Subject:
TT Trump muốn mua Greenland để kiềm chế TC ở Bắc Cực?
TT
Trump muốn mua Greenland để kiềm chế TC ở Bắc Cực ?
Đề xướng của TT Trump được
cho là
tín
hiệu gửi tới TC rằng:
Mỹ coi Greenland là vùng
chiến
lược đặc quyền cho “đấu trường” Bắc Cực.
Ý tưởng mua
Greenland từ Đan Mạch mà Tổng thống Mỹ
Donald
Trump đưa ra hồi tháng trước khiến nhiều nhà Phân tích
cho rằng: Đó là vì Mỹ đang lo ngại về vai trò ngày
càng gia tăng của
TC, sự cạnh tranh quyết liệt của Nga, và sự phân chia chính
trị ở Bắc Cực.
Đảo Greenland có rất ít cư dân sinh sống và
là một trong những vùng đất có mật độ dân số thấp nhất thế giới - Ảnh: REUTERS
Sự gia tăng ảnh hưởng của
TC:
Trong những năm qua, chính
quyền các vùng tự trị của Đan Mạch như
Greenland và quần đảo
Faroe đều ngày càng ngả theo TC vì các thỏa thuận thương
mại.
Đây là một yếu tố quan
trọng khi TC ngày càng gia tăng
ảnh hưởng chiến lược
ở khu vực sân sau chung của châu Âu, Bắc Mỹ, và Nga.
Greenland là một mối
quan tâm đặc
biệt đối với Tòa Bạch Ốc,
và Ngũ Giác Đài
bởi nơi đây có
Căn cứ Không quân Mỹ Thule, nằm xa hơn về phía Bắc
Cực, từng là tuyến
đầu của
hệ thống phòng vệ trong thời Chiến tranh Lạnh.
Ngày nay, hòn đảo này vẫn
có tầm quan trọng chiến lược đối
với hệ thống cảnh báo
sớm hỏa tiễn đạn đạo của Mỹ, vì lộ trình
ngắn nhất từ châu Âu tới
Bắc Mỹ đi qua vùng lãnh thổ phủ đầy
băng tuyết, và giàu
nguồn tài
nguyên này.
Greenland nằm giữa Bắc
Băng Dương và Đại Tây Dương, xung quanh là Mỹ, Canada, Nga, Phần Lan, Na
Uy, Iceland, Thụy Điển. Ảnh: Britannica.
“Dù rất khó nói nguyên cơ
của Tổng
thống Trump là gì,
nhưng ông có vẻ như
ông ấy luôn
cân nhắc yếu tố
TC trong đề xướng mua đảo Greenland”, một nhà Ngoại giao giấu tên
tại
Bắc Kinh TC cho biết.
Mỹ có vẻ như sẽ tăng
cường hiện
diện tại Greenland
trong tương lai, nhà Ngoại
giao này
nhận định.
Hồi tháng 5 vừa qua, Ngoại
trưởng Mỹ
Mike Pompeo
đã cáo buộc TC và Nga đã khơi mào cuộc chiến
giành quyền lực chiến
lược ở Bắc Cực, và mô tả cách hành xử của
TC ở đây là gây hấn.
Năm 2017, Greenland tỏ ra
quan tâm tới việc để một công ty nhà
nước TC xây
dựng 2 phi trường.
|
Thủ hiến của hòn đảo này đã
bay tới Bắc Kinh TC để kêu gọi hỗ trợ
tài chính.
Khi đó,
chính quyền Đan Mạch mới vào cuộc, dưới sức ép của Mỹ, và miễn
cưỡng đồng ý cung cấp tài chính cho các dự án
ở Greenland từ ngân sách quốc gia.
“Đề xướng mua đảo
Greenland có thể
được coi mà một
tín hiệu rất rõ ràng tới cả
TC và Đan Mạch rằng: Greenland là một phần trong
vùng chiến
lược riêng biệt của Mỹ”, ông nói.
Bài học từ Faroe:
Tương tự Greenland, chính
quyền quần
đảo Faroe –
một quần đảo nằm giữa
Scotland, Na
Uy, và Iceland –
cũng sẵn sàng hợp tác
với TC, nhưng là vì một mục đích khác.
Không giống như
Greenland, Faroe
không có các
phong trào tự trị kêu gọi
độc lập khỏi Đan Mạch ở thời điểm này.
Đây cũng là yếu tố khiến
mối quan hệ tổng quát của Faroe với
Copenhagen suôn sẻ hơn so
với Greenland.
Tháng 9 này, chính quyền
Faroe sẽ
mở văn phòng
Đại diện ở Bắc Kinh TC, nằm
trong Đại
sứ quán Đan Mạch.
“Ưu tiên hàng đầu của
chúng tôi
là có một thỏa thuận
thương mại với
TC”, Sigmundur
Isfeld, Đại diện
của quần đảo Faroe ở Bắc
Kinh TC cho
biết.
Với Na Uy – một nhà cạnh
tranh chiến
lược của Faroe trong ngành ngư nghiệp
và xuất cảng, mà
cũng đang
để mắt tới một thỏa thuận tương tự với TC.
“Đây là một thách thức với
chúng tôi… chúng
tôi cần phải vào cuộc càng sớm càng tốt”,
ông Isfeld nói.
Mặc dù là một phần của Đan
Mạch,
quần đảo Faroe lại không thuộc Liên
minh châu Âu, và do đó phải
thiết lập các thỏa thuận
thương mại
riêng biệt với các nước khác nhau.
“Ví dụ, có một thỏa thuận
đối tác kinh
tế EU-Nhật Bản.
Nó sẽ bao gồm tất cả
các nước thành viên EU, nhưng sẽ không
bao gồm cả quần đảo
Faroe”, ông Isfeld nói.
Về phần mình, TC
đã tìm cách gia tăng ảnh hưởng văn hóa và kinh tế ở Faroe,
quần đảo có dân
số 52.000 người.
Huawei, công ty viễn
thông
hàng đầu của TC, đã làm việc với các nhà
cung cấp viễn thông chính
trên hòn đảo này 4
năm qua, và
được cho là sắp hoàn tất kế hoạch phát triển
mạng 5G trên khắp quần đảo này.
Tham vọng của TC ở Bắc Cực:
Với dân số khoảng 56.000
người, Greenland là một trong những
đối tác thương mại
của TC.
Trong 7 tháng đầu năm
2019, thương mại song phương ở mức
126 triệu USD, chính
yếu là TC nhập cảng cá với số lượng lớn từ Greenland.
Nỗ lực của TC
trong những năm gần đây nhằm gia tăng ảnh hưởng ở
Greenland
đã có lúc gặp phải
những rào cản.
Năm 2016, một công ty khai
mỏ của TC bày tỏ quan tâm, đến việc tiếp quản một cảng
biển
bị bỏ hoang ở Gronnedal,
nhưng đề
xướng này bị chính phủ Đan Mạch đã từ chối.
Một công ty xây dựng khác
do nhà
nước TC quản lý cũng đã từng đề xướng xây phi trường ở
Greenland,
nhưng đã rút lại đề xướng
trong năm
2019.
Tuy nhiên, CS Bắc Kinh
không ngừng nuôi
tham vọng.
Đầu năm
nay, TC tìm cách chiếm vai trò ảnh hưởng trong lĩnh vực xuất cảng
ở
Kvanefjeld (Greenland), một
trong những điểm có trữ lượng lớn nhất thế giới về đất
hiếm và urani, bằng
cách thành lập liên doanh trong việc hành xử, và xuất cảng nguồn
tài nguyên này.
TC cũng thể hiện
rõ tham vọng chiến lược ở khu vực:
Năm ngoái, nước này công
bố chiến
lược con đường tơ lụa Bắc Cực, với kế hoạch
tạo nền tảng
cho những
mục tiêu phát triển tương lai trong khu vực, trong đó có khoa
học, thương
mại, bảo tồn môi
trường, và
khai thác khoáng sản.
Nước này cũng liên kết các
lợi ích
Bắc Cực với Sáng kiến Vành đai và con đường.
Các công ty TC đang được khuyến
khích trình thử nghiệm thương mại
để đánh giá tính khả thi.
Anders Rasmussen, Cựu Thủ tướng Đan Mạch
và từng là Tổng thư ký NATO,
trong một bài viết trên
Tạp chí
Atlantic tháng trước có nói rằng:
“Các
núi băng tan sẽ mở cửa cho vận tải biển ở Bắc Cực, các vùng
biển Bắc Cực nhiều
khả năng sẽ trở thành
một điểm
sáng mới trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa
các cường quốc trong bối
cảnh biến
đổi khí hậu đang thay đổi thế giới của chúng ta”.
“Đó là tình huống đáng
tiếc, nhưng
không thể tránh được”, ông Rasmussen nhận định.
Bên cạnh đó còn phải nói tới khả năng mở ra hải lộ mới trên
Bắc Băng Dương, có thể rút ngắn thời gian hành trình từ Âu sang Á tới 40%. (Ảnh:
CNN)
Theo ông Rasmussen, cả
Nga và TC đều quan tâm đến việc có chỗ đứng ở Greenland,
để mở rộng ảnh
hưởng ở khu vực Bắc Cực.
Thay vì là một nguồn
cơn tranh
cãi, Greenland nên làm rõ có những lợi ích chung
mà Mỹ và Đan
Mạch có
thể có được.
Hoàng Phạm (biên dịch).
Hết.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
VC kill in action