Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo ngày 2/2/17
Đây là vấn đề văn hóa, bản sắc và an ninh quốc gia
* Kẻ xóa người xây, còn bọn ngây ngây biểu tình! *
Tuần qua, Tổng thống Donald Trump ban hành ba sắc lệnh hành pháp
(executive orders) nhằm giải quyết hai hồ sơ là di dân lậu và nạn dân vào Mỹ và
gây tranh luận tại Hoa Kỳ và trên toàn cầu. Trước khi tranh luận, hay phản ứng,
có lẽ người ta cần hiểu rõ hơn về sự thật, là điều hơi khó cho nhiều nhà báo!
Sắc lệnh thứ nhất là không cho ngân sách liên bang tài trợ các
thị xã đã lập khu tạm trú cho di dân bất hợp pháp (sanctuary city) hoặc từ chối
trục xuất di dân nhập lậu đã có tiền án. Nhiều
chính quyền địa phương trong tay đảng Dân Chủ lấy quyết định phi pháp ấy vì lý
do chính trị, hốt phiếu thiểu số di dân, nhân danh lý tưởng nhân đạo. Chính
quyền Liên bang khó can thiệp vào từng quyết định của địa phương, nhưng vẫn có
thể sử dụng biện pháp ngân sách chống lại hành vi nổi loạn và không tôn trọng
luật pháp liên bang.
Sắc lệnh thứ hai cho biết ý định xây dựng một bức tường ngăn di
dân từ lãnh thổ Mexico (Mễ Tây Cơ) xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Hoa Kỳ: ông Trump thực hiện những gì đã hứa khi tranh cử trong khi
nhiều người không để ý rằng biên giới Mỹ-Mễ dài khoảng 3.150 cây số đã có nhiều
hàng rào nhưng chưa kín – chỉ được hơn 900 cây số - và thiếu nhân lực kiểm
soát.
Sắc lệnh thứ ba mới quan trọng, và rắc rối, vì gồm ba phần. Thứ nhất là cấm mọi nạn dân đến từ
Syria; thứ hai, tạm ngưng tiếp nhận mọi nạn dân trong 120 ngày; thứ ba là tạm
cấm trong 90 ngày mọi công dân từ bảy nước là Iran, Iraq, Libya, Somalia,
Sudan, Syria và Yemen, dưới diện nạn dân hay không. Lý do là để tăng cường thủ
tục thanh lọc cho kỹ càng hơn.
Nội dung của ba sắc lệnh bao trùm lên nhiều vấn đề nhưng có mâu
thuẫn hay luộm thuộm trong việc áp dụng. Một tai nạn điện toán trên mạng lưới
thông tin của hàng không Delta càng gây thêm hỗn loạn trong ngày đầu tiên. Phản
ứng chống đối của dư luận gây ra hỗn loạn chính trị nên người ta nói đến nạn
khủng hoảng di dân của Hoa Kỳ. Nếu có cơ hội tìm hiểu và theo dõi tình trạng
hỗn loạn của nhiều nước Âu Châu từ hai năm qua trước làn sóng di dân và nạn dân
từ Trung Đông thì người ta đã có thể bình tĩnh hơn.
Nhưng truyền thông Hoa Kỳ không chú ý đến những gì xảy ra ở nơi
khác, và truyền thông Việt Nam nhiều khi chỉ là dịch bản, đôi khi sai mà không
biết, của những gì truyền thông Hoa Kỳ loan tải. Nếu bình tĩnh hơn, chúng ta có
thể thấy ra một vụ khủng hoảng khác của Hoa Kỳ, với những hậu quả sâu xa hơn.
Trong mục tiêu trình bày lại bối cảnh của các vấn đề phức tạp,
bài này sẽ tập trung vào chuyện khủng hoảng đó chứ không nói về loại phản ứng
ngoài da của nhiều người có đầy nhiệt tình.
***
Người Việt chúng ta từng là nạn dân, là dân tỵ nạn chính trị,
rồi di dân, và ngay trong hiện tại, không thiếu gì người có thể đợi dăm ba năm,
thậm chí 15 năm, để được nhập cư hợp pháp vào Mỹ. Hoa Kỳ có chánh sách thanh
lọc di dân áp dụng chung dưới các chính quyền Dân Chủ hay Cộng Hòa, nhưng không chủ trương “chống di dân từ Việt Nam”. Những vụ ngư phủ của ta bị hành hung bức hiếp mầy chục năm về
trước chỉ là những ngoại lệ ngắn ngủi không thuộc diện chánh sách.
Ngày nay, Chính quyền Donald Trump chỉ chú trọng tới hai vấn đề
được ông coi là ưu tiên giữa nhiều hồ sơ khác, là 1/ di dân gốc Hồi giáo và 2/
dân nhập cư bất hợp pháp từ Mexico.
Về bối cảnh, Hoa Kỳ là quốc gia thành hình từ di dân, và trong
lịch sử từ thời lập quốc, cứ một hai thế hệ lại có mâu thuẫn giữa thành phần di
dân định cư từ lâu với thành phần mới nhập cư sau này. Dân Mỹ gốc Anh trở thành
“quý tộc” từ thời lập quốc thì nghi ngờ dân Scots-Irish tới sau như bọn tứ
chiếng giang hồ, bên trong có nhiều kẻ bất hảo. Sau đấy, cả hai thành phần gốc
“Bắc Âu” đó đều e ngại làn sóng Trung Âu đến từ Đức, Nga, hay từ Đông Âu bên
trong có dân Do Thái, người gốc Balkan, rồi làn sóng Nam Âu còn nghèo hơn nữa,
điển hình là dân Ý theo Công giáo. Làn sóng di dân gốc Ý và Do Thái lên tới cao
trào trong 40 năm từ 1880 tới 1920, và mâu thẫn cũng có xảy ra: mỗi thế hệ cũ
lại thấy nghi kỵ lớp người mới. Nhưng rồi mới cũ gì cũng đều hội nhập vào dòng
chính, nhiều khi chỉ cười cợt nhau như dân Ba Lan hay say rượu, Do Thái thì keo
bẩn, dân Ý là tổ sư “mafia”, v.v….
Nếu có cơ hội tìm hiểu thì “khủng hoảng di dân” đã xảy ra một
cách thường trực trong lịch sử Hoa Kỳ, được các chính trị gia và truyền thông
báo chí từng thời khuếch đại như tin động trời. Thành thử, chữ khủng hoảng rất
ăn khách cho truyền thông có khi là chữ bị lạm dụng nhất!
Có hai trường hợp đáng chú ý ở đây là di dân gốc Á, đến từ hai
nước nghèo và đông dân nhất mà cũng thành công nhất tại Hoa Kỳ. Đó là Ấn Độ và
Trung Quốc.
Trường hợp di dân gốc Ấn là một thành tựu chói lọi của Hoa Kỳ mà
ít ai nhắc tới. Người Ấn vào Mỹ mà không gây phản ứng nghi ngờ hoặc chống đối,
dù màu da khác hẳn dân Mỹ lập quốc đa số da trắng, và họ thành công mạnh nhất
về kinh tế. Trong các thành phần sắc tộc, dân Mỹ gốc Ấn chỉ có bốn triệu (bằng
dân số gốc… Phi Luật Tân) nhưng là sắc dân giàu hơn mọi sắc dân khác, kể cả
người da trắng.
Ngày nay, người Mỹ-Ấn
có mặt trong đại học ở các vị trí cao nhất, đã đoạt nhiều giải Nobel; trên
doanh trường thì họ ngồi ở cấp chỉ huy, nam như nữ. Chính trường đã có Thống
đốc, Nghị sĩ gốc Ấn. Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc hiện nay là bà Nikki Haley
nguyên là Thống đốc South Carolina. Vậy mà có ai nói đến cộng đồng gốc Ấn? Họ
thành công mà không ồn ào!
Qua đến chuyện kia thì có dân số gần năm triệu (chưa kể chừng
190 ngàn người gốc Đài Loan, theo thống kê của US Census Bureau), người Mỹ gốc
Hoa là trường hợp còn đáng chú ý hơn nữa.
Nhập cư từ giữa thế kỷ 19, người Hoa là lực lượng lao động được
tuyển mộ để xây dựng đường hỏa xa tại miền Viễn Tây và đã có lúc “đọ sức” với
thợ thuyền gốc Irish, đến từ Ái Nhĩ Lan. Tại Hoa Kỳ, người Hoa bị bóc lột,
khinh thường mà còn không có quyền nhập tịch, nhiều người Mỹ quên hẳn đạo luật
Chinese Exclusion Act năm 1882! Rồi trăm năm sau, kể từ quãng 1970, người gốc
Hoa mới bắt kịp dân Ấn: dù chưa giàu bằng dân Mỹ gốc Ấn, dân Mỹ gốc Hoa cũng là
một thiểu số thành công tại Hoa Kỳ.
Dù kín đáo thành công như dân gốc Ấn hoặc đã từng bị ngược đãi
như người gốc Hoa, hai cộng đồng thiểu số này không hề bị kỳ thị. Nếu dân Mỹ có
tinh thần kỳ thị chủng tộc, từ đám da trắng cực đoan chẳng hạn, thì hai cộng
đồng da màu đó phải bị chiếu cố trước tiên! Chuyện ấy không xảy ra. Các cộng
đồng da màu khác, như Phi, Việt, Miên, Lào cũng vậy.
Nếu Donald Trump muốn khai thác phản ứng kỳ thị của một thiểu số
da trắng, như ông đang bị xuyên tạc, thì tại sao cộng đồng di dân gốc Á lại lọt
ra khỏi tầm nhắm? Cho nên, vấn đề không thể là tinh thần kỳ thị di dân của
những người ủng hộ Donald Trump, hoặc là quốc sách của Tổng thống thứ 45.
Thế thì tại sao lại có sự quan tâm về dân Hồi giáo hay người gốc
Mễ? Câu trả lời thật ra cũng đơn giản.
Từ năm 2001, sau vụ khủng bố 9-11, Hoa Kỳ là quốc gia lâm chiến
với làn sóng Hồi giáo cực đoan trong một thế giới có hơn một tỷ 300 triệu theo
đạo Hồi.
Trong thời chiến, tâm lý quần chúng thường có ác cảm với người
dân xuất phát từ các nước đối thủ. Dân gốc Đức từng bị nghi ngờ như vậy trong
Thế chiến I và Thế chiến II. Không chỉ tâm lý quần chúng, chánh sách công quyền
cũng thế. Trong Thế chiến II, Chính quyền Franklin Roosevelt của đảng Dân Chủ
không chỉ nghi ngại mà còn ra lệnh tập trung các công dân Mỹ gốc Nhật vì sợ họ
là nội tuyến hoặc phá hoại hậu phương. Thời Chiến Tranh Lạnh, người Mỹ gốc Nga
hay gốc Đông Âu từ khu vực Xô viết cũng bị cơ quan FBI nghi ngờ theo dõi.
Việc nghi ngờ và canh chừng đối thủ trong thời chiến là điều
thường tình. Khi nghi ngờ thì nên canh chửng di dân xuất thân từ các quốc gia
đang khai chiến với Hoa Kỳ.
Sau 15 năm chiến tranh với một số lực lượng Hồi giáo, dân Mỹ có
thể nghi ngờ và chính quyền có bổn phận canh chừng. Chính quyền Barack Obama đã
có quyết định canh chừng đó khi nêu danh bảy nước Hồi giáo vào diện “đáng quan
tâm”, countries of concern, để thanh lọc di dân. Đấy là bảy nước trong sắc lệnh
của Tổng thống Donald Trump. Tại sao khi đó truyền
thông dòng chính không đả kích Obama tội kỳ thị Hồi giáo mà ngày nay người ta
nhao nhao chửi ông Trump?
Chuyện dân Mễ còn phức tạp hơn.
Chiến tranh Mỹ-Mễ đã bùng nổ nhưng kết thúc từ lâu. Người Mỹ
không nghi ngờ dân Mễ vì cuộc chiến đó dù dân số gốc Mễ đã lên quá 32 triệu
trong số 50 triệu thuộc diện “Hispanic hay Latino”. Ngày nay, chuyện dân Mễ
đang gây tranh luận chỉ vì hiện tượng di dân nhập lậu, và vì nỗ lực hợp pháp
hóa cư dân bất hợp pháp trong khi di dân vào ngả chính thức thì phải đợi nhiều
năm.
Quốc hội Hoa Kỳ đã có đạo luật quy định thể thức đón nhận di dân
chính thức, nhưng khi giới dân cử trong cơ chế lập pháp đó lại lấy những quyết
định trái ngược để xử lý khoảng năm triệu người Mễ đã đột nhập phi pháp bằng
cách bảo vệ họ và xuyên tạc những ai không đồng ý thì vì nhân nhượng ta cũng
phải nói đến tội đạo đức giả. Yếu tố kinh tế, là lợi ích của dân lao động bất
hợp pháp, là điều còn có thể bàn cãi, nhưng không thể là lý do xé luật được. Khi bộ máy công quyền còn uyên áo dùng chữ như “di dân không có
giấy tờ” (undocumented immigrants) để tránh nói đến “di dân bất hợp pháp”
(illegal immigrants) thì người Mỹ bình thường cũng có thể nổi đóa.
Phản ứng nổi đóa này không là phát minh của Donald Trump.
Ngược lại, nhiều người nổi đóa chống lại Donald Trump vì bầt cứ
lý do gì – nhiều lắm – thì lại có cơ hội nói nhảm về chuyện di dân. Một số khá
giả trong thành phần này thì chỉ biết tới di dân nhập lậu khi thuê người làm
trong nhà mà chẳng biết rằng họ sống trong cõi ảo và có khi ủng hộ việc hợp
pháp hóa thành phần phi pháp vì lý do kinh tế - cho đỡ tiền thuê gia nhân.
Gian hay ngoan thì tùy quan điểm!
Nhưng xã hội Mỹ có nhiều người nổi đóa và ủng hộ ông Trump không
vì họ là tỷ phú giàu có mà chỉ là đám trung lưu thấp. Công việc làm và lợi tức
của họ bị hoạn nạn từ lâu mà chẳng ai biết hoặc khỏi cần biết, nhưng khi “thành
phần quý tộc” và ưu tú của nước Mỹ đùng đùng bảo vệ đám di dân nhập lậu vì lý
do nhân đạo hay lý cớ kinh tế, có gia nhân và công nhân rẻ tiền, thì họ càng
nghi ngờ các chính khách “phải đạo” đã lo cho di dân hơn là công dân.
Mà vấn đề không chỉ có vậy.
An ninh của nước Mỹ bị đe dọa với di dân hay nạn dân Hồi giáo,
bản sắc của Hoa Kỳ cũng vậy, với di dân nhập lậu. Kỷ cương quốc gia là gì khi
biên cương được mở rộng cho những người không tôn trọng hay hãnh diện là công
dân Hoa Kỳ? Vì vậy, sâu xa hơn chuyện an ninh còn có vấn đề văn hóá. Hoa Kỳ có
còn là một quốc gia có bản sắc văn hóa riêng không khi nhận cả di dân bất hợp
pháp trong khi những người xin vào theo thủ tục chính thức thì đợi ở ngoài?
Hoa Kỳ đang có chiến tranh với nhiều người theo đạo Hồi và quyết
định hạn chế để thanh lọc mới chỉ nhắm vào bảy quốc gia trong số hơn 40 nước có
đa số dân chúng theo Hồi giáo. Từ đó mà nói nước Mỹ hay chính quyền Trump có
chánh sách kỳ thì Hồi giáo, người ta đã nhảy quá xa.
Hoa Kỳ cũng chỉ nêu vấn đề về di dân nhập lậu từ miền Nam và
đang có chánh sách di dân thực tiễn hơn, qua ngả chính thức. Chính quyền Trump
bị kẹt ở giữa hai sự phẫn nộ. Nguyên do phẫn nộ nào là chính đáng khi nước Mỹ
dưới thời George W. Bush đã muốn cải tổ chánh sách di dân, từ hơn 10 năm trước,
mà chưa xong?
Ai là người phá hoại nhu cầu cải cách đó?
Ý kiến bạn đọc
Lonely Samurai
Khách
totally agree,
02/02/201717:13:07
Kimlien le
Khách
Chí lý rạch ròi vô cùng, bài viết rất hay.
05/02/201721:53:52
Namphương
Khách
Chúng ta đang chửi CSVN vì chúng mở cửa biên giới cho Tàu Cộng
công khai xâm lăng biển đất dân Việt. Tại sao chúng ta chửi ông Trump (hay bất
cứ TT nào) đang có hành động bảo vệ quốc dân của họ? Câu hỏi là: khối Hồi Giáo
chủ hòa có thái độ nào hối tiếc hay xin lỗi thế giới vì những người anh em Hồi
quá khích của họ đã tàn sát khủng bố dân khác, hay là họ đang im như thóc. Sự
im lặng này có ý nghĩa gì? Đồng ý, ủng hộ, làm lơ ? Họ chỉ hò hét biểu tình đòi
mở cửa, đem thêm người Hồi vô, không cho thanh lọc. Đòi khuynh đảo, xóa bỏ luật
pháp Hoa Kỳ. Thái độ này càng làm thế giới chán ngán, tẩy chay họ thêm. Trách
được ai?
Thuấn
Khách
Ông Trump cần phải cẩn trọng và không hành
động vi hiến để bị bãi bỏ lệnh cấm làm mất danh dự của chính mình như chuyện
này!
Hành động của ông ta có hơi hướng độc tài, ảnh hưởng đến nhiều người, mà ông ta đơn phương đưa ra, không thảo luận với những chính khách liên hệ
Hành động của ông ta có hơi hướng độc tài, ảnh hưởng đến nhiều người, mà ông ta đơn phương đưa ra, không thảo luận với những chính khách liên hệ
03/02/201706:04:25
Phuong Nam
Khách
Bài viết này cần FW rộng rãi đến công đồng
người VN để mọi người hiểu rõ chính sách và đường lối của chính phủ Mỹ , nhất
là những người theo đảngDC
Cám ơn tác giả , đây một bài phân tích rất đáng tham khảo
Cám ơn tác giả , đây một bài phân tích rất đáng tham khảo
03/02/201704:19:40
Khách
Khách
Nếu đúng như tác giả dự đoán thì tốt. Chi e là
tên này chủ trương theo phái KKK; Hồi Giáo trước, Mễ tiếp theo. Sau đó là Đen,
rồi Vàng, ... Để cuối cùng là Trắng còn lại. Chừng đó cả đám vỡ mộng.
03/02/201703:49:09
Len Nguyen
Khách
Cám ơn tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa. Bài viết rất
giá trị thực tiển
.Đề nghị chuyển đến những Tiểu Bang có ý định kiện Tổng Thống Donald Trump.
.Đề nghị chuyển đến những Tiểu Bang có ý định kiện Tổng Thống Donald Trump.
03/02/201703:49:09
03/02/201703:10:25
Namphương
Khách
"Không có biên giới thì không có quốc gia". Ông Trump
nói đúng. VN có dám mở hết biên giới cho Miên Lào Thái chạy qua không? Mễ có
dám mở hết biên giới cho các nước Nam Mỹ khác chạy qua hỗn loạn không? VN tị
nạn ở đảo phải chờ thanh lọc rất lâu, ai có lý lịch liên quan CS thì khó vô Mỹ,
vì khối CS là kẻ thù của Mỹ tự do. Chúng ta phải giơ tay thề cùng phái đoàn Mỹ
là sẽ không có hành động nào làm hại đến nước Mỹ. Ai đã qua thủ tục này ở đảo
tị nạn hẳn là chưa quên. Như vậy, tại sao chống chính phủ Mỹ thanh lọc tị nạn
trung đông? An ninh quốc gia Mỹ phải đi đầu.
VN có chương trình nhập cư OPD, HO... thay thế nhập cư vượt biên, quá nguy hiểm cho người tị nạn. Thêm vào bọn buôn người lợi dụng cơ hội này, lấy tiền rồi đẩy dân tị nạn chui vô chỗ chết thảm. Như tụi CSVN lấy vàng cho bán chính thức vượt biên, như dân Mễ bị đám buôn người nhét vô xe bít bùng, bỏ giữa sa mạc chết vì nóng và khát, rất thảm. Tội ác này không nên tiếp tục. Dân Mễ nên như VN, bảo lãnh gia đình qua Mỹ theo đúng thủ tục. Tuy phải chờ nhưng an toàn hơn. Kể cả Trung Đông và các dân khác muốn vô Mỹ. Còn dân tội phạm các nước khác trốn qua Mỹ, Mỹ có quyền trục xuất về nước họ. Chính phủ Mễ cũng trục xuất dân tội phạm Mỹ về nước Mỹ. Đó là luật bang giao quốc tế, hợp pháp.
Hãy để cho chính phủ làm việc cần làm. Hành động hợp lý, hợp tình. Đòi an toàn cho cá nhân, quốc gia mà không cho hành pháp ra tay. Hỗn loạn vô kỷ luật, bạo động lắm mồm. Đến khi khủng bố vô trong nhà rồi, nổ cho mấy quả bom thì lại sợ hãi nằm lăn ra khóc sướt mướt, run như cầy sấy... rồi kêu la sao chính phủ không bảo vệ? Xin lỗi, quý vị đòi mở cửa biên giới mà, phải không? Khủng bố Hồi đã có kế hoạch đột nhập nước Mỹ từ hướng Nam Mỹ, theo di dân Mễ. An ninh quốc gia đã có tin này, nhiều năm nay rồi.
VN có chương trình nhập cư OPD, HO... thay thế nhập cư vượt biên, quá nguy hiểm cho người tị nạn. Thêm vào bọn buôn người lợi dụng cơ hội này, lấy tiền rồi đẩy dân tị nạn chui vô chỗ chết thảm. Như tụi CSVN lấy vàng cho bán chính thức vượt biên, như dân Mễ bị đám buôn người nhét vô xe bít bùng, bỏ giữa sa mạc chết vì nóng và khát, rất thảm. Tội ác này không nên tiếp tục. Dân Mễ nên như VN, bảo lãnh gia đình qua Mỹ theo đúng thủ tục. Tuy phải chờ nhưng an toàn hơn. Kể cả Trung Đông và các dân khác muốn vô Mỹ. Còn dân tội phạm các nước khác trốn qua Mỹ, Mỹ có quyền trục xuất về nước họ. Chính phủ Mễ cũng trục xuất dân tội phạm Mỹ về nước Mỹ. Đó là luật bang giao quốc tế, hợp pháp.
Hãy để cho chính phủ làm việc cần làm. Hành động hợp lý, hợp tình. Đòi an toàn cho cá nhân, quốc gia mà không cho hành pháp ra tay. Hỗn loạn vô kỷ luật, bạo động lắm mồm. Đến khi khủng bố vô trong nhà rồi, nổ cho mấy quả bom thì lại sợ hãi nằm lăn ra khóc sướt mướt, run như cầy sấy... rồi kêu la sao chính phủ không bảo vệ? Xin lỗi, quý vị đòi mở cửa biên giới mà, phải không? Khủng bố Hồi đã có kế hoạch đột nhập nước Mỹ từ hướng Nam Mỹ, theo di dân Mễ. An ninh quốc gia đã có tin này, nhiều năm nay rồi.
03/02/201702:37:35
Trọng Nhân
Khách
Cộng đồng V. ngữ nên đọc trước khi nhảy bổ xuống đường làm
chuyện khờ dại - con bù nhìn của đám con buôn chính trị
Cảm ơn
Cảm ơn
02/02/201723:55:48
hong nguyen
Khách
Quá chí lý!
02/02/201723:20:23
Steven Brown
Khách
Cảm ơn anh Nghĩa giải thích những khía cạnh của việc này rất rõ
ràng.
Sáu
Sáu
02/02/201721:18:32
Hoa Vo
Khách
Đảng dân chủ năm nay đi quá xa, thí dụ luật nầy chỉ cấm Syria
thôi, còn 7nuớc kia chỉ hạn chế để xắp xếp nhân sự xong rồi bắt đầu sau ba hoặc
bốn tháng, có gì đâu mà làm náo loạn. Nhà có rào, có cửa còn quốc gia cũng có
biên giới có cổng, muốn ra vào phải có luật pháp theo quy định, tôi là người
vượt biển cũng phải theo quy định của nước mình định xin đến, chớ đâu đi ngang
được, nếu nhà quí vị ai làm gì không hỏi thì quí vị tính sao? Cám ơn bài viết
nầy của tác giả.
Mỹ và thế giới sẽ điêu tàn nếu Hillary Clinton
lên làm Tổng Thống Hoa Kỳ.
Được làm vua, thua biểu
tình!
Ông Bút
Trước đây đi tới đâu, trong cộng đồng, đều nghe đồng hương tán thán: “Người Việt mình không học gương người Mỹ. Khi tranh cử, những ứng cử viên đấu đá, bới móc, chỉ trích nhau kịch liệt, sau bầu cử họ bắt tay nhau, cùng chung xây dựng đất nước. Người Việt mình không bằng góc người Mỹ.”
Lời tán thán chí lý, đáng nghiền ngẫm, lớp người lớn ngã mũ chịu thua rồi, chỉ mong lớp trẻ lớn lên học được điều tốt đó, từ đất nước văn minh, dân chủ nầy.
Nhưng sau bầu cử Tổng Thống thứ 45 Hoa Kỳ, coi bộ dân Mỹ tiêm nhiễm dân Việt. Được làm vua, thua xuống đường biểu tình.
Năm 1998 vợ chồng tôi mua căn nhà ở Stone Mountain, hai bên, đằng trước và sau nhà toàn Mỹ trắng, đi ra, đi vào gặp họ cũng: Hế lô, Good morning, How are you đàng hoàng, ngày tháng cắm cúi làm, đến chừng xem lại, họ lặng lẽ dời nhà đi từ bao giờ mất tiêu, thế lại chủ nhà mới người da màu...tìm hiểu phần đông những xóm khác cũng vậy. Khi mình mua được căn nhà hai trăm ngàn, họ dời qua xóm 3, 4 trăm ngàn và hơn nữa, cho đến khi họ vào ẩn cư trong nông trại, hoặc các trại chăn nuôi. Vậy họ tiêm nhiễm mình sao được kìa?!
Chẳng biết họ có gần được mực không, xem ra họ đang “trắng” như cựu TT Obama. Đại khái người ta biểu tình:
- Không chấp nhận TT Donald Trump là tổng thống của họ (những người biểu tình)
- Chống sắc lệnh đình chỉ tạm thời nhập cư, từ 7 nước có nhiều khủ bố. Điều này họ gọi TT Trump kỳ thị tôn giáo (Hồi Giáo)
Mấy bà biểu tình vì:
- Ông Donald Trump, có lời nói xúc phạm phụ nữ, người ta lấy bằng chứng có thu âm lời ông Donald Trump, từ thời còn trai trẻ, nói trong phòng thay quân áo trên xe bus.
- Ông chê bai người thi hoa hậu “mập.”
- Người phụ nữ khác lên tiếng tố ông ta sờ vào chỗ “kín”
- Không tôn trọng quyền phá thai của phụ nữ.
Những lý do biểu tình, xem ra qúa ngớ ngẩn, sau bẩu cử, ƯCV đắc cử là TT của cả nước, kể cả những người bất tín nhiệm ông ta trong bầu cử, tuy nhiên nếu tiếp tục biểu thị thái độ bất tín nhiệm, là việc cá nhân, dù cá nhân ấy cả triệu người.
Đình chỉ tạm thời nhập cư, để chấn chỉnh an ninh nội địa, việc làm thường tình của một quốc gia, khi thấy sinh mạng người dân bị đe dọa, nền an ninh chưa được vững chắc, nên chưa sẵn sàng đón nhận, thời hạn từ 3 - 4 tháng, thời gian cần thiết đủ để điều tra đối tượng nhập cư thuộc thành phần nào, và cần chấn chỉnh hệ thống từ Cảnh Sát đến Tình Báo, ngành An Ninh vv...
Xúc phạm phụ nữ?
Khi gọi là xúc phạm, ông ta còn là người dân thường, hành vi này thuộc hạnh kiểm cá nhân, dĩ nhiên hạnh kiểm xấu, chỉ cần vài bài báo ông ta phải thức tỉnh. Xúc phạm đáng biểu tình, nên dành cho cựu TT Bill Clinton, ông ta lôi gái vào Tòa Bạch Ốc chơi, ông gọi điện thoại bàn về việc nước, dưới chân ông có một chân dài núp dưới gầm bàn, tất cả việc này khi ông Bill Clinton đương kim TT Hoa Kỳ, đây mới chính là hình ảnh, việc làm khinh thường phụ nữ. Chưa nói ông TT Bill Clinton chối tội, chính phủ phải chi tới 48 triệu Dollar để điều tra.
TT Donalp Trump không tôn trọng quyền phụ nữ phá thai? Đó là TT có lòng nhân ái, vì điều này ông mất hàng triệu lá phiếu tín nhiệm, bù lại hàng triệu trẻ em vô tội được cứu sống, hàng triệu trẻ em này phải đợi 17 năm sau mới có quyền bầu cử, khi ấy ông ta đã là cựu TT già nua. Nhưng biết đâu hàng triệu trẻ em, sẽ là những nhân tài, nối tiếp ý chí Donald Trump và ông cha của nó, làm cường thịnh nước Mỹ, hay ít ra chúng nó là những công dân đàng hoàng, thay thế cho 11 triệu cư dân đang nhập lậu.
Những điều trên là lý do biểu tình, còn nguyên nhân nằm ở chỗ khác.
Trước bầu cử, không riêng bà Hillary Clinton, và đảng Dân Chủ, tin mười mươi, TT 45 chắc như bắp chính là bà Hill, không có gì trở ngại. Tiệc mừng đặt sẳn, hàng triệu áo thun in hình bà TT đã ra lò. Bản thân bà từng làm ngoại trưởng Hoa Kỳ, chức vụ cao tột bật trong chính phủ, từng Thượng Nghị Viện, sau lưng bà một cựu TT, một đương kim TT, cùng phu nhân bỏ việc, đi khắp nơi đánh phèn la hỗ trợ bà, chưa hết 57 cơ quan truyền thông “dòng chính” phò bà hết cỡ, chửi, chê ông Trump tận cùng bằng số, chỉ có 2 tờ báo uống mật gấu, ủng hộ ông ta thôi. Thế mà rớt cái đụi, đau hơn thiến, không thuốc tê, chẳng kịp gây mê. Đau quá hoá khùng. Một anh học trò học giỏi, thông minh, chăm chỉ, đặt hết hy vọng vào kỳ thi, đến chừng xem bảng, không thấy tên mình, dò thật kỷ, anh học trò tụt quần tỉnh bơ, tưng tửng xuống đường.
Một cái bằng Tú Tài, khùng được, cái ghế TT Hoa Kỳ, bà Hill và đảng Dân Chủ khùng là chánh đáng, quá chánh đáng mới đúng.
Vì thế hết ông Obama tuyên bố ủng hộ biểu tình, đến bà Hill ra thông báo kích động phụ nữ xuống đường biểu tình, “đòi nữ quyền”. Ôi Thánh Ala ơi, phụ nữ Mỹ chỉ thiếu duy nhất một quyền mà thôi, đó là quyền lên trời chơi cho mát! Ngoài ra không thấy thiếu, chứ đừng nói mất. Mấy bà muốn phá thai? Uí cha cha, mấy bà cứ phá, phá 1 chứ 10 cái thai, đố ai dám cấm? Có điều rằng chính phủ hiện nay không dật dờ, chi tiền cho mấy bà phá thai mà thôi! Chính phủ chỉ trả tiền, khi có sự yêu cầu của bác sĩ, vì sức khoẻ của người mẹ, vì bào thai gặp trở ngại, không thể tiếp tục nuôi dưỡng.
Ông kia cô đơn độc mã, bạc tiền thua xa bà Hill, ngay như đảng Cộng Hòa cũng không muốn về phe với ông. Vậy tại sao ông làm thiên hạ điên.... đảo?
Hãy so sánh chiến thuật, chiến lược vận động bầu cử, của hai ƯCV, để biết ai thực tài.
Tại tiểu bang Wisconsin, bà Hill quá tin tưởng, sẽ dồn phiếu cho mình, vì từ 30 năm qua, chưa một lần bang này dành phiếu cho Cộng Hòa, ông Trump lại không xứng đáng đối thủ, nên không một lần vận động tại đây, ông Trump âm thầm đánh úp Vùng Đại Hồ, đem lại chiến công oanh liệt đầu tiên, trong đêm bầu cử.
Người không muốn học, có bài học cũng dư thừa!
Năm 2008 bà Hill và ông Obama tranh cử, vì nghĩ rằng tiêu bang Iowa, chỉ có 1% dân da đen, 99% da trắng, ông Obama thua chắc. Nhưng sự thật như sét đánh ngang mày, bà bỏ ngõ bang này, một địa điểm chiến lược hết sức quan trọng.
Tám năm trước, bang Iowa với đối thủ Obama, 8 năm sau tương tự ở Wisconsin, với ƯCV Donald Trump. Một bài học nghìn tỷ, nhưng vô dụng đối với người không có mắt, hoặc có như mù!
Ngược lại tại thủ đô Washington DC, biết chỉ có 3 phiếu cử tri đoàn, nhưng mục đích làm ê mặt đối thủ, bà vận động hết cỡ, bà quên mất kẻ ê mặt, chính là kẻ bị lọt dưới vũ đài chính trị.
Thêm một sai lầm chết người khác: Ở những bang: Cali, Nevada và Colorado, chắc chắn tín nhiệm Dân Chủ, bà tận lực, dốc hết sức vào đây. Ông Donald Trupm, biết bà ưa bạc cắc (phiếu phổ thông) ông lặn lội vào “vùng sâu, vùng xa” nơi năm ăn, năm thua, như: Michigan, Pennsylvania, và Ohio. Tích thiểu thành đa, bà kia rủng rỉnh bạc cắc, ông Trump vác về bao tời bạc trăm (phiếu cử tri đoàn), bà kia thấy nhiều bạc cắc, hô hoán bao tiền bên tui nặng hơn, nghĩa là phiếu phổ thông dành bà Hill nhiều hơn, ông Trump cười:
Thì tôi dám cãi bà đâu, bao tiền bà nặng vì nhiều bạc cắc hơn bên tôi, bên tôi bạc trăm không hà!?
Mỹ bầu cử theo luật căn cứ phiếu cử tri đoàn, mà bà Hill và đảng dân chủ còn ngạc nhiên!!!
- Họ đòi đếm phiếu lại, thích thì chiều, ông kia lại tăng phiếu mới chết chứ!!
- Họ chuyển qua họ Đỗ, đổ thừa tại...tuốt bên Nga!
Từ đây họ say men chiến bại, hè nhau xuống đường biểu tình!
Báo chí là ông trời cha ở xứ Mỹ, dốc lòng nhận tiền của bà kia, nghĩ rằng họ độ trì cho ai, người đó phải được, làm gì có chuyện ông nọ đắc cử? Bây giờ sự thật quá phũ phàng, họ phao tin nhảm, kích động biểu tình.
Tượng Martin Luther, còn ngời ngời trong Tòa Bạch Ốc, báo phao tin “TT Donald Trump dời đi chỗ khác rồi” làm người ta nhảy dựng. Những năm đầu thập niên 1963,
chính những ông trời cha này, bịa đặt nói xấu chế độ đệ nhất Cộng Hòa, tiếp theo những năm đầu 1970, báo chí xách động chống TT Nixon, chống chiến tranh Việt Nam, nhưng xu thế thời ấy khác xa bây giờ, chưa nói sự tiến bộ của Internet, chỉ cần 1 giây, sự thật tượng Luterking vẫn nguyên vị trí. không thể giở trò ba xạo được.
Bên Cali cũng có vài ba “trí thức Việt” đang kêu gào: “Tâm thư kêu gọi người Việt xuống đường đấu tranh, trước những đổi thay của nước Mỹ”!! Không biết mấy người này, xưa rày có từng đấu tranh cho Việt Nam, lần nào chưa? Hay đến bây giờ mới hưỡn?
Có một ông Linh Mục buồn cười, hãy đọc tựa đề bài báo:
“Linh mục Việt nói với Trump: Hãy lấy quốc tịch Mỹ của tôi mà cấp cho một người Syria”. (báo Viễn Đông daily)
Tôi biết đạo Công Giáo, có đức vâng lời, một ông LM mà gọi TT bằng Trump, là không phải phép rồi, hơn nữa chắc ông phải biết luật pháp không có quyền lấy quốc tịch người này, đem cho người kia, quốc tịch không phải ổ bánh mì, thưa ngài Linh mục.
Trước đây báo chí Mỹ chửi, chê ông Trump như mưa sa, người dân Mỹ vẫn tỉnh táo xử dụng lá phiếu của mình. Cộng Hoà 8 năm trước, bàn giao cho Dân Chủ thế nào? Bây giờ cứ mặc sức biểu tình, để người dân thêm tỏ tường. Ai yêu ghế, ai yêu nước.
Những người biểu tình chống TT Donald Trump, nên qua Việt Nam, tìm bọn Huỳnh Tấn Mẫm, Thích Trí Quang, học hỏi, đi cho sớm kẻo đám này sắp theo Mao, Hồ rồi đó.
16/02/2017
Ông Bút
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
VC kill in action