Giám đốc FBI 'bác' cáo buộc
Obama nghe lén
- 6
tháng 3 2017
Giám đốc FBI James Comey bác cáo buộc của Tổng thống Mỹ Donald
Trump hôm 4/3 rằng người tiền nhiệm Barack Obama nghe lén điện thoại của ông
ta, truyền thông Mỹ cho hay.
Ông Comey được ghi nhận yêu cầu Bộ Tư pháp Mỹ bác cáo buộc ông
Obama đã ra lệnh nghe lén điện thoại trong chiến dịch tranh cử năm ngoái.
Ông được cho là yêu cầu cải chính thông tin này vì nó ám chỉ rằng
FBI phạm luật.
Động thái này được New York Times tường thuật và NBC xác nhận.
Bộ Tư pháp không đưa ra bất kỳ thông cáo nào về vụ việc.
Truyền thông Mỹ dẫn lời các quan chức nói rằng ông Comey tin là
không có bằng chứng cho cáo buộc của ông Trump.
Tổng thống Trump không đưa ra bằng chứng cho cáo buộc rằng điện
thoại tại Trump Tower bị nghe lén hồi năm ngoái.
New York Times và NBC tường thuật vụ việc trong bối cảnh Nhà Trắng
kêu gọi Quốc hội mở cuộc điều tra về việc liệu chính quyền Obama có lạm dụng quyền
hạn.
Cả Quốc hội và FBI hiện đang điều tra mối liên hệ giữa chiến
dịch tranh cử của Trump và giới chức Nga, sau khi các cơ quan tình báo Mỹ nhận
định rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử để giúp ông Trump giành chiến thắng.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer cho biết tin tức về điều tra
khả năng động cơ chính trị ngay trước cuộc bầu cử năm 2016 là "rất đáng lo
ngại".
Thông cáo của Devin Nunes, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ,
cho biết tổ chức này sẽ "điều tra về việc liệu chính phủ có tiến hành theo
dõi bất kỳ quan chức tham gia hoặc người phát ngôn của chiến dịch tranh cử hay
không".
Thông cáo của Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Richard Burr,
người của đảng Cộng hòa, cho hay tổ chức này sẽ "theo đuổi các chứng cứ
tới cùng".
Ông Comey có mối quan hệ không suôn sẻ với ông Trump.
Tháng 7/2016, sau khi ông tuyên bố không tán đồng việc buộc tội
hình sự đối với bà Hillary Clinton về việc dùng email, ông bị ông Trump bài
bác.
Trump đòi mở điều tra
việc Obama "nghe lén"
Ông Obama và Trump (T) tại lễ nhậm chức của tân tổng thống Mỹ,
ngày 20/01/2017.REUTERS/Carlos Barria/File Photo
Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi cáo buộc ông Barack Obama nghe
lén, hôm Chủ nhật 05/03/2017, đã dấn thêm một bước qua việc đề nghị Quốc Hội, trong
khuôn khổ cuộc điều tra về khả năng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử vừa qua, xác
định xem chính quyền Obama có hành động vượt quá quyền hạn hay không. Tuy nhiên
mọi người đều tỏ ra nghi ngờ về tính xác thực của những cáo buộc này. Trong khi
đó các vụ tội phạm và bạo động kỳ thị chủng tộc tăng cao tại nước Mỹ trong
những tuần lễ gần đây.
Theo New York Times, giám đốc FBI James Comay đã có hành động hiếm
thấy là yêu cầu bộ Tư Pháp công khai cải chính các cáo buộc « không
hề dựa trên một chứng cớ nào ». Trước đó, ông James Clapper, người
đứng đầu ngành tình báo Hoa Kỳ (DNI) dưới thời Barack Obama cũng khẳng định cả
17 cơ quan tình báo Mỹ « không hề nghe lén Donald Trump
».
Những ngày gần đây, lại có thêm một nghĩa trang Do Thái thứ ba bị
phá hoại, một người Sikh bị bắn ngay trên đường phố…Trong bối cảnh đó, tuần này
ông Donald Trump sẽ ra một sắc lệnh mới có sửa chữa, ngăn cản công dân nhiều
nước Hồi giáo nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Một biện pháp đang gây chia rẽ nước Mỹ và
làm tăng thêm căng thẳng trong xã hội.
Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier tường trình :
« Không khí thù hận đã được tạo ra không loại trừ một ai ». Một
đại diện của cộng đồng người Sikh đã phát biểu như trên sau vụ một đồng hương
bị tấn công bằng súng, cho thấy cảm tưởng này ngày càng lan rộng tại Hoa Kỳ.
Hầu như mỗi ngày, tin tức từ khắp nơi trên mọi miền đất nước đều
cho thấy những hành động kỳ thị nặng nề, nhắm vào bất kỳ ai. Chẳng hạn đây là
lần thứ hai xảy ra một sự kiện bi thảm đối với một công dân gốc Ấn : cách đây
vài ngày một người Ấn Độ đã bị giết chết vì hung thủ ngỡ rằng nạn nhân là một
người Hồi giáo. Người Do Thái cũng bị đặc biệt nhắm đến : hàng trăm ngôi mộ tại
ba nghĩa trang đã bị phá hoại, và các vụ báo động tăng cao tại các trường học
và cơ sở cộng đồng ở 36/50 tiểu bang.
Cho dù mỗi vụ tấn công hoặc phỉ báng đều khác nhau, không phải do
cùng một loại thủ phạm gây ra, nhưng vấn đề là việc tranh cử của Donald Trump
đã mang lại sân chơi chưa từng có cho những người da trắng kỳ thị. Lần đầu
tiên, các nhóm cực đoan đã chính thức ủng hộ một ứng viên Cộng Hòa, và hiện nay
tại Nhà Trắng, ông Trump cũng chưa hề vội vã lên án các hành động kỳ thị chủng
tộc. Ngược lại, những tuyên bố luôn nảy lửa của ông Trump, chủ yếu chống lại
người gốc Mỹ la-tinh hay người da đen, thường xuyên gây tranh cãi ».
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
VC kill in action