X


TT Mỹ Trump viết lời ủng hộ người VN biểu tình chống bọn CSVN Đừng sợ bọn qủi dữ



Saturday 21 May 2016

Tuổi trẻ và bầu cử ....Nhóm phóng viên tường trình từ VN


Tuổi trẻ và bầu cử

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-20
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_9U2Y5.jpg
Một cán bộ bên cạnh bảng danh sách cử tri tại một quận ở Hà Nội chụp hôm 21/4/2016.
AFP photo
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Thời gian bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp do đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức chỉ còn không bao lâu nữa. Câu chuyện bầu cử quốc hội khóa 14 và hội đồng các cấp có giá trị gì?
Không quan tâm hoặc không muốn quan tâm
Một bạn trẻ Hà Nội tên Nguyệt, chia sẻ: “Loa phường thì suốt ngày nói về chuyện bầu cử, nhưng mọi người thì chẳng ai quan tâm. Đến ngày họ buộc phải đi thì họ đi. Năm nay, có một nhóm trẻ trên mạng đang bàn nhau bỏ phiếu trắng hoặc bầu ai. Còn mọi người thì không ai quan tâm gì, em sẽ bỏ phiếu trắng. Tại vì không biết mình sẽ bầu ai và em cũng chẳng tin tưởng gì vào việc này cả.”
Theo Nguyệt, vấn đề bầu cử đã không nằm trong sự quan tâm của cô cũng như gia đình cô trong nhiều năm nay. Nghĩa là khi nhìn thấy người ta treo cờ, treo băng rôn, biểu ngữ và hô hào bầu cử, hô hào hiệp thương gì đó thì cô biết rằng sắp có bầu cử và cũng như mọi gia đình khác trên đất nước này, gia đình cô phải đi bầu.
Chẳng có không khí gì. Bầu thì họ bầu rồi, cử thì cũng cử rồi, mình không đến lượt. Nó làm phép thôi, chứ mình chẳng được bầu, được cử gì đâu.
- Hưng, Hà Nội

Việc đi bầu hoàn toàn không nằm trong chủ ý của người dân như cô Nguyệt bởi cô chưa hề biết rằng mình sẽ bầu cho ai đủ tin tưởng để nói thay tiếng nói của mình và nhiều người khác. Danh sách ứng viên tham gia bầu bán, theo Nguyệt nghe ra có vẻ mơ hồ và chẳng có ý nghĩa gì bởi nó không được thực hiện trên một qui trình có tính dân chủ.
Một bạn trẻ khác tên Hưng, hiện sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chia sẻ thêm: “Chẳng có không khí gì. Bầu thì họ bầu rồi, cử thì cũng cử rồi, mình không đến lượt. Nó làm phép thôi, chứ mình chẳng được bầu, được cử gì đâu, đi cho có í mà”
Anh Hưng cho rằng cuộc bầu cử sắp tới không hề nằm trong sự mong mỏi của những người dân như anh. Mà nó là một đại hội chia chác quyền lực giữa các phe nhóm từ trung ương xuống địa phương.
Anh Hưng nói rằng có hay không có cuộc bầu cử sắp tới thì mọi việc cũng như nhau. Vấn đề anh quan tâm là cá chết ở biển miền Trung và đến bao giờ biển mới được sạch sẽ, rừng mới được phủ xanh. Anh nói thêm là anh ước mơ cuộc bầu cử này là một cuộc vận động toàn dân phủ xanh đất trống đồi trọc, thay đổi giới chức kiểm lâm và cán bộ tài nguyên môi trường, cũng như đây là một đại hội toàn dân cùng chung tay làm sạch biển xanh, bảo vệ đất nước. Rất tiếc, đó chỉ là ước mơ của anh Hưng!
Những câu hỏi
Một bạn trẻ tên Viên, sống ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, chia sẻ: “Họ tuyên truyền trên các loa nhưng chẳng ai quan tâm. Nó liên quan đến mấy ông phường, xã, thành tích ấy mà, nên họ gắng để được khen thưởng đúng giờ. Người dân phụ thuộc quá nhiều vào xã hội độc tài, từ kinh tế, y tế… họ quá phụ thuộc vào nhà nước. Người ta chỉ có thể lén không đi bầu. Người ta cần người đi ấy mà, người có thế chút thì nó mang thùng phiếu đến tận nhà!”
Theo Viên, mỗi cuộc bầu cử mang tầm vóc quốc gia đều có những câu hỏi mà cử tri cần đặt ra với các ứng viên trước khi bầu. Những câu hỏi này phát sinh từ những thao thức, những bước ngoặc và hiện tượng xã hội, kinh tế, chính trị người dân cảm nhận được. Và bắt buộc các ứng viên phải trả lời thỏa đáng để cử tri đưa ra quyết định cuối cùng là bầu ai, bỏ ai.
Những câu hỏi hiện tại của cử tri như Viên là: Vì sao cá chết ở khắp các bờ biển miền Trung? Tài nguyên Việt Nam được bảo vệ ra sao? Kinh tế Việt Nam đến bao giờ thì hết phụ thuộc vào Trung Quốc? Tại sao Việt Nam có số người bệnh ung thư nhiều nhất thế giới? Giáo dục Việt Nam đã đi đúng hướng chưa? Bao giờ Việt Nam hết tham nhũng? Và bao Việt Nam có dân chủ, có tự do báo chí?
d83feda5-46ac-490c-a6db-7090feed09ba.jpg-400.jpg
Áp phích tuyên truyền cho cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 22/5/2016 trên đường phố Hà Nội. AFP photo
Tất cả những câu hỏi đó, theo Viên, phải là những câu hỏi bắt buộc có và bắt buộc phổ biến trên toàn đất nước để các cử tri hỏi và các ứng viên đưa ra giải pháp của họ. Vấn đề hiện tại, theo Viên, khi mà bằng cấp tại Việt Nam toàn là hàng đểu thì không cần thiết phải trưng ra danh sách ứng viên với loại bằng giáo sư này tiến sĩ nọ. Bởi những thứ đó hoàn toàn không có giá trị. Vấn đề để định giá một ứng viên là phương án, giải pháp và dự tính của ông ta, bà ta cho tương lai đất nước, tương lai địa phương. Hơn bao giờ hết, người Việt Nam đang cần một cuộc bầu cử như vậy.
Tiếp lời Viên, một bạn trẻ khác sống ở Hà Đông, Hà Nội, không muốn nêu tên, đưa ra ý kiến, vấn đề bạn quan tâm hiện tại là phải công khai chi phí tổ chức bầu cử trên toàn quốc. Bởi khoản chi phí này ngốn một số tiền không nhỏ từ thuế của nhân dân, gọi là ngân sách nhà nước. Và nhà nước cần phải cân nhắc chi phí giữa việc đại hội khắp mọi nơi, treo băng rôn, cờ xí, biểu ngữ với việc toàn bộ hệ thống cán bộ nhà nước cần có một ngày ngồi tĩnh tâm suy nghĩ về hiện tình đất nước, về tương lai con em của chúng ta cũng như về an ninh, chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Người dân vẫn bình thường, giờ chưa thấy gì. Họ đi phát thẻ cử tri rồi nhưng chẳng ai quan tâm. Ở đây cứ đến ngày là một người đi bầu giúp cả mấy người trong nhà ấy mà.
- Hùng, Hà Nội
Nhưng nếu kéo dài tình trạng mọi thông tin bị bưng bít, cả nước luôn chạy theo thành tích thi đua, bằng này cấp nọ nhưng càng thì đua thì càng rệu rã, càng nhiều bằng cấp thì càng mắc cỡ với với quốc tế và khu vực như đang thấy thì nên xem lại.
Một bạn trẻ khác tên Hùng, sống ở quận Long Biên, Hà Nội, chia sẻ thêm: “Người dân vẫn bình thường, giờ chưa thấy gì. Họ đi phát thẻ cử tri rồi nhưng chẳng ai quan tâm. Ở đây cứ đến ngày là một người đi bầu giúp cả mấy người trong nhà ấy mà.”
Theo Hùng, một cuộc bầu cử thành công phải là một cuộc bầu cử mà nhân dân háo hức trông đợi và ứng viên hồi hộp chờ kết quả từ cử tri. Ngược lại, một cuộc bầu cử mà cử tri và hội đồng bầu cử quá biết nhau, hay nói cách khác là cùng một giuộc thì e rằng khó có thể hi vọng gì tốt đẹp trong tương lai. Nhưng dù sao anh cũng sẽ đi bầu. Bởi anh không muốn lá phiếu của anh bị một ai đó gạch thế. Cho dù có gạch thế hay không thì kết quả bầu cử vẫn là một sự gì đó rất khó nói.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

VC kill in action

Featured post

Donald Trump 2024 presidential campaign

  Donald Trump , the  45th   President of the United States , announced his re-election campaign and candidacy for a non-consecutive second ...

Popular Posts