X


TT Mỹ Trump viết lời ủng hộ người VN biểu tình chống bọn CSVN Đừng sợ bọn qủi dữ



Monday, 18 April 2016

Panama, « Ổ gián điệp »


Panama, « Ổ gián điệp »

mediamediaChưởng lý Javier Caraballo phát biểu trước báo chí sau khi khám xét văn phòng Mossack Fonseca tại Panama, 13/04/2016.REUTERS/Carlos Jasso
Không chỉ giới doanh nhân mới cần đến bí mật tài chính, mà các điệp viên cũng rất cần để xóa dấu vết. Tổ hợp luật sư Mossack Fonseca đã thành lập khoảng vài chục công ty offshore cho những người này, mà đôi khi không biết họ là nhân viên tình báo.
Werner Mauss còn là « điệp viên 008 », được một bài viết của trường đại học Delaware, Mỹ phong tặng là « điệp viên hàng đầu của nước Đức ». Văn phòng luật sư Mossack Fonseca hoàn toàn bất ngờ khi đọc được bài viết hồi tháng 3/2015. Bài báo tiết lộ tên thật của Werner Mauss là Claus Möllner, mà đây là khách hàng thân thiết của Fonseca từ ba chục năm qua.
Luật sư của ông Mauss nói rằng các công ty offshore của ông được dùng cho « các hoạt động nhân đạo », trong các cuộc thương lượng để thả con tin hoặc cung cấp thiết bị y tế. Một nhiệm vụ đôi khi bị hiểu lầm : chính quyền Columbia từng bắt giữ Werner Mauss một thời gian ngắn năm 1996, cáo buộc ông cùng với phe du kích đã tổ chức bắt cóc và giữ lại một phần tiền chuộc. Ông chỉ được minh oan sau đó.
Werner Mauss không phải là điệp viên duy nhất sử dụng dịch vụ của Mossack Fonseca. Còn có thể kể tỉ phú Hy Lạp Sokratis Kokkalis, có biệt danh là « điệp viên Rocco », trước đây bị tố cáo là làm gián điệp cho Stasi, cơ quan tình báo Đông Đức cũ.
Một ngạc nhiên khác : năm 2005 Mossack Fonseca bất ngờ phát hiện bảy trong số các công ty mà văn phòng này lập ra có giám đốc mang tên Francisco Paesa Sanchez, một gián điệp Tây Ban Nha nổi tiếng. Ông này làm giàu nhờ truy lùng các nhà ly khai và làm mất ghế một chỉ huy cảnh sát tham nhũng, rồi bỏ trốn với vài triệu đô la trong túi.
Trong số các khách hàng của Fonseca còn có lãnh tụ Hồi giáo Kamal Adham, người đứng đầu ngành tình báo Ả Rập Xê Út, được một ủy ban Thượng viện Mỹ coi là « nhà trung gian chính của CIA cho toàn vùng Trung Đông, từ giữa thập niên 60 cho đến năm 1979 ». Hoặc trung tướng Ricardo Rubiano Groot, cựu giám đốc tình báo Không quân Colombia ; tướng Emmanuel Ndahiro, giám đốc cơ quan tình báo của tổng thống Rwanda Paul Kagamé…
Một nhân vật khác có liên quan đến CIA là doanh nhân giàu có Loftur Johannesson, từng hợp tác với Mỹ trong thập niên 70 và 80 trong việc cung cấp vũ khí cho Afghanistan.
Còn Farhad Azima, người Mỹ gốc Iran, mạnh thường quân hào hiệp cho các chiến dịch bầu cử ở Hoa Kỳ, từng nằm trong tâm bão xì-căng-đan lớn được gọi là « Contra ». Vào giữa thập niên 80, chính quyền Reagan đã bí mật bán vũ khí cho Iran để đổi lấy việc thả bảy con tin Mỹ, và số tiền này được dùng để tài trợ cho phe nổi dậy Contra chống chính quyền Nicaragua. Đến năm 2013, Mossack Fonseca tình cờ đọc được một bài viết cho biết quan hệ giữa Farhad Azima với CIA, và một bài báo khác dẫn lời một nhân viên FBI khẳng định được CIA báo cho biết Azima là nhân vật « bất khả xâm phạm ».


No comments:

Post a Comment

VC kill in action

Featured post

https://www.facebook.com/reel/802490438523735

 https://www.facebook.com/reel/802490438523735

Popular Posts