2 tháng rồi vẫn chưa biết sao cá chết?
TRONG KHI BIỂN CHẾT, CÁ CHẾT, NGƯỜI CHẾT, NGƯ DÂN ĐÓI, DU LỊCH HẤP
HỐI.
CÁ CHẾT LÀ PHẢI NỔI, ĐỪNG ĐỂ CHÌM.
52 ngày trôi qua nhưng nhà cầm quyền vẫn im lặng trước câu hỏi, cớ
sao cá chết.
Để thảm họa môi trường mang tên Formosa chìm xuống là có tội với thế
hệ con cháu. Trách nhiệm thuộc về tất cả chúng ta. Chúng ta phải lên tiếng!!!
Alau Lau
Chia sẻ trên mạng để làm
gì?
Nhạc sĩ Tuấn Khanh
- 31.05.2016
Giữa tháng 5/2016, em Huỳnh
Thành Phát ở Sài gòn bị bắt về đồn công an do xuống đường cùng nhiều người khác
để yêu cầu chính phủ Việt Nam phải sớm tìm ra lý do vì sao cá chết hàng loạt ở
dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Em bị các công an viên tra vấn nhiều giờ liền,
với các câu hỏi “động cơ nào khiến quan tâm đến cá chết”. Sau khi tra vấn và
không tìm được điều gì sai phạm, công an thả em ra vào đêm khuya. Nhưng vừa ra
khỏi đồn, em Phát bị những người to khỏe, mặc thường phục, đeo khẩu trang chận
lại, đánh đập dã man. Lúc đó, em Phát chỉ là trẻ vị thành niên.
Cuối tháng 5/2016, anh Phan Anh, một người dẫn chương trình trên
truyền hình ở Hà Nội bất ngờ được mời vào buổi tọa đàm, mà trong đó anh bị chất
vấn bởi một nhóm người, được dẫn dắt bởi bà Tạ Bích Loan, trong suốt 2 giờ liền
(cắt lại chỉ còn 60 phút) để truy vấn rằng “mục đích nào, động cơ nào…” trong
việc chia sẻ các thông tin về vụ cá chết mà anh đưa trên facebook của mình.
Những câu hỏi mang tính tấn công, diễn dịch sai hiện thực… cũng như thái độ
muốn áp đảo anh tại trường quay đã khiến hàng triệu người Việt sững sờ. Sự phản
ứng nhanh chóng và dữ dội ngay trong đêm đã thành một áp lực lớn, khiến đài
truyền hình VTV phải lấy xuống bản phát trên youtube. Khác với trường hợp của
em Huỳnh Thành Phát, cuộc đánh nguội vào Phan Anh đã hoàn toàn thất bại.
Có cái gì đó khá giống nhau trong 2 trường hợp điển hình nêu trên.
Bởi thủ pháp và lý luận của phía những người đứng về phía chính quyền – từ hành
chánh công quyền đến giải trí tuyên truyền – đều tương đồng.
Câu hỏi “mục đích gì, động cơ nào…” cũng không xa lạ gì với tôi.
Từ những bài viết đầu tiên về hiện thực xã hội, tôi đã nhiều lần phải làm việc
với những người luôn lặp đi lặp lại câu hỏi đó. Nhận thức trở thành một loại
tội danh đối với những ai không chọn ăn đong khẩu phần thực tế trên đất nước
này.
Anh Phan Anh bị chất vấn trên đài truyền hình về “động cơ” chia sẻ thông tin vụ cá chết trên facebook cá nhân của mình. Ảnh: Internet
Nhưng đó là thủ pháp đặc biệt của phía an ninh văn hóa. Giờ thì
tôi thấy thủ pháp đó đã phổ thông ở khắp nơi, leo lên đến tận truyền hình với
những nụ cười giả văn minh. Không biết động cơ nào đã khiến một lớp người nói
trên luôn biết cách né tránh gọi tên đúng những kẻ luôn gây sai lầm và khổ nạn
với tổ quốc – dân tộc, nhưng rất giỏi học đòi thủ pháp của công an để truy vấn
người dân mình.
Xã hội Việt đang suy đồi với một lớp người như vậy.
Họ luôn tin
rằng bất kỳ ai có ý thức về hiện thực, ai nói và tin vào sự thật, khác với
những điều mê mị mà truyền thông nhà nước gieo rắc, đều là kẻ thù của họ. Dựa
vào quyền lợi và sự bình an tạm thời mà họ đang hưởng thụ, tất cả những người
quan tâm đến vận mệnh đất nước, đến đồng bào… đều là kẻ âm mưu lật đổ sự tận
hưởng máng ăn mỗi ngày trong trang trại.
Từ câu chuyện của em Huỳnh Thành Phát đến anh Phan Anh, cho thấy
tư duy và hành động của phía một phía vẫn không đổi, nhưng nhận thức và ý thức
của phía nhân dân đã vùn vụt đổi thay. Chuyện của em Huỳnh Thànn Phát chỉ có
hàng trăm lượt share, hàng ngàn like nhưng đến chuyện của Phan Anh đã là hàng
ngàn lượt share, hàng chục ngàn like. Vấn đề không phải là Phan Anh nổi tiếng
hơn, mà vấn đề ở chỗ cấp số nhân của thái độ đó, cùng một ý nghĩa là phẫn nộ
cho sự thật.
“Chia sẻ trên mạng để làm gì?” – câu hỏi là chương trình 60 phút
mở của VTV dàn dựng rất công phu về chuyện thảm họa cá chết đã không có được
lời đáp, thì hôm nay, mạng xã hội đã giúp trả lời thay: để vùng đứng dậy, để
biết mình còn mang giá trị một con người.
Em Huỳnh Tấn Phát bị đánh đập dã man trước cổng đồn công an phường Bến Nghé, Quận 1, Sài Gòn hôm 10-5-2016. Ảnh: Fb Hoàng Dũng
“Thoạt đầu họ, phớt lờ bạn, sau đó chế giễu bạn. Rồi họ chuyển
sang tấn công bạn. Cuối cùng thì bạn chiến thắng”, Mahatma Mohandas Gandhi
(1869-1948), nhà lãnh đạo tranh đấu dân quyền lừng danh của Ấn Độ đã để lại di
huấn như vậy về những cuộc đối đầu giữa sự thật và xảo biện, giữa con người tự
do và công dân chuồng trại.
Thoạt đầu những kẻ xảo biện trung thành phớt lờ em Phát hay Phan
Anh vì cho rằng điều của Phát hay Phan Anh suy nghĩ là thiểu số. Đến khi nhận
ra sức mạnh của suy nghĩ đó, thì họ chọn cách diễu cợt vô căn “nhận tiền của
thế lực xấu”, “muốn làm người nổi tiếng”… để nhằm dập tắt. Rồi khi ngay cả
những lời diễu cợt ấu trĩ đó thất bại, họ lại tổ chức tấn công. Em Phát bị đánh
đập đến thâm tím mặt mày, Phan Anh bị đưa vào đấu trường Đỏ. Và cuối cùng thì
những con người có suy nghĩ độc lập và chân chính lại chiến thắng. Họ làm cho
giòng dõi Việt Nam ngập tràn sự tự hào và mạnh mẽ, rằng thành phần nặc nô trộn
lẫn trong dân tộc này chỉ là số ít đáng thương hại mà thôi.
Đã 2 tháng, kể từ khi thảm họa môi trường phát đi từ Vũng Áng, Hà
Tĩnh. Hàng trăm tấn cá chết, tài nguyên, con người bị thiệt hại. Những người có
trách nhiệm đã cố tình im lặng, thậm chí chọn cách đối đầu với nhân dân để kéo
dài thời gian, bịt chặt thông tin. Giữa việc mở rộng cửa sự kiện, thúc đẩy các
biện pháp khoa học để tìm ra nguyên nhân, thì họ chọn cách bít lối, lùa dân
xuống biển, ăn cá như một tập tục hoang dã nhằm chứng minh sự tồn tại của chính
quyền. Hành động này nhắc cho người ta nhớ lại hành động của nhà lãnh đạo Cộng
sản Nam Tư Slobodan Millosevic khi ông xua dân bắt buộc phải qua lại cây cầu mà
NATO đã thông báo trước sẽ đánh sập, nhằm triệt hạ sử dụng quân sự bừa bãi của
ông Millosevic vào năm 1999.
Tại sao một thảm họa quốc gia lại được bưng bít đến mức, khiến
nhân dân bị hăm dọa, vây hãm, đánh đập, gán án tù… chỉ vì muốn biết điều gì
đang xảy ra trên đất nước mình? 60 phút mở ấy, lại đóng sập những câu hỏi chính
cần có, quay lưng một cách nhục nhã với tình trạng của đất nước.
Một Gạc Ma khác trên đất liền đang diễn ra. Hàng hàng tấn cá chết
tràn bờ, những thợ lặn thoi thóp và những ngư dân nhiễm độc và khốn cùng đường
sinh sống, đang bị bức tử một lần nữa bởi truyền thông nhà nước và các kiểu
công dân máng ăn. Gạc Ma ở tọa độ 9°43’9″N -114°16’57″E thì người Việt bị thảm
sát bởi giặc xâm lược Trung Quốc. Còn chương trình 60 phút mở lại cho thấy một
Gạc Ma khác chạy dài dọc bờ biển miền Trung. Cuộc thảm sát tài nguyên và tương
lai con người Việt Nam đang công khai diễn ra bởi những kẻ nhân diện thú tâm,
có cùng tiếng nói và dòng máu Lạc Hồng.
Rất nhiều người tức giận đòi phải phản ứng đích danh từng người
trong chương trình đấu trường Đỏ với Phan Anh, nhưng thật sự điều đó không cần
thiết đâu, thưa các bạn. Tiếng gào rú từ chuồng trại dù lớn bao nhiêu, bộ lông
bóng bẩy thế nào vẫn thấp hèn hơn những con người tự do sống giữa đồng xanh và
mặt trời sự thật. Điều mà bạn cần ghi nhớ dứt khoát rằng, cột mốc hôm nay, là
điểm dừng cuối của hành trình có thể đã dài hơn 41 năm, rằng truyền thông tuyên
truyền nhà nước không bao giờ đáng tin cậy cả. Và hơn nữa, đó là những kẻ phản
bội tồi tệ, vì đã sử dụng tiền thuế của nhân dân để chống lại nhân dân.
Nguồn: Blog Tuấn Khanh
__._,_.___