Thỏa thuận
thương mại giai đoạn 1: Trung Quốc cam kết mua nhiều hàng hóa của Mỹ hơn
AddThis
Sharing Buttons
Share to Facebook
Share to Twitter Share to Reddit Share to Pinterest Share to Flipboard Share to
Email Share to Print
Tổng thống Donald Trump,
cùng với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ký Hiệp định thương mại Mỹ - Trung
(giai đoạn một), ngày 15/1/2020 (ảnh: Shealah Craighead/Nhà Trắng).
“Ngay từ ngày đầu, chính quyền của tôi đã chiến đấu không mệt
mỏi để đạt được một sân chơi bình đẳng cho người lao động Mỹ”, Tổng thống Trump
nói.
“Trong nhiều năm, các chính trị gia điều hành chính phủ đã hứa hẹn
hành động để khắc phục những thực tế này, nhưng họ không làm gì ngoài việc cho
phép chúng tiếp tục”, Tổng thống Trump phát biểu hôm 15/1.
“Không giống như những người tiền nhiệm, tôi đã giữ lời hứa. . .
Giờ đây, những nỗ lực của chúng tôi đã mang lại một sự thay đổi thỏa thuận, điều
này sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả hai quốc gia”.
Theo Nhà Trắng, thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 có chứa những
cam kết then chốt nhằm khắc phục chênh lệch cán cân thương mại với Trung Quốc,
như nước này cam kết tăng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ do Mỹ sản xuất ít nhất
200 tỷ USD, đồng thời cam kết mua hàng hóa của nông dân Mỹ, trong khoảng từ 40
đến 50 tỷ USD.
Ngoài ra, Trung Quốc đã đồng ý chấm dứt hành vi buộc các công ty
Mỹ chuyển giao công nghệ của họ cho các công ty Trung Quốc như một điều kiện để
kinh doanh tại nước này. Bắc Kinh cũng đồng ý với các cam kết mạnh mẽ hơn về
các hoạt động liên quan đến phá giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái, là cơ sở cho cơ
chế tiền tệ công bằng.
“Với việc
ký kết này, chúng tôi [mang tính] đánh dấu nhiều hơn là ký một thỏa thuận.
Chúng tôi đánh dấu một vùng biển thay đổi trong thương mại quốc tế. Cuối cùng,
người Mỹ đã có một chính phủ đặt họ lên vị trí đầu tiên trên bàn đàm phán”, Tổng
thống Trump nói.
“Khi Hoa Kỳ phát triển mạnh, nó làm cho thế giới trở thành một
nơi an toàn hơn, ổn định hơn. Một quan hệ đối tác thương mại tốt hơn và công bằng
hơn với Trung Quốc sẽ đem lại nhiều điều tương tự. Bắt đầu từ hôm nay, một kỷ
nguyên mới của sự hài hòa, thịnh vượng và thương mại chính thức bắt đầu”, thông điệp Nhà Trắng
cho biết.
----- Forwarded
Message -----
From: 'Luong Nguyen' via
Phụng Sự Xã Hội <>To:
Sent: Thursday, January 16, 2020, 02:15:00 AM CST Subject: Giải đoạn 1 thỏa hiệp Mỹ-Trung::
5 điểm chính trong thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc
Điều khoản về sở hữu
trí tuệ, mua hàng hóa Mỹ, chuyển giao công nghệ, tỷ giá và dịch vụ tài chính là
mấu chốt trong thỏa thuận sơ bộ giữa hai nước.
Tại Washington (Mỹ) hôm qua (15/1), Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại
giai đoạn 1 sau thời gian dài đàm phán, hứa hẹn đem lại những
thay đổi đáng kể trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thỏa thuận
được đánh giá mang lại nhiều thắng lợi cho Tổng thống Mỹ Donald Trump, như
Trung Quốc cam kết mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ Mỹ trong vòng 2 năm,
đồng thời thay đổi nhiều chính sách mà chính quyền Trump chỉ trích.
Sau khi ký kết, Mỹ cũng công bố toàn văn gần 100 trang của thỏa
thuận. Dưới đây là 5 điểm chính trong thỏa thuận này.
1. Sở hữu trí tuệ
|
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc
trong buổi ký kết hôm qua. Ảnh: NYT
|
"Mỹ công nhận tầm quan trọng của bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Trung Quốc công nhận tầm quan trọng của việc tạo lập và thực thi một hệ thống
pháp lý toàn diện về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình chuyển dịch từ một
nước tiêu thụ sản phẩm trí tuệ lớn đến nước tạo ra sản phẩm trí tuệ lớn. Trung
Quốc tin rằng nâng cao bảo hộ sở hữu trí tuệ và thực thi điều này có lợi cho việc
xây dựng một quốc gia đột phá, phát triển các doanh nghiệp đột phá và thúc đẩy
tăng trưởng chất lượng cao".
Đây là trọng tâm một cuộc điều tra của Mỹ với Trung Quốc về đánh
cắp tài sản trí tuệ, châm ngòi cho chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế
lớn nhất thế giới giữa năm 2018. Nhiều đời Tổng thống Mỹ trước đã nỗ lực buộc
Trung Quốc thay đổi hoạt động này, nhưng không mấy thành công.
2. Trung Quốc tăng mua hàng hóa, dịch vụ
Mỹ
|
Đậu tương nhập khẩu tại một cảng ở Giang Tô (Trung Quốc). Ảnh: Reuters
|
"Trong giai đoạn 1/1/2020 – 31/12/2021, Trung Quốc đảm bảo
mua và nhập khẩu từ Mỹ các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng và dịch
vụ được đề cập trong Phụ lục 6.1 với phần thêm ít nhất 200 tỷ USD so với mức
năm 2017".
Đây là tin vui với các nông dân và doanh nghiệp Mỹ chịu thiệt hại
suốt gần 2 năm qua vì cuộc chiến thuế giữa hai nước. Chính quyền Trump đến nay
đã phải tung hàng chục tỷ USD trợ cấp cho nông dân nước này. Các bang nông nghiệp
Mỹ chính là nhóm ủng hộ ông Trump rất mạnh trong cuộc bầu cử tổng
thống năm 2016.
3. Chuyển giao công nghệ
"Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo chuyển
giao công nghệ trên cơ sở tự nguyện, theo cơ chế thị trường và công nhận chuyển
giao công nghệ ép buộc là mối lo lớn. Hai bên cũng đồng ý với tầm quan trọng của
việc thực hiện các bước đi nhằm giải quyết các vấn đề này, trong bối cảnh tác động
của công nghệ và biến đổi công nghệ với kinh tế toàn cầu hiện rất sâu rộng".
Đây cũng là một trong các vấn đề cốt lõi dẫn đến chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung Quốc. Các doanh nghiệp Mỹ từ lâu đã phàn nàn về thách thức
khi hoạt động tại Trung Quốc. Họ cho biết phải chuyển giao công nghệ và bí mật
thương mại để đổi lấy quyền kinh doanh tại đây.
Trong thỏa thuận, Trung Quốc cũng cam kết "không hỗ trợ hay
chỉ đạo" các thương vụ mua bán – sáp nhập của doanh nghiệp Trung Quốc liên
quan đến công nghệ nước ngoài trong các lĩnh vực công nghiệp được họ chọn làm
trọng tâm kế hoạch phát triển.
4. Cơ chế về tiền tệ
"Các vấn đề liên quan đến chính sách tỷ giá hoặc minh bạch
nên được chuyển cho Bộ trưởng Tài chính Mỹ hoặc Thống đốc Ngân hàng trung ương
Trung Quốc, theo Thỏa thuận Giải quyết Tranh chấp và Đánh giá Song phương ở
Chương 7".
"Nếu hai nước không đạt được đồng thuận về giải quyết tranh
chấp theo Thỏa thuận Giải quyết Tranh chấp và Đánh giá Song phương, Bộ trưởng
Tài chính Mỹ hoặc Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc có thể đề nghị Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) thực hiện theo đúng thẩm quyền của cơ quan này: (a) giám
sát nghiêm ngặt các chính sách tỷ giá, kinh tế vĩ mô, minh bạch dữ liệu và
chính sách báo cáo của bên được yêu cầu hoặc (b) cố vấn và cung cấp dữ liệu nếu
phù hợp".
Cách đây vài ngày, Mỹ đã gỡ bỏ Trung Quốc khỏi danh sách quốc
gia thao túng tiền tệ, sau nửa năm gắn nhãn này cho Trung Quốc khi nhân dân tệ
mất giá quá mạnh. Điều khoản này sẽ cho họ công cụ khác để buộc Trung Quốc điều
hành tỷ giá theo các quy tắc thị trường.
5. Dịch vụ Tài chính
"Trung Quốc sẽ cho phép các công ty cung cấp dịch vụ tài
chính Mỹ nộp đơn xin giấy phép thành lập công ty quản lý tài sản, giúp họ mua nợ
xấu trực tiếp từ các ngân hàng Trung Quốc, bắt đầu bằng quy mô cấp tỉnh. Khi được
cấp phép với quy mô cấp quốc gia, Trung Quốc sẽ đối xử với các hãng dịch vụ tài
chính Mỹ như các công ty Trung Quốc".
"Chậm nhất là ngày 1/4/2020, Trung Quốc sẽ gỡ bỏ trần tỷ lệ
sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực bảo hiểm y tế, lương hưu và nhân thọ, đồng
thời cho phép hãng bảo hiểm 100% vốn Mỹ tham gia vào các lĩnh vực này. Trung Quốc
khẳng định không có giới hạn nào với việc công ty bảo hiểm 100% vốn Mỹ đã thành
lập Trung Quốc được quyền sở hữu hoàn toàn công ty quản lý tài sản tại Trung Quốc.
"Chậm nhất là ngày 1/4/2020, Trung Quốc sẽ gỡ bỏ trần tỷ lệ
sở hữu nước ngoài và cho phép các doanh nghiệp 100% vốn ngoại tham gia lĩnh vực
chứng khoán, quản lý quỹ và hợp đồng tương lai".
"Trung Quốc khẳng định hãng đánh giá tín nhiệm 100% vốn Mỹ
được phép xếp hạng trái phiếu Trung Quốc bán cho nhà đầu tư Trung Quốc và quốc
tế, bao gồm cả thị trường liên ngân hàng. Trung Quốc cam kết tiếp tục cho phép
các hãng cung cấp dịch vụ này của Mỹ đánh giá tất cả loại trái phiếu Trung Quốc
bán cho nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Trong vòng 3 tháng sau khi điều khoản
này có hiệu lực, Trung Quốc sẽ xem xét lại và chấp thuận bất kỳ đơn xin cấp
phép nào của doanh nghiệp Mỹ trong lĩnh vực đánh giá tín nhiệm".
Từ nhiều năm nay, các ngân hàng, hãng bảo hiểm và đánh giá tín
nhiệm Mỹ vẫn chật vật trong việc thâm nhập thị trường Trung Quốc. Các hãng cung
cấp dịch vụ thẻ như Visa, Mastercard và American Express cũng đang gặp khó.
Theo thỏa thuận, Trung Quốc đồng ý chấp thuận đơn xin cấp phép của các công ty
này, nhưng không ngay lập tức cho phép họ tiếp cận thị trường. Kể cả khi chấp
thuận, khả năng cạnh tranh của các hãng thẻ này trong hệ thống thanh toán điện
tử Trung Quốc đang do đối thủ nội địa thống trị vẫn còn là điều mơ hồ.
Hà Thu (theo
Bloomberg, NYT)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
VC kill in action