Trumponomics giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng cao 2 quý liên tiếp
Chính sách kinh tế của Tổng thống Trump (còn gọi là Trumponomics)
đã giúp nền kinh tế nước Mỹ đạt được kết quả mà các nhà kinh tế từng nói là
điều không thể.
Lạc quan về nền kinh tế, thị trưởng
chứng khoán Mỹ tăng điểm kể từ lúc ông Trump lên nắm quyền (Ảnh: Getty)
Theo thống kê mới được công bố hôm Thứ 6 (3/11),
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã tăng 3% trong quý III, theo Newsweek.
Đây là quý thứ hai liên tiếp GDP đã đáp ứng mục
tiêu của ông Trump. Nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 3,1% trong quý
trước, một tốc độ nhanh nhất trong vòng 2 năm. Đó được coi là một thắng
lợi lớn của Tổng thống Donald Trump, người đã nhiều lần bị các nhà kinh tế chỉ
trích rằng mục tiêu tăng trưởng 3% của ông là không thực tế, nếu không nói là
không thể.
“Chúng ta đang hoạt động ở mức độ cao nhất. Hãy
để cho thời gian trôi đi”, nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của hãng xếp hạng tín
nhiệm Moody’s Analytics nói trong một tuyên bố gần đây.
Sự tăng trưởng của nền kinh tế không
bất ngờ đối với các chuyên gia, nhưng họ ngạc nhiên khi nó tăng mạnh như vậy. Mặc dù trong năm 2016, tỷ lệ
tăng trưởng cả năm chỉ ở mức 1,6%, nhưng nền kinh tế đã duy trì được sự
tăng trưởng kể từ tháng 6/2009. Các nhà kinh tế dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ
tiếp tục tăng cho đến ít nhất tháng 5/2018, khiến nó trở thành sự tăng trưởng
kéo dài nhất lần thứ hai trong lịch sử nước Mỹ. Mặc dù cho đến nay, các
nhà kinh tế đã không tiên liệu trước được mức tăng trưởng trên 2%.
Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa có lẽ sẽ sử dụng
sự tăng trưởng kinh tế làm nền tảng cho dự luật cải cách thuế của mình,
nhằm cắt giảm thuế cho những người Mỹ giàu có. Những nghị sĩ đảng Dân chủ,
những người chỉ trích kế hoạch phát triển kinh tế của ông Trump là dựa trên
“những đề án kinh tế ngớ ngẩn” sẽ cảm thấy khó khăn trong việc bảo vệ lập luận
trên của mình.
Kinh
tế Mỹ tăng mạnh trong 2 quý liên tiếp bất chấp các siêu bão (Ảnh: BLOOMBERG NEWS)
Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin ca ngợi mức
tăng trưởng 3% là “Kinh tế Trump” (Trumponomics), một thuật ngữ có nghĩa bao
gồm cắt giảm các thủ tục hành chính, cắt giảm thuế, cải cách chăm sóc sức khỏe,
cải cách thương mại và kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 1 nghìn tỷ USD. Cho
đến nay, ông Trump đã thành công trong việc cắt giảm các thủ tục hành chính,
bao gồm các quy định về bảo vệ không khí và nước sạch.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett cho
biết các chính sách của chính quyền ông Trump thêm lực cho tăng trưởng kinh tế.
Nói với các phóng viên của hãng tin Newsweek hôm 3/11, ông Hassett cho rằng: “Các công ty đều lạc quan
không những bởi những cải cách hành chính, mà còn chờ đợi cải cách thuế thu
nhập doanh nghiệp cũng như cải cách toàn bộ hệ thống thuế nói chung”.
Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại cho rằng
sự bùng nổ của kinh tế Mỹ hiện nay không thực sự có nhiều liên quan đến những
chính sách của ông Trump. Theo IMF, đó là một hiện tượng toàn cầu, bao gồm sự
phát triển kinh tế thế giới lan rộng, trong đó không một quốc gia lớn nào đối
mặt với suy thoái. IMF đã phải điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của mình 2
lần trong năm nay. Đó là đánh giá đầu tiên về nền kinh tế Mỹ kể từ
khi 2 siêu bão Harvey và Irma tràn vào nước này, làm tê liệt sản xuất ở khu vực
Đông Nam đất nước. Các nhà kinh tế dự báo rằng tác động không mong muốn do
các cơn bão gây ra sẽ làm chậm lại sự tăng trưởng xuống tốc độ hàng năm là
2,5%. Có vẻ như tốc độ tăng trưởng của cả năm 2017 sẽ cao hơn con số
đó.
Nhưng sự tàn phá do các cơn bão gây ra, là không
tương xứng với sự gia tăng chi tiêu của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Một
nghiên cứu gần đây cho thấy người tiêu dùng và các giám đốc doanh nghiệp tin
tưởng nhiều hơn vào nền kinh tế so với hơn 10 năm trước đây. Bên cạnh đó, thị
trường đầu tư đang ở mức cao kỷ lục, và tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Tiêu dùng cá nhân tăng với tốc độ 2,4%, và chi
tiêu cho hoạt động kinh doanh tăng 3,9%. Hai quý vừa qua đã chứng kiến thu nhập
thực sự của người Mỹ tăng thêm 198,7 tỷ USD, và các khoản tiết kiệm cá nhân
cũng tăng thêm 1.040 tỷ USD.
Nước Mỹ có thể mong đợi tăng trưởng bền vững sau
hậu quả của các cơn bão, khi người tiêu dùng và các doanh nghiệp chi tiêu để
xây dựng lại. Ví dụ như, sẽ cần phải mua mới từ 600.000 đến 1 triệu xe ô
tô để thay thế.
Chỉ số GDP là thước đo chính của chính phủ về
tăng trưởng kinh tế. Nó xem xét tất cả các sản phẩm được sản xuất và bán
tại Mỹ.
Phạm
Duy
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
VC kill in action