Envoyé : mardi 21
février 2017 23:30
Objet : Fw: SẮC LỆNH DI DÂN & MỸ THÀNH LẬP NATO Á CHÂU
Objet : Fw: SẮC LỆNH DI DÂN & MỸ THÀNH LẬP NATO Á CHÂU
From: Lytuong Nguyen <
A- GS Nguyễn Lý-Tưởng trả lời
những câu hỏi của
Mai Ly về:
(1) Sắc Lệnh Di Dân của TT Doald Trump ảnh hưởng đến người Việt
song trên đất Mỹ như thế nào?
(2) Tại sao ông Mike Flynn cố vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia từ
chức?
(attachment: phần audio)
(Mời click
vào Link dưới đây nghe, khỏi cần đọc)
From:nguoichinhchien269@yahoo.com
B--Mỹ Thành lập “NATO – Á Châu ” Phong Toả & Bao vây TQ
Chiến lược phong toả
& bao vây Tàu cộng của Mỹ:
Một trong những tuyên bố cứng
rắn của tân Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson truớc Thượng viện, hai điểm quan trọng:
Mỹ phải ngăn chận TC ngừng hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp tại Biển
Đông & cấm Bắc Kinh tiếp cận hoặc đổ bộ lên các đảo nầy
Đằng Kiến Quân – Viện trưởng
viện Nghiên cứu Quốc tế TC – bình luận: “Mỹ không thể phái chiến hạm phong tỏa
đảo nhân tạo. Như thế là tuyên chiến”. Ông tin là Bắc Kinh và Washington sẽ tìm
được khả năng thỏa hiệp ở Biển Đông. Có điều đến bây giờ Trung Nam Hải vẫn
không biết chắc, liệu TT Donald Trump ra chiêu gì hành động như thế nào trên Biển
Đông?
Tôn Vận – chuyên gia
Nghiên Cứu TQ tại Dự án Đông Á của Trung tâm Stimson, Mỹ, nhận định: “Hãy đặt
giả thiết, nếu thật sự họ cho BTL Thái Bình Dương bao vây phong tỏa TQ, hoặc
ngăn chặn chiến hạm và chiến đấu cơ TQ tiếp cận khu vực nầy, hoặc đổ bộ lên đảo
nhân tạo thì sẽ là hành động đối đầu. Nhưng Mỹ có muốn làm như vậy không?” Giới
phân tích TC đang đau đầu vì câu hỏi nầy.
Nhà báo Anders Corr ngày
25/1/2017 bình luận trên Forbes theo The Wall Street Journal thì các chuyên gia
TC và phương Tây nói: “Một cuộc phong tỏa của Mỹ ở Biển Đông quanh đảo nhân tạo
TC bồi lấp sẽ là hành động tương đương với chiến tranh”. Còn tờ The New York
Times dẫn nguồn một chuyên gia Mỹ, cho rằng, phong tỏa TC ở Biển Đông là hành động
tương đương với chiến tranh. Tuy nhiên, khả năng này không phải hoàn toàn là lựa
chọn tốt nhất, mà là một chiến thuật gây hoang mang nhằm vào TQ.
Anders Corr nhận định, trọng
tâm của truyền thông phương Tây là làm nổi bật sợ chiến tranh và thúc đẩy cái gọi
là “tính hợp lý” của TQ. The Wall Street Journal kết thúc một bài báo với quan
điểm đáng ngại: “Trong khi vẫn chưa rõ chính quyền Donald Trump có thực hiện những
gì họ nói, bình luận của Spicer đe dọa nghiêm trọng đến quan hệ Trung – Mỹ Chu
Phong, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học Nam Kinh cho biết, TQ không có
khả năng quay lại, bất kể áp lực dồn lên họ lớn đến cỡ nào”.
Mỹ có nhiều năm cảnh báo
và chống lại các hành động bồi lấp đảo nhân tạo trái phép, quân sự hóa Biển
Đông mà TQ tiến hành. Trump có ý tưởng gia tăng áp lực quân sự ngăn chặn TC tiếp
tục làm việc này không có gì là bất ngờ, đâu phải là chuyện lạ. Vai trò “cảnh
sát tốt bụng” của Obama đã không hiệu quả và khu vực này cần một cảnh sát trưởng
mới. Thương lượng mà lại nhu nhược, chính xác là những gì đẩy Mỹ vào trạng thái
rắc rối ở Biển Đông.
Theo Anders Corr, Mỹ nên
bóp chết cuộc xâm lược của TC chiếm đá Vành Khăn năm 1995. Khi đối mặt với thủ
đoạn tầm ăn dâu của người TQ, Hoa kỳ phải cứng rắn. Ông kết luận: “Sức mạnh
quân sự của Hoa kỳ cung cấp cho chúng ta có khả năng công khai đàm phán những
gì mình cho là đúng. Nên nhớ, nhà ngoại giao Rex Tillerson chớ không phải là Bộ
trưởng Quốc phòng cứng rắn Mattis, đến nay là người phát biểu cứng rắn nhất về
Biển Đông. Hãy để ông Rex Tillerson làm công việc của mình, thương lượng từ vị
thế sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ”.
Có bao nhiêu căn cứ & binh
sỹ Mỹ phong toả & bao vậy TQ?
Theo báo cáo về quân lực Mỹ
tại Châu Á – TBD năm 2016 được Viện Nghiên cứu Biển Đông, cơ quan nghiên cứu ở
tỉnh Hải Nam, TC công bố tại Bắc Kinh ngày 25/11/2016. Viện Nghiên cứu Biển
Đông (NISCSS) là cơ quan trực thuộc chính quyền tỉnh Hải Nam, TC, chịu sự chỉ đạo
của Bộ Ngoại Giao cùng Cục Hải Dương quốc gia TQ trong nghiệp vụ và chính sách.
Đây là lần đầu tiên TC
công bố một báo cáo nghiên cứu được đánh giá là chuyên nghiệp, toàn diện và có
hệ thống để giới thiệu, phân tích về sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở châu
Á-TBD. Báo cáo gồm 5 chương với hơn 30.000 chữ, chủ yếu đánh giá về hiện diện
quân sự Mỹ tại châu Á-TBD, chính sách của Mỹ ở Biển Đông và quan hệ hợp tác
quân sự Mỹ – TC. Theo đó, dưới sự thúc đẩy của chiến lược “tái cân bằng châu
Á-TBD” Mỹ đã từng bước tăng cường bố trí binh lực ở khu vực, gia tăng sự hiện
diện ở tuyến đầu cùng các hoạt động quân sự.
Theo thống kê của NISCSS
cho thấy quân Mỹ có tổng cộng 7 nhóm căn cứ ở châu Á-TBD và Ấn Độ Dương chiếm gần
50% tổng số căn cứ ở nước ngoài. Trong đó, tại Nhật Bản có 122 căn cứ Mỹ và Hàn
Quốc là 83. Binh lực Mỹ triển khai ở khu vực nầy gần 370.000 quân, chiếm hơn
50% toàn bộ quân lực Mỹ ở nước ngoài. Ngoài ra, Mỹ đang từng bước bố trí các
nhóm tàu chiến trên mặt nước hiện đại đến Châu Á-TBD theo “chiến lược xoay trục”.
NISCSS cho rằng, TQ đang
trở thành “quốc gia đối tượng” để Mỹ tiến hành hoạt động tiếp cận giám sát TC với
tần suất lớn nhất, phạm vi rộng nhất và hình thức nhiều nhất mà Biển Đông trở
thành khu vực trọng điểm chiến lược. Theo NISCSS, ngân sách cho năm tài chánh
2017, Ngũ Giác Đài nhấn mạnh tiếp tục thúc đẩy “chiến lược xoay trục”, duy trì
hành động tăng cường áp lực dài hạn, nhằm bảo đảm ưu thế quân sự của Hoa kỳ đối
phó với quá trình hiện đại hóa quân đội của PLA. Hiện nay có 6 nhóm căn cứ
quân sự Mỹ vây quanh Tàu Cộng, có thể thực hiện triển khai nhanh chóng, hiệu quả
khi có diễn biến phức tạp:
[1] Nhóm căn cứ Đông Bắc
Á:
Thủ phủ là căn cứ hải quân
Yokosuka (Nhật Bản) được thiết lập để đối phó với những thách thức đến từ TC,
Triều Tiên và Tây Bắc Thái Bình Dương. Nhóm căn cứ này hiện có 181 cơ sở quân sự
các loại (trong đó Nhật Bản có 140, Hàn Quốc 41). Trong thời chiến, Quân đội Mỹ
đóng tại khu vực này có thể sử dụng hơn 30 cảng với sức chứa hơn 1.300 tàu chiến
các loại với lượng giãn nước khoảng 9,3 triệu tấn.
[2] Nhóm căn cứ đảo Guam:
Nằm ở cực Nam của quần đảo
Mariana, cách eo biển Đài Loan, Biển Đông, bán đảo Triều Tiên khoảng 3.000 km.
Căn cứ quan trọng nhất trong nhóm này là căn cứ Không quân chiến lược Andersen.
Đây là nơi đặt Bộ Tư Lệnh không quân số 13 của Mỹ, do đó máy bay ném bom chiến
lược như B-52H, B-1B, B-2 cất cánh từ đây có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào tại
khu vực châu Á-TBD trong vòng 12 giờ. Hiện nay căn cứ Andersen triển khai 15
máy bay B-52 và 64 tên lửa hành trình phóng từ trên không có thể bao trùm toàn
bộ châu Á-TBD. Trong chiến tranh Thế giới II, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam
và vùng Vịnh, căn cứ này đều là những sân bay xuất phát các máy bay ném bom chiến
lược hạng nặng.
Theo The Daily Telegraph của
Anh từng cho rằng, Mỹ dự định chi một ngân sách lớn để xây dựng Guam thành một
căn cứ quân sự cao cấp, nhằm kềm hãm sự phát triển mạnh quân sự của TC; đồng thời,
đây là lần đầu tiên Mỹ đầu tư nhiều nhất vào căn cứ quân sự này từ chiến tranh
Thế giới II đến nay.
[3] Nhóm căn cứ Đông Nam
Á:
Thời chiến tranh lạnh,
nhóm căn cứ Đông Nam Á lấy căn cứ Hải quân vịnh Subic và căn cứ Không quân
Clark của Philippines làm nòng cốt, nguyên là một vòng trong mối quan hệ chuỗi
đảo của Mỹ. Nhưng sau khi căn cứ hải quân vịnh Subic giao lại cho Philippines
vào tháng 11/1992, Mỹ mất đi vòng quan trọng này của chuỗi đảo.
Tuy nhiên, với việc Mỹ
ngày càng cảnh giác cao đối với sự phát triển sức mạnh quân sự của TC. Quân đội
Mỹ cho rằng, Philippines là một đoạn yếu nhất trong chuỗi đảo thứ nhất vây
quanh TC, eo biển Bashi qua Philippines và Đài Loan là đường tắt để tàu ngầm TC
ra Thái Bình Dương. Tháng 4/2014, Philippines và Mỹ ký một phần Hiệp định tăng
cường hợp tác quốc phòng (EDCA), cho phép quân đội Mỹ sử dụng căn cứ quân sự
Philippines trong thời gian 10 năm, nhưng do một số vấn đề về pháp lý khiến Philippines
không thể thực hiện Hiệp ước này.
Ngày 12/1/2016, Tòa án tối
cao của nước này quyết định EDCA phù hợp với hiến pháp, cùng ngày tàu ngầm hạt
nhân tấn công nhanh lớp Los Angeles của Mỹ cũng đã đến vịnh Subic. Ngoài
Philippines ra, Mỹ còn thiết lập căn cứ Hải quân Changi tại Singapore; phía Tây
có thể đến Ấn Độ Dương, biển Ả Rạp để tăng cường hỗ trợ quân đội Mỹ tại Vịnh Ba
Tư, phía Đông có thể giám sát tình hình Biển Đông và xung quanh eo biển Đài
Loan bất kỳ lúc nào và giúp cho kết cấu một tuyến Nhật Bản – Hàn Quốc – Okinawa
– Đài Loan – Philippines – Singapore hoàn chỉnh hơn.
[4] Nhóm căn cứ Trung Á:
Khu vực Trung Á nằm sâu
trong vùng lục địa Âu – Á, nằm giữa hai nước Tàu Cộng & Nga. Sau biến cố
11/9 với cuộc chiến chống khủng bố, Hoa Kỳ đã lôi kéo các nước Trung Á thực hiện
bước đột phá chiến lược tại khu vực này và nhiều nước đồng ý cho quân đội Mỹ
thiết lập căn cứ quân sự và mở không phận. Lần lượt sau đó là Quân đội Mỹ được
phép đóng quân tại các căn cứ như Manas của Kyrgystan và Hanabad của Uzbekistan.
Căn cứ không quân Manas nằm
ở ngoại ô thành phố Bishkek của Kyrgystan, ban đầu chỉ là sân bay dân sự. Sau
khi Mỹ phát động chiến tranh Afghanistan năm 2001, Mỹ thuê sân bay quốc tế
Manas và mở rộng thành căn cứ không quân với đầy đủ chức năng. Kể từ đó, Manas
đã trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Trung Á.
[5] Nhóm căn cứ Ấn Độ
Dương:
Căn cứ duy nhất của quân đội
Mỹ tại Ấn Độ Dương nằm ở Diego Garcia thuộc quần đảo Chagos. Căn cứ này nằm ở
trung tâm Ấn Độ Dương có thể hỗ trợ Trung Đông và vịnh Ba Tư, giám sát và kiểm
soát khu vực biển Ấn Độ Dương, căn cứ này chiếm 27 km2 với 1500 binh sĩ. Diego
Garcia có đường băng dài hơn 3.600m, bãi dừng máy bay rộng 370.000 m2, có thể sử
dụng cho hơn 100 chiến đấu cơ. Đây là căn cứ quân sự duy nhất có máy bay ném
bom chiến lược không tiếp tế nhiên liệu, vẫn có thể tiến hành can thiệp quân sự
đối với phía Đông và Tây bán cầu.
Cảng của căn cứ nầy có một
cầu tàu cơ giới với 2 tuyến giao thông nước sâu có thể neo đậu cho tàu sân bay,
tàu ngầm hạt nhân và đội tàu tiếp tế vật tư tác chiến. Có thể nói, sau nhiều
năm hoạt động, Diego Garcia đã trở thành đảo Guam thứ 2 của Mỹ tại Tây Thái
Bình Dương là tàu sân bay bất động của Mỹ tại Ấn Độ Dương.
Hiện cơ sở căn cứ quân sự
Mỹ tại Australia không nhiều, chủ yếu là trạm dẫn đường, trạm theo dõi hàng
không vũ trụ, trạm thông tin liên lạc của hải quân phục vụ lực lượng không gian
của Mỹ như Đại đội cảnh báo vũ trụ số 5 Mỹ có 200 quân trú đóng tại khu vực
Trung Nam của Australia, nhiệm vụ của lực lượng này là sử dụng vệ tinh theo dõi
hoạt động phóng tên lửa đạn đạo của Nga & TC.
Truyền thông Mỹ tiết lộ
tháng 4/2012, quan chức Mỹ và Australia đã xem xét việc triển khai máy bay chống
ngầm P-8 và máy bay trinh sát không người lái Global Hawk. Nếu Mỹ triển khai
Global Hawk hay P-8 tại đảo Cocos có thể kiểm soát toàn bộ eo biển Malacca.
Phía Đông Bắc của Ấn Độ Dương chắc chắn sẽ nằm trong phạm vi giám sát của nó và
từ đó sẽ liên kết nhóm căn cứ của Mỹ tại Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, từ
căn cứ quân sự Okinawa Nhật Bản, đảo Guam, căn cứ Changi Singapore đến căn cứ
Darwin, quần đảo Cocos của Australia và căn cứ Diego Garcia.
Mỹ đang thành hình “Nato
– Châu Á”:
Theo Đô đốc James Lyons và
Richard Fisher (chuyên gia các vấn đề quốc tế Mỹ) nhấn mạnh rằng, “Nếu Mỹ muốn
duy trì vị trí hàng đầu trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định ở Tây Thái Bình
Dương, chúng ta cần một chiến lược mới và sẽ là lý tưởng nếu chúng ta tạo ra được
một “NATO của Châu Á”. Như chúng ta đã biết, hiện nay NATO chính là một liên
minh quân sự thành lập từ năm 1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở Châu Âu. Đó là
tên gọi tắt của “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” (North Atlantic Treaty
Organization) là một liên minh quân sự được thành lập ngày 4/4/1949 có trụ sở đặt
tại Bruxelles (Bỉ) gồm có Hoa Kỳ và thành viên 28 quốc gia phần lớn tại các nước
ở Châu Âu.
Mỹ bằng mọi cách khác nhau
từ song phương hay đa phương đều mong muốn hợp tác với các nước ở khu vực Châu
Á-TBD Trong việc hợp tác quân sự đi từ các cuộc tập trận quy mô nhỏ tới lớn, dần
dần Mỹ muốn những khu vực mình quan tâm sẽ chịu ảnh hưởng các học thuyết quân sự
của Mỹ. Các chiến lược gia ở Ngũ Giác Đài muốn rằng, các đối tác và các đồng
minh ở khu vực Châu Á cần có những hành động thống nhất hơn nữa và cùng dựa
theo những nguyên tắc chung trong các hoạt động quân sự.
Theo các chuyên gia, hiện
nay Washington đang duyệt xét về cấu trúc an ninh khu vực như: mở rộng mô hình
liên minh cũ sang hình thức liên minh mới, rộng lớn hơn, ngoài các đồng minh
truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines… nó còn bao gồm các
quốc gia ở Châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái lan, Miến Điện, Malaysia,
Singapore, Australia và đang vói tay tới tận Châu Âu như Anh, Pháp vào trong
liên minh chiến lược “phong tỏa & bao vây Tàu Cộng”. Đại tá Không quân TC
Dai Xu trong một bài viết với chủ đề “Mỹ đang xây dựng NATO – Châu Á bao vây
Trung Quốc”, Xu đưa ra nhận định rằng: “Mỹ đang xây dựng một NATO – Châu Á”
cùng với Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á trong
khối ASEAN để phong tỏa, bao vây và cô lập Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh đã nhìn
thấy viễn cảnh nầy, song có lẽ chưa đủ thế và lực ngăn chận chiến lược nầy của
Mỹ.”
Được biết Hải quân Hoa Kỳ
có khoảng 285 chiến hạm đủ loại, 12 HKMH. Ngũ Giác Đài sẽ điều động 60% lực lượng
Hải quân sang Châu Á-TBD, trong đó 6 HKMH vào cuối năm 2017. Giới chuyên gia
phân tích cho rằng, Hoa kỳ đã lên kế hoạch thông qua quan hệ đối tác quân sự với
10 nước thành viên ASEAN để xây dựng cơ sở cho một phiên bản “NATO – CHÂU Á”.
Liên minh nầy sẽ được sử dụng để phục vụ cho chiến lược “Phong tỏa trận” và mục
đích cuối cùng đối đầu với TC.
Mỹ sẽ đặt BTL “Nato –
Châu Á” ở đâu?
Để kiềm chế sự trỗi dậy đầy
tham vọng của Bắc Kinh dựa vào chuỗi đảo thứ nhất, có thể gọi đó là “chiến lược
chuỗi đảo” của Mỹ để ngăn chận sự bành trướng của TC, một khi Mỹ hoàn thành kế
hoạch mở rộng “hệ thống phòng thủ tên lửa” tại Châu Á-TBD, tạo thành một vòng
cung án ngữ toàn bộ phía Đông và Đông Nam Hoa Lục để có thể theo dõi chính xác
bất kỳ một quả tên lửa được phóng đi từ nội địa Hoa Lục hướng ra Thái Bình
Dương, mà mục tiêu là đảo Guam hay Okinawa.
Trên thực tế, từ năm 2002,
cố vấn an ninh Quốc Gia Ấn Độ là Pat Narayan đã đưa ra ý tưởng về một “NATO –
Phiên bản Á Châu”. Trang Nikei cũng mạnh dạng đưa ra ý kiến về việc thành lập
khối “NATO – Phương Đông” để đối đầu với chủ nghĩa bành trướng bá quyền khu vực
của Bắc Kinh. Liên minh nầy có thể có
danh xưng “Tổ chức Hiệp ước Châu Á” (ATO) phỏng theo mô hình của “Tổ chức Hiệp
Ước Bắc Đại Tây Dương” giữa Châu Âu & Bắc Mỹ. Các thành viên ATO phải xác định
nhiệm vụ phòng vệ tập thể như NATO và khối ATO cần mở rộng mối quan hệ với các
thành viên khối NATO, từ đó xây dựng một “Liên minh toàn cầu” để bảo vệ trật tự
an ninh thế giới”.
Theo Tiến sĩ Toshi Yoshihara
– trường ĐH Hải Chiến Rhodes (Mỹ) – đã đưa ý kiến là Mỹ cần tăng cường hơn nữa
sự hiện diện của Hải quân Australia. Triển khai kế hoạch này để khẳng định và
nâng cao vị thế của Mỹ tại khu vực Châu Á-TBD, nhằm đối phó với TC đang gây bất
ổn khu vực này. Phân tích của TS Yoshihara chỉ ra rằng, Hoa Kỳ nên mở rộng hơn
nữa các căn cứ quân sự ở Châu Á-TBD, vượt qua khỏi khu vực mà Bắc Kinh có thể
gây ảnh hưởng trong tương lai.
Trong chiến lược đó,
Australia có vị trí rất quan trọng vì bởi khoảng cách từ Australia tới các khu
vực Mỹ quan tâm rất thích hợp. Những cơ sở vật chất và căn cứ sẵn ở Australia
có ý nghĩa lâu dài về chiến lược; thậm chí, có thể thay thế căn cứ quân sự ở
Guam và Diego Garcia. Việc TQLC Mỹ đã triển khai tại căn cứ Darwin, thành phố
thủ phủ của lãnh thổ phía bắc Australia (Northern Territory) vào đầu tháng
4/2012. Chuẩn tướng Gus Mclachlan – Chỉ huy trưởng Lữ đoàn TQLC – cho biết sẽ
hoàn tất việc điều động 2500 TQLC tới Darwin trước năm 2015, nhằm dàn trải lực
lượng Hải quân Mỹ, không tập trung quá đông tại một khu vực như siêu căn cứ
Guam sẽ trở thành mục tiêu tấn công của Bắc Kinh trong trường hợp nổ ra chiến
tranh.
Nói tóm lại, Australia là
vị trí lý tưởng để Hoa Kỳ xây dựng một BTL “NATO – Châu Á” vì địa chính trị của
Australia cách xa Trung Hoa Lục Địa và không quá gần bờ biển Hoa Lục như siêu
căn cứ Guam hoặc Okinawa. Cụ thể tại Australia, không quân Mỹ đã triển khai
luân phiên các chiến đấu cơ F-22 Raptor, F-35 Joint Strike và máy bay ném bom
chiến lược B-2 tại căn cứ không quân Darwin trên khu vực này.
Mỹ tái xác nhận sát cánh
với Nhật – Hàn 100%:
Sự kiện Bộ trưởng BQP
Mattis chọn Đông Á và Nhật Bản là điểm đến cho chuyến công du đầu tiên ra nước
ngoài của ông để thể hiện tầm quan trọng mà chính phủ Mỹ đặt trên liên minh Mỹ
– Nhật – Hàn. Ông Mattis đáp chuyến bay tới Tokyo để họp bàn với Thủ tướng Abe,
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada. Trước
đó ngày 3/2/2017, ông Mattis tuyên bố bất cứ cuộc tấn công hạt nhân nào từ Bắc
Hàn nhắm vào Hoa kỳ hoặc bất cứ đồng minh nào của Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với một
phản ứng áp đảo và hiệu quả.
Trao đổi với các nhà báo
tháp tùng ông trên chuyến bay tới Hàn Quốc, ông Mattis nói rằng, một trong các
đề tài mang ra thảo luận trong chuyến đi của ông là hệ thống phòng thủ tên lửa
THAAD mà Mỹ và Hàn Quốc muốn triển khai nội trong năm nay, bất chấp những chống
đối của Bắc Kinh. Hoa Kỳ hiện có 28.500 binh sĩ trú đóng thường trực tại Hàn Quốc
và 47.000 quân trú đóng tại Nhật Bản.
Ngoài Nhật – Hàn, Ngũ Giác
Đài đang thành lập “NATO – Châu Á” dễ dễ dàng phối hợp và điều động liên quân 8
nước phong tỏa, bao vây và cô lập TC, bao gồm: Nhật Bản – Ấn Độ – Australia –
Anh – Pháp – Canada – Đài Loan và Nga (còn là một ẩn số). Như thế, TC sẽ phải đối
mặt với mối nguy hiểm từ phía 8 nước. Đây là khả năng có thể xảy ra khiến Tập Cận
Bình rất sợ chiến tranh và bị cô lập. Một bài viết đăng trên mạng với chủ đề:
“Một khi Trung – Mỹ khai chiến, rất có thể Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với bát quốc
liên quân lần thứ hai”.
Mới đây, tân Bộ trưởng Ngoại
giao Hoa Kỳ Rex Tillerson, người phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ,
so sánh việc TC xây đảo với việc Nga chiếm Crimea từ tay Ukraine. Ông Tillerson
nói: “Chúng ta cần gửi đến TC một dấu hiệu rõ ràng. Thứ nhất, việc xây dựng đảo
phải chấm dứt Thứ hai, họ sẽ không được phép tiếp cận các đảo đó nữa.”
Vào tháng 7/2016, Tòa Trọng
tài Thường trực Quốc tế tại The Hague (PCA) ra phán quyết bác tuyên bố chủ quyền
phi pháp của TC ở Biển Đông trong vụ kiện do Philippines đệ đơn kiện. Bắc Kinh
tuyên bố không chấp nhận nội dung phán quyết. Điều nầy đồng nghĩa với việc Hải
quân TC hoạt động trên Biển Đông như bọn hải tặc Somalia sống ngoài vòng luật
pháp quốc tế. Vì vậy, Mỹ sẽ có chính nghĩa khi cam kết sẽ đảm bảo tự do hàng hải,
hàng không ở Biển Đông và đã điều tàu hải quân đến vùng biển có tranh chấp,
thách đố hải quân TC.
Gần đây, truyền thông TC
sôi sục bởi lời kêu gọi Liên minh Châu Âu (EU) tham gia tuần tra Biển Đông từ Bộ
trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drain nêu rõ lập trường ủng hộ Mỹ về quyền
tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông và giải quyết mâu thuẫn giữa các bên
thông qua đàm phán. Tập Cận Bình rất lo sợ đang bị Mỹ phong tỏa và bao vây. MC
Lý Vĩ của kênh Phượng Hoàng TC cho biết Bắc Kinh xem lời kêu gọi của ông Le
Drain là hành động hô hào thành lập “Tân bát quốc liên quân” tấn công Đại Lục.
Theo khái niệm trên trang
Baidu TC, “Liên quân 8 nước” chỉ sự kiện quân đội Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Nhật
và Áo – Hung xây dựng lực lượng chung để tiến hành hành động quân sự đổ bộ vào
Trung Hoa năm 1900. Trong thời gian gần đây, ngôn từ “Liên quân 8 nước mới” xuất
hiện với tần suất khá nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Hoa Lục
như một sự mô tả về hình thức đe dọa mới trên Biển Đông. Rõ ràng, tham vọng
bành trướng, bá quyền của TC. Bắc Kinh nhìn thấy đâu cũng thấy toàn là kẻ thù.
Kết luận:
Tàu Cộng là con rồng dậy
non chưa đủ sức bay cao, tham vọng bành trướng, bá quyền của Tập Cận Bình muốn
đốt giai đoạn thống trị thế giới, thúc đẩy con rồng dậy non bay cao quá sức của
nó. Nói theo dịch lý, Tập cận Bình rơi vào quẻ “Khang long hữu hối” (Càn vi
thiên), tức con rồng dậy non bay quá cao sẽ chóng đuối sức rơi xuống đất. Ở
ngôi vị càng cao chính là lúc con người chính trị lâm nguy nhất. Nếu không đủ
khả năng, tài trí vượt qua thì chẳng khác nào con rồng dậy non mà đã cuộn mình
bay lên cao vượt sức của nó. Thất bại chua cay của Hitler chính là kết quả
thành công quá nhanh của ông ta mà Tập Cận Bình đang đưa Tàu Cộng đi vào vết xe
đổ của Hitler.
Tập Cận Bình với ý nghĩ
điên rồ là đồng tiền có thể làm được mọi thứ trên đời, kể cả thống trị thế giới,
Tập Cận Bình đã không ngần ngại rải tiền ở khắp nơi để mua chuộc các nước đang
phát triển hoặc các quốc gia gặp khó khăn về tài chánh như Hy Lạp. Cũng theo họ
Tập, Bắc Kinh sẽ hỗ trợ 600 dự án ở nước ngoài trong 5 năm tới.
Hành động rải tiền nầy được
Tập Cận Bình phủ đồng Mỹ Kim trên khắp thế giới, giống như cây trứng cá lớn thật
nhanh nhờ cái rễ của nó mọc tràn lan trên mặt đất, cái bóng của nó che khuất mặt
trời, nhưng nó không có “rễ cái” bám sâu xuống lòng đất như cây cổ thụ, vì vậy
nó không thể chống lại sức gió to. Kẻ thừa được thế chỉ biết mù quáng phát triển
mà không nghĩ tới hậu quả tất sẽ có hối hận về sau. Mỗi hành động của người
lãnh đạo cần được sự củng cố vững vàng trước khi tiến lên thành công khác, nếu
không tất sẽ lâm vào cảnh ngộ “Khang long hữu hối”.
Tập Cận Bình quên rằng, xã
hội TC đang phân hóa giàu nghèo trầm trọng mà dựa trên cơ sở có 600 triệu người
không có công ăn việc làm mà trong số nầy có trên 300 triệu người sống ở mức
chi tiêu 01 USD/ ngày. Một xã hội được xây dựng giữa biển người nghèo đói là
“xã hội không bền vững”.
Tập Cận Bình không hiểu
cái lẽ chính xác con đường mình đi như Bismarck nói: “Trong chính trị, tôi áp dụng
y hệt như một người đi săn vịt trời trong vũng lầy. Tôi không bao giờ bước, nếu
không biết chắc trước mặt tôi là một khoảng đất tốt, tôi có thể bước tới mà
không ngã”. Tập Cận Bình lại càng chóng quên bài học của Đặng Tiểu Bình “ẩn
mình chờ thời”.
Theo hãng tin Bloomberg nhận
định, Tập Cận Bình đã từ bỏ di ngôn của Đặng Tiểu Bình là “ẩn mình chờ thời” để
bộc lộ bản chất “ngoại giao nước lớn”. Tại Hội nghị Công tác Đối ngoại Trung
ương Tàu Cộng, cuộc họp cấp cao nhất của ĐCSTQ về quan hệ đối ngoại vào thượng
tuần tháng 12/2014 cho thấy, họ Tập đã có kế hoạch từ bỏ di ngôn của Đặng Tiểu
Bình mà TC đã theo đuổi suốt 20 năm qua là “ẩn mình chờ thời”.
Tân Hoa Xã dẫn lời Tập Cận
Bình cho biết: “Trung Quốc phải có nền ngoại giao nước lớn mang các bản chất của
TQ”. Các mối quan hệ đối ngoại dưới sự lãnh đạo của họ Tập mang “phong cách đặc
trưng của TQ, dáng vẻ của TQ và thái độ của TQ” (giống như bọn Hải tặc Somalia
trên Biển Đông).
Ông Niu Jun, một giáo sư về
quan hệ quốc tế tại ĐH Bắc Kinh, nhận định: “Rõ ràng là các nhà lãnh đạo Bắc
Kinh hiện tại không muốn thực hành di ngôn đó nữa. Đây là chỉ chỉ dấu rất quan
trọng trong việc chuyển đối chính sách ngoại giao nước lớn của TQ”.
Tại hội nghị, Tập Cận Bình
kêu gọi tất cả những người tham dự cuộc họp kể trên “Luôn ghi nhớ rằng, các nhiệm
vụ mới phải được thực hiện trong điều kiện mới và làm việc chăm chỉ để theo đuổi
các chính sách ngoại giao của TQ một cách sáng tạo cả về lý thuyết và thực
hành, làm nổi bật tầm quan trọng toàn cầu của “giấc mơ Trung Hoa”.
Tập Cận Bình cũng thừa hiểu
rằng, Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ (PLA) dù đang dần dần trở thành tiên tiến
về công nghệ hơn. Nhưng, điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh có thể huy động lực
lượng vũ trang cho sứ mạng toàn cầu như siêu cường Hoa Kỳ; thậm chí TC bị chiến
lược phong tỏa, bao vây và cô lập của Mỹ & đồng minh. Còn Nga, Nhật Bản và Ấn
Độ đều là những nước láng giềng đồng thời là kẻ thù lịch sử. Chính sách đối ngoại
theo kiểu nước lớn chỉ nhắm vào các nước nhược tiểu Đông Nam Á (ASEAN) như Việt
Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia… Điều nầy đặt Bắc Kinh vào vị thế bất lợi
về mặt chiến lược do không có đồng minh mà chỉ thấy toàn kẻ thù vây quanh…
Làm sao thoát được cái bẫy
chiến lược do Mỹ – Nhật – Ấn – Auatralia… đang giăng ra trên Biển Đông mà miếng
mồi nhử là Đài Loan và thêm mỏ khí Cá Voi Xanh do Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ
ExxonMobil vừa ký thỏa thuận khung với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN vào ngày
13/1/2017. Mỏ khí Cá Voi Xanh trong lô 118 nằm cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng
100 km bên trong thềm lục địa Việt Nam. Nơi đây, hồi tháng 6/2007, dưới áp lực
của Bắc Kinh, Tập đoàn dầu khí Anh Quốc British Petroleum (BP) đã ngừng việc
thăm dò khảo sát địa chấn tại Nam Côn Sơn, trước khi chính thức rút khỏi dự án
trên vào tháng 3/2009.
Hai miếng mồi nhử Đài Loan
và mỏ khí Cá Voi Xanh do Hải quân Hoa Kỳ bảo vệ là những khu vực “bất khả xâm
phạm” đã dồn Tập Cận Bình đến chân tường “tấn thoái lưỡng nan”. Vì nếu để Đài
Loan độc lập, Tập Cận Bình phải đối mặt với khó khăn nội bộ đó là “chủ nghĩa
dân tộc cực đoan”. Muôn hóa giải vấn đề nầy, Tập Cận Bình sẽ chọn một cuộc chiến
tranh ở ngoại biên để đánh lạc hướng dư luận sôi sục ở trong nước mà mục tiêu
đó sẽ là Việt Nam. Rõ ràng, “giấc mộng Chệt” của Tập Cận Bình bị “NATO – Châu
Á” phong tỏa, bao vây và cô lập giữa muôn trùng ác mộng!!!
(Dân Làm Báo)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
VC kill in action