôi khi mất vị thế siêu cường!

Lê Thành Nhân
  

__._,_.___

Posted by: Quang Nguyen 

Friday, 6 December 2019

GIẬN CÁ, CHÉM THỚT

----- Forwarded Message -----
From: Nhan NT 
Sent: Tuesday, December 3, 2019, 09:34:07 AM PST
Subject: [DCTTU] GIẬN CÁ, CHÉM THỚT

 
GIẬN CÁ, CHÉM THỚT
H.M
Thứ Ba, 03/12/2019

Sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump ký đạo luật Hong Kong thì dĩ nhiên đảng CSTQ phải có phản ứng. Tuy nhiên như chúng ta đã phân tích là đảng CSTQ không có mấy dư địa để trả đũa Mỹ.

Hiện nay Mỹ đang đánh Trung trên 4 mặt trận chính là thương mại, ngoại giao, tình báo và quân sự. Ta sẽ đánh giá toàn diện các mặt chính này.

Thứ nhất, về thương mại như đã phân tích trước đây, Trung Quốc mua của Mỹ các hàng công nghệ cao và nông sản.. Công nghệ cao thì Mỹ đã hạn chế Trung Quốc tiếp cận, có nghĩa là Mỹ chủ động không cần và không bán cho Trung Quốc nữa, nên dù có muốn thì Trung Quốc cũng không thể trừng phạt Mỹ thêm.

Về nông sản thì lâu nay Trung Quốc mua thịt heo và đậu tương của Mỹ.. Chiến tranh thương mại kéo dài lâu nay làm nhiều nông dân Mỹ phá sản (27%) nhưng cái giá Trung Quốc phải trả cũng không nhỏ.  Đó là việc Trung Quốc không còn thịt heo để ăn và an ninh lương thực vì thiếu đậu tương nên bị đe doạ. Chính vì vậy mà Tập phải tiếp tổng thống Pháp và Brazil trong thời gian qua để mua đậu tương và thịt heo. 

Không mua nông sản của Mỹ mà phải mua của Pháp, Brazil, Canada... là các đồng minh đang cùng Mỹ chống Trung thì cũng là uống nước muối cho đỡ khát mà thôi. Một khi sắp đến mà EU và NATO ra nghị quyết cấm vận và trừng phạt Trung Quốc thêm thì e rằng người dân Trung Quốc sẽ coi đảng CSTQ là nguồn thực phẩm thay thế đậu tương và thịt heo. 

Thứ hai, Về ngoại giao thì Trung Quốc cũng không có gì để trả đũa Mỹ. Trước đây đảng CSTQ tạo ưu thế ngoại giao bằng BRI và phô trương tiền bạc như một tỷ phú mới nổi để thu hút cái nhìn của các nước nhỏ. Đến nay thì điều đó đang dần mất tác dụng. Đuối sức trong thương chiến với Mỹ làm nguồn tiền bơm ra bên ngoài duy trì sự hào nhoáng không còn.. Các đại dự án BRI ngổn ngang và đình trệ chậm trễ khắp nơi. 

Điều tiếp theo là vì lo lắng sẽ thành công cụ “đánh Mỹ mướn cho Trung Quốc”, các nước nhỏ như Sri Lanka, Campuchia, Philippin, Việt Nam, Các đảo quốc Thái Bình Dương... đã dần thay đổi chính sách ngoại giao. Dù chưa theo Mỹ hẳn thì cũng né Trung Quốc ra xa. Ngay như phe thân Trung Quốc tại Đài Loan cũng đã lên tiếng chống Trung trước thềm bầu cử tại đây. 

Hoặc Campuchia đã ngừng nhận vũ khí từ Trung Quốc. Thủ tướng Hunsen của nước này đang đàm phán với Úc để mua vũ khí có nguồn gốc của Mỹ như một cách để xây dựng lòng tin chiến lược với Trump. 

Chưa kể Mỹ và các đồng minh bắt đầu xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển hạ tầng và kinh tế cho các nước nhỏ. Như Nhật có chính sách Viễn Đông hỗ trợ cho Đông Nam Á và vùng Vịnh Bengal, giúp các nước nhỏ tại đây giảm bớt tác hại nợ nần từ việc vay tiền Trung Quốc làm BRI. Hay như Mỹ vừa ký tài chính với Việt Nam 200 tỷ USD để đảng CSVN hiểu rằng trong quá khứ Mỹ đã giúp đảng CSTQ như thế nào. 

Các bước đi trên đã giúp Mỹ và phe đồng minh chiếm lĩnh ưu thế ngoại giao quốc tế, giảm dần uy tín và cắt bỏ dần các đồng minh lâu nay thân Trung Quốc, tôi gọi đó là “chính sách cô lập và bao vây”.

Thứ hai,  Về tình báo thì cũng thế. Mỹ và phe đồng minh đang tiến hành một cuộc bóc gỡ và thanh trừng tình báo tổng lực. Trong 3 năm Trump lên cầm quyền, Mỹ đã thanh trừ, bắt giữ, tống giam hoặc vô hiệu hoá gần 10,000 người sống và làm việc ở Mỹ có liên quan đến tình báo Trung Quốc. Cuộc chiến tình báo hậu trường khốc liệt góp phần tạo ưu thế toàn diện cho Mỹ hôm nay.

Chưa kể nhóm tình báo Five Eyes lập ra đã chia sẽ thông tin rất nhiều giữa các cơ quan tình báo đồng minh với nhau. Đến nay ta thấy kết quả của nó bóc gỡ ra những điệp viên do Trung Quốc cài cắm lâu nay ở chính quyền các nước tư bản như Bỉ, Úc, Đài Loan, New Zealand, Anh... 

Đại tướng Tô Lâm của đảng CSVN chắc cũng có nhận một danh sách dài của Mỹ gửi, chỉ là không biết đảng CSVN xử lý đến mức nào và khi nào mà thôi.

Nhóm tình báo Five Eyes do Mỹ chủ trì cũng đóng vai trò chính trong việc bắt giữ công chúa Hoa Vi Mạnh Vãn Chu và cô này sẽ bị đưa ra xét xử chính thức vào đầu tháng 1/2020 tới. Tôi e rằng phía Trung Quốc biết tương lai của cô sẽ không sáng sủa nên đại sứ Trung Quốc tại Canada vừa đi thăm cô ấy. Phát ngôn mới nhất của ông Nhậm Chính Phi, cha của Mạnh Vãn Chu cho chúng ta thấy sự thiếu tự tin và ray rứt của một người cha trước tương lai của con mình. 

Ông Nhậm Chính Phi nói rằng “Con gái tôi nên cảm thấy tự hào vì trở thành “con bài ngã giá” trong thương chiến Mỹ-Trung”. Câu nói này vừa phong anh hùng sớm cho con ông vừa lộ ra sự bất lực của hệ thống chính quyền Trung Quốc. Một chính quyền không thể giải cứu một con bài tình báo quan trọng của mình là một chính quyền đã mất đi uy tín trong cái nhìn của các quan chức xả thân và nhiệt tình nhất đang làm việc trong đó.

E rằng đến giờ thì công chúa Hoa Vi chỉ còn là con bài phụ. Con bài ngã giá chính vẫn là cái ghế của ông Tập Cận Bình sau trận chiến dân chủ-nhân quyền thất bại tại Hong Kong và hồ sơ Tân Cương đang bị Mike Pompeo thả ra khắp thế giới. 

Cuối cùng là về quân sự, mặc dù Trung Quốc đang vẫn là nước mạnh số 2 thế giới nhưng e rằng không sáng sủa. Mới đây sau sự kiện Hong Kong, ngoại trưởng Đức nói rằng đã đến lúc EU và quốc tế nên xem xét nghiêm túc và điều tra kỹ lưỡng về hồ sơ Tân Cương mà Mike Pompeo đang rải ra. Cũng như Quốc hội Đức dù chưa phê chuẩn việc công nhận Đài Loan là quốc gia độc lập, nhưng cũng để các nghị sĩ công khai đọc tờ trình giữa nghị trường như một sự bày tỏ trước chủ trương cứng rắn của Đức về sau.

Khi một đối tác kinh tế gắn bó sâu đậm như Đức và Ý tại EU trở cờ nghĩa là chiến dịch dùng kinh tế để phân hoá NATO của Tập đã bắt đầu thất bại. Trong tư thế một đại ca giang hồ đi bắt nạt các đối thủ nhỏ yếu lâu nay thì sự bao vây của sen đầm quốc tế là điều đại ca e ngại nhất. Kẻ thường đe doạ hùng hổ thì chỉ quen đánh lén chứ ngại đánh công khai. 

Họp NATO vừa qua, tổng thống Pháp hỏi “giờ đây NATO tồn tại để làm gì”. Câu trả lời sẽ có khi Trump đến dự thượng đỉnh NATO. Nhà độc tài Stalin với quần đảo ngục tù đã chết thì có nhà độc tài Tập Cận Bình với hồ sơ Tây Tạng, Tân Cương, thảm sát Thiên An Môn và những diễn biến mới nhất tại Hong Kong sẽ là cái mà NATO phải lo ngại.

Các nước tư bản xem xét và kết luận hồ sơ theo luật, theo tiêu chí đã định sẵn, theo quy tắc và logic. Một khi các điều kiện cần và điều kiện đủ thì họ phải mở nó ra và thực thi. Không có cảm tính và cảm xúc ở đây.

Trong thế bị bát quốc liên quân bao vây thì đồng minh duy nhất là Nga lại đang trở cờ ngó lơ và bán đứng đảng CSTQ. Việc dàn tên lửa S-400 mà đảng CSTQ mua của Nga để cấp cho Syria đã không khai hoả vào máy bay Israel cần coi là thông điệp của Putin gửi cho Tập. Cũng như Putin công khai phát biểu “Nga giúp Trung Quốc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa” cần xem là lời rao bán để dọ giá của Putin. 

Trong lúc đảng CSTQ thất thế về đồng minh quân sự như thế thì Mỹ có mặt ở khắp nơi từ các đại cường thân thiết như Anh đến nhỏ bé như bán đảo Đông Dương. Từ việc giàu có như Nhật bỏ trăm triệu USD mua đảo để giao cho Mỹ làm sân bay quân sự cho đến nghèo và thân Trung Quốc như đảng CSVN cũng giao cho Mỹ chuẩn bị sân bay Biên Hoà dĩ nhiên làm đảng CSTQ thêm rã rời chân tay.

Biểu tình Quảng Đông mới đây đã trở thành phong trào cầm dù đủ màu sắc bên trong lãnh thổ Trung Quốc. Tình báo Trung Quốc có mặt tại Mỹ thì Mỹ cũng có tình báo tại Trung Quốc mà thôi. Mike Pompeo là một tổng chỉ huy tình báo tài ba bên cạnh tổng bí thư Donald Trump.

Bốn mặt trận chính đang như vậy, đảng CSTQ và ông Tập Cận Bình lấy cái gì để trả đũa Mỹ kể cả gây chiến tranh. Mỹ đâu e ngại cuộc chiến ở xa nước Mỹ. Còn đánh ở gần Trung Quốc và bên trong Trung Quốc thì chỉ làm khó thêm cho Trung Quốc mà thôi. Tuy nhiên, tôi thấy lo ngại bản năng vì chúng ta đang ở Việt Nam một khi Trung-Mỹ trả đũa nhau.

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nếu qua năm sau mà ông gặp ông Tập Cận Bình, có lẽ ông nên thuyết phục ông Tập nghỉ ngơi uống trà để thật sự là người bạn tốt của Trump. 

H.M


CÚ ĐẤM MÓC CỦA DONALD TRUMP RUNG CHUYỂN PARIS, 
CHẤN ĐỘNG TỬ CẤM THÀNH
Tran Hung
Thứ Ba, 03/12/2019

Hay tin ông Trump dọa sẽ nâng thuế hàng hóa của gà trống gaulois mà lòng tui nó sướng rơn.. Bởi vì qua lời hăm dọa mới toanh này của sư tử Donald Trump, cả con gà trống Gô - loa lẫn con vịt què Bắc Kinh đều kinh hồn, bạt vía và anh chàng Obama lẫn con cú đêm Kissinger cũng rụng rời tay chân.

Ủa, mà mắc mớ gì ông Trump dọa đánh thuế tới mức 100% lên hàng hóa của Pháp nhập cảng vào Mỹ thì con vịt què Bắc Kinh lại kinh hồn, bạt vía và cú đêm Kissinger, Obama lại rụng rời tay chân? Nói thêm, chẳng những ông Trump dọa đánh thuế hàng hóa Pháp mà ổng còn nện luôn thuế lên thép của Brazil và Argentina nhập vào Mỹ nữa kia cà. Cú này thì Tàu cộng chết chắc.

Trong thời gian Obama làm tổng thống, cú đêm Kissinger đã núp sau hậu trường để hoạch định chánh sách ngoại giao khẩn khoản cho Obama. Kissinger thực chất đã biến mình thành sứ giả cho Tàu cộng nên chánh sách ngoại giao của con cú đêm này thực chất do Tàu cộng viết ra và Kissinger trao cho Obama để quảng bá cho Tàu cộng.

Cú đêm Kissinger thì ai cũng rõ, tên này đi Bắc Kinh như đi chợ dù phải chống gậy để lê bước nhọc nhằn. Obama thì cuối nhiệm kỳ đã diễn tuồng tinh vi khi cùng Tập Cận Bình tạo nên kịch bản "đi cửa hậu máy bay" nhưng khi đã về hưu thì Obama bay qua Bắc Kinh trong tư cách là công dân bình thường nhưng lại được Tập Cận Bình tiếp đón hậu hĩnh chớ không khinh miệt, bạc đãi như khi sắp rời Bạch Cung vào cuối năm 2016.

Obama bay qua Bắc Kinh xong thì bay tiếp qua Ấn Độ để ly gián ông Modi với ông Trump rồi vòng qua Pháp rỉ tai Macron để Maron ra mặt chống đối ông Trump như chúng mình đã thấy. Trong lúc ông Trump đang xem Tàu cộng là kẻ gian dối, thù địch thì vừa rồi, Macron công du tới Bắc Kinh từ ngày 04 - 06/11/2019 và đã ký kết Tàu cộng các hợp đồng có giá trị 15 tỷ Mỹ kim. Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh Tàu cộng - EU lần thứ 21 tổ chức tại Brussels hổi tháng 4/2019, EU và Tàu cộng đã ra Tuyên bố chung với cam kết sẽ đạt "tiến triển mang tính quyết định" cần thiết để đạt được Hiệp định đầu tư Tàu cộng - EU với trình độ cao hơn vào năm 2020.

Như vậy, việc ông Trump dọa đánh thuế lên hàng hóa của Pháp, Brazil, Argentina, EU là chánh sách "bao vây, chận ngốc" không cho con vịt què Bắc Kinh đào thoát sang các ngả này khi sắp tới đây, vào ngày 15/12/2019, những loạt thuế lạnh lùng sẽ được ông Trump gián xuống đầu Tàu cộng nếu như Tàu cộng không chịu ký vào bản thỏa thuận thương mại áp đặt của Mỹ. Đồng thời, sau khi ký ban hành 02 Đạo Luật bảo vệ Hong Kong, nếu Tàu cộng ngoan cố trả đũa thì chuỗi cung ứng của Tàu cộng sẽ nát như tương tầu dưới búa tạ thuế quan của Donald Trump.

Khi bị búa tạ của Donald Trump đập nát chuỗi cung ứng hàng hóa của Tàu cộng thì Tàu cộng sẽ chui cửa thoát hiểm qua EU, Pháp, Brazil, Argentina, EU,.... Vì vậy, ông Trump đã đắp bờ con "không cho Tàu cộng thoát" bằng cách dọa sẽ đánh thuế lên hàng hóa của các nước này. 

Ở một chỗ khác, trước thái độ cương quyết hủy diệt nền kinh tế của Tàu cộng do ông Trump phát động, Obama đã không thể ra mặt lộ liễu mà lại xúi giục cho tài phiệt Michael Bloomberg và cú đêm Kissinger ra mặt bảo vệ cho Tàu cộng. Cụ thể, Michael Bloomberg đã quyết định nhảy ra ứng cử để hy vọng đả bại ông Trump vào mùa bầu cử năm 2020 để có thể cứu lấy Tàu cộng bằng những chánh sách đảo ngược hoàn toàn di sản của Donald Trump.

Riêng cú đêm đêm Kissinger thì phải giả lả hô hoán tại Diễn đàn kinh tế mới do Bloomberg tổ chức ở Bắc Kinh vào hôm thứ Năm ngày 21/11/2019 vừa rồi rằng "Chúng ta vẫn đang ở xuất phát điểm của một cuộc chiến tranh lạnh. Nếu xung đột Mỹ - Tàu cộng được phép phát triển và không bị chế ngự, thì kết quả có thể thậm chí còn tồi tệ hơn những gì đã diễn ra ở châu Âu", cú đêm Kissinger ám chỉ về những nguy hiểm của Đệ nhứt Thế chiến nếu xung đột Mỹ - Tàu cộng tiếp tục leo thang.

Những hành động trên của cú đêm Kissinger, Bloomberg, Macron,... đều mang mục đích gởi một thông điệp ra toàn cầu ngõ hầu ngầm kêu gọi các quốc gia, tổ chức hãy chung tay với Tàu cộng để bắt buộc tổng thống Donald Trump phải ngưng ngay hành động cương quyết đánh sập nền kinh tế của Tàu cộng vì theo như cú đêm Kissinger và cả Obama thì kinh tế Tàu cộng sụp đổ sẽ là đại họa cho Nước Mỹ và toàn cầu.

Nhưng họ đã sai khi đánh giá không đúng về bản lãnh, tài trí và khí chất của sư tử Donald Trump. Đánh sập Tàu cộng là tâm nguyện của tỷ phú Donald Trump, ông ta đã kỳ công nghiên cứu và quyết tâm đeo đuổi mục tiêu hủy diệt Tàu cộng. Vì vậy, những hành vi mang tính chất cản trở, phá rối bước tiến của ông Trump sẽ có kết cục bi thảm hơn mà thôi. Hãy chờ tới ngày 15/12 này và những ngày sau đó sẽ thấy những loạt thuế quan uy vũ mang tên sư tử Donald Trump gián xuống Tàu cộng và gian đảng. 

Coi bộ Tập Cận Bình mất ăn tết năm nay vì bụng dạ rối bời, tâm trí bấn loạn còn hứng thú gì tết với nhứt nữa đây./.

Tran Hung.


__._,_.___

Posted by: Dinh Ho 

Wednesday, 4 December 2019

KHÔNG KÝ, KHÔNG PHỦ QUYẾT ĐẠO LUẬT BẢO VỆ HONG KONG, DONALD TRUMP ÉP TẬP CẬN BÌNH SA VÀO TỬ LỘ


---------- Forwarded message ---------
From: Nhan NT <
Date: Sat, Nov 23, 2019 at 11:32 AM
Subject: KHÔNG KÝ, KHÔNG PHỦ QUYẾT ĐẠO LUẬT BẢO VỆ HONG KONG, DONALD TRUMP ÉP TẬP CẬN BÌNH SA VÀO TỬ LỘ
To: Thân Hữu <>

KHÔNG KÝ, KHÔNG PHỦ QUYẾT ĐẠO LUẬT BẢO VỆ HONG KONG, 
DONALD TRUMP ÉP TẬP CẬN BÌNH SA VÀO TỬ LỘ

Như đã nhiều lần nhận định, việc ông Trump theo đuổi "đàm phán thương mại áp đặt" với Tập Cận Bình là ép Tập Cận Bình sa vào tử lộ. Nói cách khác, ông Trump đang dùng đòn đánh tuyệt kỷ như binh pháp của cụ Nguyễn Trãi là "mưu phạt TÂM CÔNG".

Phần đông giới chánh trị gia của Mỹ đều bị nhiễm căn bịnh SỢ HÃI do Tàu cộng gieo rắc đó là họ sợ kinh tế Tàu cộng suy yếu sẽ tác động lớn đến nền kinh tế Mỹ bởi hậu quả Nước Mỹ đã dễ dãi, bỏ lơ cho Tàu cộng "xâm lược mềm" bằng cách cướp đi công ăn việc làm của Mỹ, ăn cắp công nghệ Mỹ và chiếm lãnh thị trường cung ứng hàng hóa tiêu dùng ngay tại Mỹ. Ngược lại với sự SỢ HÃI này thì giới chánh trị gia Mỹ lại coi thường, khinh suất sức mạnh quân sự của Tàu cộng, họ coi Tàu cộng chỉ là con vịt què nên không hề bận tâm đối phó, ngăn chặn Tàu cộng phát triển quân sự nhưng lại quá tập trung vào Nga cho nên Tàu cộng đã âm thầm phát triển quân sự tới mức "lưỡng bại câu thương" với Mỹ nếu Tàu cộng dám liều như Hitler.

Muốn phát triển quân sự thì phải có tiền, làm cho Tàu cộng sạch tiền thì chắc chắn cái câu "thực túc - binh cường" sẽ bị phá sản. Muốn xóa sổ cnxh quái thai thì ông Trump phải đánh dập cái đầu con rắn độc Tàu cộng, muốn đánh dập lửa con rắn độc Tàu cộng thì phải làm cho nó yếu đi, lờ đờ đi thì búa một búa nó không đủ nhanh nhạy để tránh né mà phải chấp nhận kết cục nát đầu.

Vì vậy, ngay từ đầu ông Trump đã làm cho con rắn độc Tàu cộng mất máu bằng cách bao vây, cô lập Venezuela, Iran,... Ngược lại, khi Tàu cộng nhận ra ý đồ của ông Trump là ông ta đang tìm cách làm mất máu nó thì Tàu cộng đã ứng phó bằng cách ép Mỹ phải dính đòn sa luân chiến với đám âm binh của Tàu cộng là xúi giục Bắc Hàn, Iran,... khiêu khích Donald Trump để dụ Donald Trump đánh trả bằng xung đột vũ lực mà tiêu hao sinh lực Nước Mỹ để rồi Nước Mỹ lại phụ thuộc vào Tàu cộng như hồi Bush con phụ thuộc Tàu cộng hậu khủng bố ngày 11/9 và thời Obama mềm nhũn trước Tàu cộng hậu khủng hoảng tài chánh năm 2008.

Nhưng mọi toan tính của Tàu cộng đã bị Donald Trump làm cho phá sản, Nước Mỹ thời ông Trump đã tránh được những xung đột võ trang không đáng có mà Nước Mỹ thời Ông Trump tích tụ năng lượng tài chánh với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, tỷ lệ thất nghiệp giảm ở mức kỉ lục và ngân sách Mỹ thu về cả trăm tỷ Mỹ kim thuế quan áp lên hàng hóa của Tàu cộng. Tích tụ năng lượng tài chánh để bổ sung vào ngân sách quốc phòng ở mức kỉ lục hơn 700 tỷ Mỹ kim mỗi năm tài khóa. Ngược lại, nền kinh tế Tàu cộng tụt dốc không thắng, một viễn cảnh sụp đổ nền kinh tế ập xuống Tàu cộng là hiển nhiên, vấn đề là nó diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào cách lựa chọn của Tập Cận Bình chớ không thể không sụp đổ.

Ép Tập Cận Bình đứng trước hai sự lựa chọn trên võ đài thương mại là "trả đũa tới chết hay ký vào thỏa thuận thương mại để la lếch trước khi chết" đó là mục tiêu tối thượng của tỷ phú - tổng thống Donald Trump. Không khó nhận ra Tập Cận Bình đã bị mất phương hướng khi phải cùng lúc diễn nhiều trò để tìm sự đồng thuận từ các nguyên lão, từ bộ chánh trị và toàn thể đảng viên cộng sản. Lúc thì Tập nhún nhường trước Ông Trump, lúc thì Tập lên gân hù dọa sẽ chiến đấu tới cùng. Những sắc thái thay đổi liên tục của Tập Cận Bình đã cho thấy họ Tập đã loạn chiêu, mất phương hướng.

Cũng đúng thôi, bởi vì con đường quan lộ của Tập Cận Bình hay bất kỳ tên chóp bu nào của thể chế độc tài, độc đảng đều xây dựng dựa trên sức mạnh của bè cánh, kẻ mạnh sẽ thắng để làm vua, kẻ yếu sẽ bị thua và bị trả thù, bị bức hại. Nói cách khác trong thể chế cộng sản luôn tiềm ẩn căn bịnh giòi đục trong xương, khi anh mạnh thì anh lướt qua được bịnh, khi anh yếu thì bịnh phát tác. Tập Cận Bình cũng vậy và đảng cộng sản của Tàu cộng cũng vậy. 

Nếu Tập Cận Bình ký vào bản thỏa thuận thương mại áp đặt của tổng thống Trump mà không có những giải thích hợp lý để thuyết phục đám nguyên lão, đám chóp bu trong bộ chánh trị mang bản chất hiếu thắng, cao ngạo thì khi kinh tế Tàu cộng vẫn tụt dốc dù đã ký thỏa thuận thương mại với Mỹ thì Tập Cận Bình khó mà yên vị. Nếu Tập Cận Bình từ chối ký vào bản thỏa thuận thương mại với Mỹ thì chắc chắn Tập sẽ được lòng đám bảo thủ, hiếu thắng nhưng lại mất lòng phe cấp tiến, ôn hòa và mất hết uy tín trước 1,4 tỷ dân do cơn đói, nạn thất nghiệp, phá sản hoành tráng.

Đứng trước hai sự lựa chọn duy nhứt một là "ký hay không ký vào bản thỏa thuận thương mại áp đặt" với Mỹ. Chắc chắn Tập Cận Bình sẽ đủ khôn để tìm lý do biện hộ cho quyết định KHÔNG KÝ. Bởi vì Tập quyết định KHÔNG KÝ thì số phận của Tập được kéo dài thêm dù kinh tế của Tàu cộng sụp đổ trong ngắn hạn vì lúc này Tập được lòng đám hiếu thắng, cao ngạo mà đám này mới chính là lực lượng quyết định cái ghế tổng - tịch của họ Tập chớ không phải đám cấp tiến ôn hòa. 

Để KHÔNG KÝ vào bản thỏa thuận thương mại áp đặt của ông Trump thì họ Tập phải có lý do chánh đáng, mà lý do chánh đáng, thuyết phục nhứt không đâu khác là đổ thừa cho Mỹ, do Mỹ không tôn trọng Tàu cộng mà thuyết phục nhứt là chửi Mỹ cái tội can thiệp, xía vào chuyện nội bộ của Tàu cộng. Còn gì tốt hơn khi Tập Cận Bình xúi Carrie Lam đàn áp Hong Kong để bẫy Mỹ nhúng tay vào can thiệp, bảo vệ cho Hong Kong để sanh ra cớ cho Tập Cận Bình từ chối, KHÔNG KÝ vào bản thỏa thuận thương mại áp đặt của ông Trump. 

Lấy lý do Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ của Tàu cộng là Quốc Hội Mỹ đã thông qua Dự luật bảo vệ Hong Kong, Tập Cận Bình sẽ KHÔNG KÝ vào bản thỏa thuận thương mại áp đặt của ông Trump. Điều này đã mang lại cho họ Tập một thắng lợi tinh thần to lớn vì trong mắt dân Tàu cộng và các nước chư hầu, Tập Cận Bình là một người dũng cảm, đầy bản lãnh, không khuất phục. Ngược lại, nếu ông Trump ký ban hành Đạo luật bảo vệ Hong Kong thì ông Trump chỉ được cái danh hão là người của nhơn quyền, tự do nhưng ông lại mất rất nhiều, mất tất cả tâm nguyện xóa sổ cnxh quái thai mà ông đã từng đứng trước Đại Hội đồng Liên Hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay.

Phải cố sức bơi theo dòng nước để cứu một con Cừu bị trôi mà bỏ mặc cả đàn Cừu trước họng bầy Sói dữ là một việc làm ngu ngốc của người chăn Cừu. Nhưng nếu đứng nhìn con Cừu bị nước cuốn trôi mà không cứu nó thì cũng không được. Vì vậy nên anh chăn Cừu vừa la làng, khua chiêng để cho bầy Sói quay đầu và đồng thời anh ta lao nhanh xuống sông để vớt con Cừu. Ký hay không ký ban hành Đạo luật bảo vệ Hong Kong là cách cứu con Cừu và giữ an toàn cho cả bầy Cừu mà ông Trump sẽ làm.

Vì vậy, sau khi Quốc Hội Mỹ thông qua Dự luật bảo vệ Hong Kong, ông Trump liền nói "nếu ông không lên tiếng thì Hong Kong sẽ bị xóa sổ trong vòng 14 phút vì có hơn 1 triệu binh sỹ của Tàu cộng sẵn sàng nghiền nát Hong Kong. Tuy nhiên vì ông Trump có tình bạn tốt với Tập Cận Bình nên điều đó đã và sẽ không thể xảy ra khi ông Trump vẫn còn là tổng thống Mỹ". 

Trước kiểu la làng, khua chiêng để cứu con Cừu mà ông Trump vận dụng, Tập Cận Bình đã bị ép vào tử lộ, bởi vì Tập Cận Bình không thể vin vào lý do nhánh LẬP PHÁP là Quốc Hội Mỹ đã can thiệp vào Hong Kong qua Đạo Luật bảo vệ Hong Kong để từ chối, KHÔNG KÝ vào bản thỏa thuận thương mại áp đặt do người đứng đầu cơ quan HÀNH PHÁP là tổng thống Trump khởi xướng. Không có cớ để từ chối ký vào thỏa thuận thương mại mà Tập Cận Bình vẫn không ký thì ông Trump sẽ có cớ nói với Nước Mỹ, nói với cộng đồng quốc tế là do Tập Cận Bình bướng bỉnh nên ông phải đánh thuế mạnh thêm cho Tàu cộng sụm bà chè mà nếu Nước Mỹ và các nước khác có bị tổn thương do chiến tranh thương mại Mỹ - Tàu thì lỗi đó là do Tàu cộng, do Quốc Hội Mỹ chớ không phải do chánh phủ Mỹ và cá nhơn tổng thống Donald Trump.

Những tưởng Tàu cộng và đảng Dân chủ Mỹ đã được khui mao đài, sâm banh ăn mừng vì đã gài bẫy ông Trump thành công qua Đạo Luật bảo vệ Hong Kong, nào dè đã bị phá sản ngay khi vừa tới nơi đặt bẫy. Đau khổ nhứt cho Tập Cận Bình là quyết định KÝ hay KHÔNG KÝ vào bản thỏa thuận thương mại áp đặt của ông Trump khi Đạo Luật bảo vệ Hong Kong có hiệu lực để thực thi. Nếu họ Tập lấy lý do KHÔNG KÝ vì Đạo Luật bảo vệ Hong Kong thì thuế quan sẽ đổ ập xuống Tàu cộng cùng hàng loạt lịnh trừng phạt theo Đạo Luật bảo vệ Hong Kong. Nếu họ Tập nuốt nhục KÝ vào bản thỏa thuận thương mại áp đặt thì Tàu cộng sẽ bị giòi đục mạnh mẽ từ trong xương do đám hiếu thắng, cao ngạo coi thường, bất mãn và phản bội lại họ Tập.

KHÔNG KÝ, KHÔNG PHỦ QUYẾT ĐẠO LUẬT BẢO VỆ HONG KONG, DONALD TRUMP ÉP TẬP CẬN BÌNH SA VÀO TỬ LỘ. Ngược lại, KÝ hoặc KHÔNG KÝ vào bản thỏa thuận thương mại áp đặt của Donald Trump, Tập Cận Bình CHÁNH THỨC SA VÀO TỬ LỘ./.

Tran Hung..



__._,_.___

Posted by: Dinh Ho 

Tuesday, 3 December 2019

Trump, Macron and Erdogan clash overshadows NATO summit


Sent: Tuesday, December 3, 2019, 12:44:57 PM CST
Subject: [HUYET-HOA] Trump, Macron and Erdogan clash overshadows NATO summit

 



Trump, Macron and Erdogan clash overshadows NATO summit

 Dave CLARK, Jerome CARTILLIER,AFP 2 hours 16 minutes ago 
·        Reactions





UP NEXT
·       
Now Playing
1:02
·       
6:35
·       
1:39
·       
2:24
·       
2:39
·       
2:35
·       
1:10

0:12

1:02



Trump launches a 2-day NATO meeting Tuesday with attack on France
London (AFP) - US President Donald Trump launched a blistering attack on France's criticism of NATO strategy as "brain dead" on Tuesday, but French leader Emmanuel Macron doubled down and turned his fire on Turkey.
The three-way battle overshadowed the build-up to the alliance's 70th anniversary summit in London, threatening to derail efforts to show unity in the face of Russia and China.
Macron had tried to shake up the agenda of the meeting by demanding a review of NATO strategy, but Trump -- who arrived boasting that he had forced members to boost defence spending -- hit back hard.
"I think that's very insulting," Trump said of Macron's assertion last month that NATO's is experiencing "brain death" and should focus more on Islamist terrorists and on re-opening a strategic dialogue with Russia, branding it a "very, very nasty statement".
"Nobody needs NATO more than France," he warned. "It's a very dangerous statement for them to make."
Trump later softened his tone at a joint appearance with Macron, but the French leader stood by his statement, going on to lay the groundwork for a difficult meeting with President Recep Tayyip Erdogan by accusing Turkey of working with extremists in Syria.
"My statement created reaction from a lot of people. I stand by it," Macron said, just ahead of a one-to-one meeting with Trump.
"The common enemy today are the terrorist groups, as we mentioned, and I'm sorry to say that we don't have the same definition of terrorism around the table," Macron said, noting that Turkey has attacked the Kurdish militia that backed the allies against the Islamic State.
"When I look at Turkey they now are fighting against those who fight with us, and fought with us shoulder-to-shoulder against ISIS. And sometimes they work with ISIS proxies. This is an issue," he declared, shortly before he was due to meet an already furious Erdogan.
Erdogan has threatened to hold up NATO efforts to beef up the protection of the Baltic republics against Russia, unless the other allies declare the Kurdish militias who fought with US and French forces against IS in northeast Syria "terrorists".
- Trump calls out 'delinquent' members -
NATO secretary general Jens Stoltenberg renewed his own criticism of the French leader's remarks, saying allies "should never question the unity and the political willingness to stand together and to defend each other".
Trump defended Stoltenberg, boasting that NATO members have massively increased their defence spending thanks to his pressure.
But the president then reiterated his long-standing complaints about European spending.
"When I came in, I was angry at NATO, and now I've raised $130 billion," Trump said, referring to the sum Stoltenberg says Canada and European members will have added to defence budgets by next year.
"And yet you still have many delinquent -- you know I call them delinquent when they're not paid up in full," he said.
Only nine of NATO's 29 members spend two percent of their GDP on defence.
Trump cited in particular Germany as falling short, spending only 1.2 percent.
Leaders of the 29 allies are descending on London to lock horns over spending and strategic direction in a major test of unity as NATO seeks to assert its relevance.
- 'Brain death' -
If the Macron comments set an angry tone for the meeting, there are also expected to be clashes with Erdogan, who has described the French leader as "in a state of brain death".
Macron and Erdogan will come face to face on Tuesday in a four-way meeting with Merkel and British Prime Minister Boris Johnson, whose spokesman said he would be emphasising the need for NATO unity.
NATO has mooted a plan to bolster the defences of Poland, Estonia, Lithuania and Latvia against a potential attack from Russia, though details remain unclear.
Polish President Andrzej Duda played down the dispute, saying he believed "a good solution" would be found.
But he weighed in on Macron, urging him to stop carping about NATO and come up with "concrete propositions" for how to improve the alliance.
Russian President Vladimir Putin said Moscow was open to cooperation with NATO against joint threats such as terrorism.
- Where next? -
The substance of the summit is thin, with only one three-hour session planned, where leaders are expected to sign off on a set of decisions already taken by NATO foreign and defence ministers.
These include making space a full domain of conflict -- alongside land, sea, air and cyber space -- as well as a new report on how the alliance should approach China and its growing international assertiveness.
"We have now recognised that the rise of China has security implications for all allies," Stoltenberg said.
What is likely to be more significant in the longer run is the fallout from Macron's broadside, in which he complained NATO talks too much about money and not enough about strategic priorities.
In response, Germany has suggested setting up an expert panel to look at how NATO can be adapted to address political questions more effectively.


__._,_.___

Posted by: TRAN TRONG-NHAN 

Featured post

https://www.facebook.com/reel/802490438523735

 https://www.facebook.com/reel/802490438523735

Popular Posts