X


TT Mỹ Trump viết lời ủng hộ người VN biểu tình chống bọn CSVN Đừng sợ bọn qủi dữ



Saturday, 31 December 2016

Trung Cộng Chết Vì Mỹ



Show original message



 

Trung Cộng Chết Vì Mỹ

Vi Anh
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump ngày 21/12 đã đề cử Ô. Peter Navarro giáo sư kinh tế thương mại chống TC hết mình, tác giả cuốn sách “Chết vì Trung Quốc,” được làm thành phim, làm Chủ Tịch Hội đồng Thương mại Quốc gia của Tòa Bạch Ốc. Bộ tham mưu lập nội các của TT Trump nói Ô. Navarro là một kinh tế gia có viễn kiến, có thể phát huy các chính sách thương mại giúp giảm thâm thủng mậu dịch, mở rộng tăng trưởng, và chấm dứt tình trạng chảy máu công ăn việc làm của Mỹ ra nước ngoài. Việc bổ nhiệm Ô Navaro là "thể hiện quyết tâm của Tổng thống tân cử để làm cho ngành sản xuất của Mỹ vĩ đại một lần nữa".

Ô. Navaro có hai tác phẩm đã xuất bản, The Coming China Wars (Chiến tranh Trung Quốc sắp đến) và Death by China (Chết vì Trung Quốc), trong đó ông chỉ trích gay gắt chính sách của TC.

Ông cũng từng làm cố vấn cho ông Trump trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống của Ô Trump. Báo San Francisco Chronicle cho biết Ô. Navarro đã gặp ông Trump sau khi xuất bản cuốn sách đầu tiên và trở thành cố vấn chính sách cao cấp cho chiến dịch của ông này. Giáo sư Navarro cũng từng gợi ý Mỹ cần hỗ trợ Đài Loan bằng một chương trình phát triển tàu lặn để phòng ngừa TC.

Nhưng việc TT Trump bổ nhiệm Ô. Navaro làm Chủ Tịch Hội đồng Thương mại Quốc gia là một cú bất ngờ, như sét đánh ngang mày TC khiến Bắc Kinh chới với.

Ông Navarro là giáo sư ngành kinh thương của Đại học California ở Irvine (University of California Irvine), và viên phụ khảo của ông là Thạc sĩ Greg Autry chuyên gia về Trung Quốc Greg Autry từng phát động phong trào chống hàng hoá và ngoại thương của TC rất qui mô và sâu rộng thời TT Obama. Hai Ông từng mở cuộc hội thảo khi ra mắt hai cưốn sách “Death By China - Confronting the Dragon - A Global Call to Action,” (Chết vì Trung Quốc – Đối phó Với Con Rồng). Hai vị cảnh báo khẳng định: “Hòa bình, thịnh vượng, và sức khỏe của thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức quốc xã: (đó là) một đảng Cộng Sản Trung Quốc hùng mạnh, giàu có, thối nát và trở nên táo bạo hơn vì chủ nghĩa dân tộc cực đoan mỗi ngày một tăng.” Hai tác giả báo động đỏ cho Mỹ, Mỹ sẽ chết vì Trung Cộng nếu tình hình này tiếp diễn. TC sản xuất, xuất cảng, bán rẻ mạt hàng hóa, đồ ăn thức uống độc hại giết dân chúng của các nước. Như sữa có độc chất melamine, quần áo trẻ em dễ cháy, thuốc aspirin có độc tố, thuốc Lipitor và Viagra giả, nước ngọt có arsenic, trà có chì, nôi trẻ sơ sinh dễ gẫy, điện thoại di động pin dễ nổ gây thương vong, vòng đeo cổ và đồ chơi có chất làm nghẹt thở, v.v...

TC ngầm phá hoại làm liệt bại nền kinh tế của các nước. TC luồn lách các qui định của WTO để thu lợi trong ngoại thương và bảo vệ kỹ nghệ nội địa, bằng cách tài trợ cho các công ty TC để cạnh tranh với các công ty ngoại quốc. Họ sản xuất hàng giả, hàng nhái. Họ kềm giá công nhân biến thành lao nô để giá thành hàng made in China thấp bán rẻ hầu cạnh tranh thắng lợi Tây Phương.

Mỹ bị TC cướp nhiều việc làm. Trong vòng 10 năm qua, Trung Cộng (TC) lấy đi của Mỹ mỗi năm 1 triệu công ăn việc làm. Trong 13.9 triệu người Mỹ đang bị thất nghiệp, có 10 triệu việc bị mất ở Mỹ vì chuyển sang Trung Quốc. TC cướp 40% công ăn việc làm của Mỹ. TC làm chết hơn 70% kỹ nghệ dệt của Mỹ. Từ khi TC vào WTO năm 2001, kỹ nghệ bàn ghế, hóa chất, giấy, sắt, bánh xe, của Mỹ phải đóng cửa phân nửa. Vì vậy thâm thủng mậu dịch hàng năm của Mỹ lên đến gần $1 tỷ Đô!.

TC còn dùng gián điệp người và tin tặc ăn cắp bí mật kinh tế, chánh trị, quân sự, khoa học kỹ thuật của Mỹ và các nước Tây Âu đã tốn hàng tỷ tỷ Đô la để nghiên cứu. TC còn ép buộc các công ty muốn vào làm ăn ở TC phải chuyển bộ phận nghiên cứu và phát triển đến đó và từ đó TC ăn cắp kỹ thuật. Google là trường họp điển hình.

TC đóng vai trò thực dân mới, lấy và lập thuộc địa theo kiểu mới. TC dùng tiền mướn dài hạn hay mua những vùng đất của các nước để khai thác cạn kiệt, tàn phá môi sinh các nước nghèo. TC vai mang túi bạc kè kè đến nói nhân nói nghĩa, cho vay mượn một số tiền khổng lồ với tiền lời rẻ mạt để “giúp” xây cất đường sá hay canh tân quân đội. TC chỉ xin được quyền khai thác tài nguyên, chế tạo sản phẩm và bán lại cho dân chúng trong nước này. Thế là TC nắm quyền sản xuất, phân phối, và buôn bán của những vùng này, nước này, giết nền kỹ nghệ của nước đó, nếu không liệt bại thì cũng thành phụ thuộc của TC.

TC đã đánh cắp bí mật khoa học kỹ thuật của Tây Phương, đặc biệt là của Mỹ để chế vũ khí tối tân trong đó có cả hoả tiễn có thể bắn hạ vệ tinh, tiêu diệt hàng không mẫu hạm của Mỹ, hay bắn sâu vào nội địa Mỹ.

Về quân sự, TC giành thế hải thượng của Mỹ. Canh tân, hiện đại hoá hải quân, TC đưa vào sử dụng một hàng không mẫu hạm mua của Ukraine. TC có đội quân thứ năm, len lỏi trong số người Trung Quốc định cư ở hải ngoại từ lâu, một thế lực tài chánh khá mạnh, suốt từ San Francisco tới tận Singapore. Và mỗi năm có 750.000 người Trung Quộc vào nước Mỹ.

Chống lại âm mưu và hành động tai hại giết dân và hại các nước khác của TC, Tiến sĩ Peter Navarro và Thạc sĩ Greg Autry đề nghị người dân Mỹ cần thay đổi thói quen và nhận thức đối với TC. Phải hiểu hàng TC có rẻ thật nhưng không an toàn, xài bị bịnh sẽ tốn ngàn lần hơn. Chánh quyền phải xét lại chính sách đối ngoại và ngoại thương với TC.

Ông thành khẩn kêu gọi người Mỹ “giúp bảo vệ nước Mỹ và bảo vệ gia đình của chính mình – đừng mua hàng “Made in China”.

Một vị Tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ hồi hưu Jon Gallinetti nói “Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự phương Tây nên đọc ngay cuốn sách này!”

Việc TT Trump chọn Gs Navaro điều hành ngành kinh tế và ngoại thương Mỹ vĩ đại lại coi như là lẽ dĩ nhiên. Kẻ làm cho kinh tế èo ọt cả 8 năm nay không ai khác hơn TC. Gs Navaro là kinh tế gia nội, ngoại thương am tường thái độ hành động của TC. Ông nói TC “nhẫn tâm, lọc lừa…” (danh từ Ô Navarro sử dụng).

Còn TT Trump là ứng cử viên chống TC mạnh nhứt khi tranh cử so với các ứng của viên của Cộng Hoà lẫn Dân Chủ trong thời tranh cử sơ bộ hay chánh thức. Ông Trump không ngớt tố cáo TC đánh cắp công ăn việc làm của Mỹ. TC đang dùng bức tường “Vạn lý trường thành của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch” để ngăn chặn các công ty Mỹ và tạo ra một sân chơi có lợi một cách không công bằng cho các công ty Trung Quốc. Ô. Trump từng cam kết sẽ áp đặt thuế 45% lên các mặt hàng Trung Quốc để bù vào sự mất giá của đồng Nguyên mà ông nói là Bắc Kinh thao túng tiền tệ và đang giết chết các công ty của Mỹ.

Hai tâm hồn lớn chống TC gặp nhau là chuyện bình thường. Nhưng tháng năm sắp tới, chánh quyền Trump sẽ tạo thành một cơn ác mộng lớn và dài cho TC. TC ắt nhớ lại câu trong kiếm hiệp của Tàu, quân tử 10 năm trả thù không muộn. Gs Navaro trong chức trách mới, Chủ Tịch Hội đồng Thương mại Quốc gia của Tòa Bạch Ốc, sẽ biến cuốn sách Chết vì TC, thành “TC Chết Vì Mỹ” trên phương kiện kinh tế và ngoại thương./.(Vi Anh)



__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen0

Friday, 30 December 2016

Hoa Kỳ phát động tấn công tiền tệ với Trung Cộng.





From: giaon tran
          
                     Hoa Kỳ phát động tấn công tiền tệ với Trung Cộng. 
                                  

Khuyết Danh(nhabaotudo.com)
nhabaotudo.com
Truyền tải góc nhìn của Trí thức Việt về các vấn đề của đất nước

nhabaotudo.com
Truyền tải góc nhìn của Trí thức Việt về các vấn đề của đất nước

Quỹ Ngân Khố Quốc Gia của Hoa Kỳ vừa quyết định tăng lãi suất lên thêm 0.25% vào ngày 14 tháng 12 vừa qua, trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ mới có vẻ gia tăng chút đỉnh qua 3 quý của năm 2016. Và họ còn “hăm dọa” sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào những quý tới đây của năm 2017.

Điều này làm nhiều nhà nghiên cứu về kinh tế trên thế giới khá ngạc nhiên, vì tiền lời gia tăng sẽ có ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế đang có chiều hướng hồi phục hiện nay. Nếu nó không bị rơi vào khủng hoảng trở lại thì cũng sẽ đột ngột thắng lại đáng kể.

Trên thế giới, không thể phủ nhận sự “lèo lái” tài tình của các nhà lãnh đạo, của các tập đoàn kinh tế tài giỏi của Hoa Kỳ. Tại sao họ lại “khờ khạo” đến thế nhỉ?

Chúng ta đi sâu vào chi tiết về mục đích của việc tăng lãi suất này, và chủ yếu Hoa Kỳ muốn nhắm vào ai.

1.  Kinh tế của Trung Quốc phát triển vượt bực trong suốt 3 thập niên qua. Mặc dù nó đã đứng khựng lại và đang gặp rất nhiều khó khăn từ gần 5 năm vừa qua, NHƯNG NÓ VẪN CÒN SỐNG DAI DẲNG CHƯA CHỊU CHẾT, và ĐẢNG CỘNG HÒA CỦA HOA KỲ MUỐN NÓ PHẢI NGÃ QUỴ.

2.  Việc tăng lãi suất chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế đang có nhiều triển vọng hồi phục của Hoa Kỳ, nhưng họ phải hi sinh ĐỂ NHẤT ĐỊNH ĐÁNH GỤC NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC.
Dựa vào đâu?
Suốt 5 năm qua, chính quyền Trung Quốc đã phải vay mượn rất nhiều, để giữ cho bộ máy sản xuất hàng hóa của Trung Quốc, còn ráng đứng được trên đôi chân khập khiễng vì quá mệt mỏi của mình.
Chỉ nội trong năm 2016, tổng số tiền vay mượn đã lên đến con số kỷ lục là 28 ngàn tỷ đô la, lớn hơn tổng số nợ của 2 quốc gia phát triển là Hoa Kỳ và Đức cộng lại.


                               *Số tiền vay nợ của Trung Quốc khổng lồ đến mức có thể nhìn thấy từ không gian*
                  *Số tiền vay nợ của Trung Quốc khổng lồ đến mức có thể nhìn thấy từ không gian*

Chỉ trong 5 năm vừa qua, chính quyền Bắc Kinh đã vay thêm lên, con số tương đương 257% trên tổng lượng sản xuất GDP (10.8 ngàn tỷ) của cả năm 2015. Một con số có thể đánh xập bất cứ nền kinh tế nào, nhất là nếu nền kinh tế ấy lại chỉ dựa trên việc sản xuất lao động rẻ tiền như ở Trung Quốc.

Khi Hoa Kỳ tăng tiền lời, nó sẽ ảnh hưởng 150% đến nền kinh tế đang rất ngắc ngư và lung lay này. Đây là một đòn chí mạng.

 Bởi:
1.  Tiền trong nước mấy năm vừa qua ở Trung Quốc, đã và đang tuôn ra nước ngoài ở con số đáng sợ. Nó đã khiến chính quyền Bắc Kinh phải điên đầu và họ đã cố dùng đủ mọi cách ngăn chặn, nhưng không mấy thành công.Càng ngày các đại gia nhiều tiền lắm của, các công ty tư nhân có lợi nhuận ở Trung Quốc, càng tìm cách tẩu tán tiền bạc của họ ra nước ngoài, vì người ta không còn tin tưởng vào đồng Nhân Dân tệ cũng như nền kinh tế ấy nữa. Thủ cho chắc ăn. Có lỗ cũng ráng chịu.
2.  Tiền lời ở Hoa Kỳ gia tăng, thì đấy lại là một nơi vô cùng đáng tin cậy để … giao thân, cũng như sẽ đem về thêm lợi nhuận, nếu chuyển được tiền của qua Mỹ.
3.  Tiền trong nước càng giảm sút, Trung Quốc lại càng gặp khó khăn và vất vả hơn nữa trong việc ĐI VAY TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI.
4.  Vay được rồi, thì sẽ phải trả tiền lời cao hơn.
5.  Trả tiền lời cao hơn, lợi nhuận từ nhân công sẽ thiệt thòi hơn, nạn lạm phát sẽ gia tăng cao hơn và nhanh hơn. Muốn kềm hãm nó lại thì phải tăng lương cho người công nhân. Lương công nhân tăng thì giá sản phẩm cũng tăng theo.Điều này dẫn đến việc hàng sản xuất từ Trung Quốc không còn rẻ đủ để người tiêu dùng chấp nhận phẩm lượng kém nữa. Họ có thể chọn các mặt hàng sản xuất từ các quốc gia khác với phẩm lượng cao hơn với giá ngang ngửa hơn. Nó đi đủ một vòng, rồi thì cũng quay lại ở điểm khởi đầu. Vô phương cứu chữa.
6.  Các quốc gia trên thế giới đã đầu tư để xây dựng các xí nghiệp, các nhà máy ở Trung Quốc trước đây, sẽ không có quyền chọn lựa nào khác ngoài cách, bỏ của chạy sang đầu tư ở các quốc gia khác trong vùng như đã và đang từng làm trong 5 năm qua.

Tóm lại, tiền của ở trong nước bị rút ra và đầu tư ở nơi khác, sẽ là một nhát đâm chí tử đến anh khổng lồ Trung Quốc. Trước đây, tôi không nghĩ Hoa Kỳ dám ra tay với đòn chí mạng này, bởi cái mất mát, cái thiệt hại xảy ra cho Hoa Kỳ thật không nhỏ.
Đảng Dân Chủ do Obama lãnh đạo suốt 8 năm qua và những thời gian trước đó, đã nói quá nhiều nhưng không dám làm. Họ đã gián tiếp để cho Tập Cận Bình và chính quyền Bắc Kinh bố láo bố lếu khá lâu rồi. Nay đã đến lúc phải ra tay.

Năm 2017 chắc chắn sẽ có nhiều điều ngoạn mục xảy ra – Thế nhưng điều ngoạn mục nhất đã xảy ra 2 hôm trước.

           PHÁT SÚNG ĐẦU TIÊN ĐÃ RA KHỎI NÒNG và ĐANG NHẮM THẲNG VÀO ĐẦU CHÍNH QUYỀN BẮC KINH.
CÓ RẤT NHIỀU HI VỌNG LÀ NĂM 2017 TỚI ĐÂY, TRUNG QUỐC SẼ HẾT PHƯƠNG DẪY DỤA.







__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen04@yahoo.com>

Thursday, 29 December 2016

TT Obama: Thành Công Và Thất Bại:


TT Obama: Thành Công Và Thất Bại:

Phần 1 Chính Trị Và Xã Hội

Vũ Linh

...chưa có một tổng thống nào đã mang tai họa lớn cho đảng mình như TT Obama...

Còn không lâu nữa thì dân Mỹ trả tự do cho TT Obama, tha hồ đi câu, đánh gôn, viết sách hay đi đọc diễn văn kiếm vài chục triệu, rồi mở quỹ phước thiện gì đó kiếm vài tỷ theo gương ông bà Clinton. Chuyện bầu bán coi như xong, bây giờ là lúc ta xét lại thành quả của TT Obama.

Trong bài diễn văn tại Đại Hội Đảng DC vừa qua, TT Obama tuyên bố “tôi rất lạc quan về tương lai. Làm sao tôi không như vậy được với những thành quả chúng ta đã đạt được?” Có thật vậy không? Ông đã đạt thành quả gì? Thành công hay thất bại?

Nhìn một cách đơn giản thì rất dễ. Đối với cử tri cấp tiến đã bầu cho ông, TT Obama là một trong những tổng thống tài giỏi, vĩ đại nhất. Đấng Tiên Tri mà! Đối với những người bảo thủ chống ông thì dĩ nhiên ông là một trong những tổng thống tồi tệ nhất, tranh chức quán quân với TT Carter. Ông Tổ Chức Cộng Đồng mà! Đâu là sự thật?

Trước hết, nói về cá nhân TT Obama. Ông là người có tham vọng lớn hơn ai hết. Leo lên ghế lãnh đạo tối cao khi mới có 47 tuổi, sau khi làm thượng nghị sĩ liên bang có 4 năm, mà hai năm đầu đi lòng vòng bắt tay làm quen đồng nghiệp, hai năm sau đã lặn lội khắp nước, vận động tranh cử tổng thống toàn thời. Một tay hạ gục hai guồng máy chính trị lớn nhất nước là hai chính đảng DC và CH. Đối với một người da đen, cho dù là một nửa thôi, thì giấc mộng của ông thật là vĩ đại. Vậy mà ông đã thành công, mà lại nhanh hơn ai hết. Không giỏi sao được?

Một điều nữa, 8 năm dưới TT Obama cũng là 8 năm không xì-căng-đan như dưới thời Clinton. Ông cũng may mắn không gặp những đại họa như vụ 9/11, bão Katrina lớn nhất lịch sử, hai khủng hoảng kinh tế 2000-2008. Cho dù không chia sẻ quan điểm chính trị với Obama, cũng phải công nhận ông trong sạch, thanh liêm, có một gia đình gương mẫu.

Tuy nhiên, nếu đánh giá tổng thống theo kiểu không xì-căng-đan, thanh liêm, có gia đình gương mẫu, thì trong tương lai nên tìm một công chức già nào đó bầu làm tổng thống cho chắc ăn.

Bây giờ ta nhìn qua thành quả thực sự của TT Obama. Vì khuôn khổ bài báo, bài viết tuần này sẽ bàn về chính trị tổng quát và xã hội. Sẽ có 3 bài viết nữa đề cập đến kinh tế, Obamacare, và chính sách đối ngoại, kể cả cuộc chiến chống khủng bố. Trừ phi có biến cố đặc biệt cần bàn gấp, không thì loạt bài này sẽ được đăng liên tục trong 4 tuần trước ngày TT Obama vui thú điền viên.

Loạt bài hơi dài, khác xa với những tâng bốc của TTDC, sẽ gây “sóng gió loạn giang hồ”! Kẻ này hoan nghênh mọi phản biện nghiêm chỉnh. Sẽ… “cãi” lại nếu cần.

1. ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC


Ứng viên Obama đắc cử, lý do quan trọng nhất vì ông hứa hẹn “đại đoàn kết dân tộc”, không có nước Mỹ bảo thủ hay cấp tiến, trắng hay đen, giàu hay nghèo, mà chỉ có một Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Dân Mỹ mê mẩn và ngây ngô tin tưởng vào một người có viễn kiến có thể làm chuyện đổi đời. Ông tổ chức công đồng sẽ dư thừa khả năng tổ chức quốc gia. Đến gần cuối hai nhiệm kỳ, ông đã đạt thành quả nào?

Miả mai thay, theo báo phe ta Washington Post, TT Obama là tổng thống tạo phân hoá lớn nhất lịch sử cận đại Mỹ. Hầu hết các luật lớn nhỏ đều được biểu quyết theo đúng tỷ lệ phiếu của hai đảng trong quốc hội, không có một đồng thuận nào giữa hai chính đảng.

Tất cả bắt đầu ngay từ ngày đầu. Lần đầu tiên tân TT Obama gặp các lãnh tụ đối lập CH đầu năm 2009, ông đã nói ngay mặt dân biểu lãnh tụ khối CH Eric Cantor: “Eric, bầu cử phải có hậu quả. Tôi đã thắng!”. Diễn dịch ra chữ quốc ngữ: mời các ông đi chỗ khác chơi! Trong lịch sử chính trị Mỹ, chưa có tổng thống tân cử nào khiếm nhã và phách lối như vậy.

Năm 2008, dân Mỹ mê mẩn ông chính khách của đại đoàn kết dân tộc, trao cho ông chẳng những Nhà Trắng, mà luôn cả Hạ Viện và Thượng Viện. Ông ứng viên ôn hoà mau mắn biến ngay thành ông tổng thống cấp tiến cực đoan nhất. Từ gần một ngàn tỷ kích cầu đến Obamacare. Dân Mỹ xanh mặt. Năm 2010, vội trao Hạ Viện cho CH để kềm hãm bớt con tàu Obama đang hùng hục lao vào tảng đá xã hội chủ nghiã.

TT Obama làm tổng thống đúng 2 năm, ra được 3 bộ luật lớn: kích cầu kinh tế, cải tổ ngân hàng, và Obamacare, còn 6 năm sau… bận đánh gôn. Cả ba luật lớn được biểu quyết tuyệt đối theo lằn ranh hai đảng tại Hạ Viện: kích cầu kinh tế: 0 phiếu CH, cải tổ ngân hàng: 3 phiếu CH, Obamacare: 1 phiếu CH (db Cao Quang Ánh). Ta sẽ xét lại những luật này trong những bài tới.

Có một điều ít người để ý. Nếu nước Mỹ theo thể chế đại nghị, với lãnh đạo được bầu theo đa số tại Hạ Viện như Âu Châu thì TT Obama đã về vườn từ đầu 2011 khi Hạ Viện lọt vào tay CH.

Chính quyền đổ lỗi cho đảng đối lập là “the party of no”, mà quên mất các dân cử đối lập cũng đều do dân bầu và chỉ làm bổn phận được dân giao phó.

Việc nước Mỹ có hai chính đảng đối lập chống nhau đã có từ ngày khai quốc. Cái tài giỏi của người lãnh đạo là khai thông mâu thuẫn, tạo đồng thuận bằng tương nhượng. Không làm được việc này thì chỉ là do người lãnh đạo không muốn hay không có khả năng. Không thể khư khư làm theo ý mình rồi đòi hỏi đối lập phải dạ vâng như trong chế độ ma-dzê in Việt Nam.

Hai ví dụ cụ thể. TT Bush con, ngay sau khi đắc cử, năm 2001 đã hợp tác chặt chẽ với TNS cấp tiến Ted Kennedy để ra luật cải tổ giáo dục No Child Left Behind, được cả hai phe thông qua dễ dàng. Cuối 2008, cần ra luật cứu nguy ngân hàng: bộ trưởng Tài Chánh của TT Bush con, Hank Paulson, quỳ gối trước mặt bà chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi trước mặt cả chục dân biểu và nhà báo, năn nỉ phe DC biểu quyết luật cứu nguy ngân hàng. Có khác với thái độ của TT Obama đối với ông Cantor không? Tất cả các luật của TT Bush con, từ kích cầu, cứu nguy kinh tế, đến cải tổ giáo dục, giảm thuế, an ninh quốc gia,... đều có phiếu của cả hai đảng.

Vì bế tắc chính trị, nhiều vấn đề lớn cho đến nay vẫn chẳng có giải pháp gì bất chấp những hứa hẹn đình đám của ứng viên Obama.

Hàng loạt vụ giết người tập thể vẫn chưa đưa đến biện pháp kiểm soát súng đạn nào sau gần 8 năm võ miệng. Ưu tư lớn của khối cấp tiến, hâm nóng địa cầu và môi trường sạch: chẳng có gì xẩy ra, ngoài chuyện ngăn cản việc thiết lập ống dẫn dầu từ Canada qua Texas, khiến mất cơ hội tạo việc làm cho mấy chục ngàn người. Vấn nạn di dân lậu Nam Mỹ vẫn y nguyên, nếu không muốn nói là trầm trọng hơn khi cả ngàn trẻ con Nam Mỹ mỗi ngày vẫn được lùa qua Mỹ làm mỏ neo cho bố mẹ chúng qua đoàn tụ gia đình sau.

Trong việc tạo đại đoàn kết, TT Obama thất bại hoàn toàn vì không giảm được mâu thuẫn chính trị, xã hội, văn hoá như đã hứa hẹn, cách biệt CH-DC, bảo thủ-cấp tiến, giàu–nghèo chỉ thấy tăng chứ không giảm. Có thể vì trong thâm tâm TT Obama thực sự không muốn, và đại đoàn kết chỉ là khẩu hiệu mỵ dân để tranh cử.

Trong cái thất bại đó, nước Mỹ gánh chịu những tai họa nặng nề nhất. Một số không nhỏ dân Mỹ tức giận, lo sợ đủ chuyện, sợ bị nhà giàu bóc lột, sợ bị cảnh sát bắn, sợ mất job cho di dân La-tinh, sợ khủng bố tràn ngập, sợ đóng thuế tới phá sản, sợ giá trị gia đình, văn hoá và tôn giáo bị đảo lộn. Đưa đến sự ra đời của những nhóm cực tả (Occupy Wall Street) và cực hữu (Tea Party).

Nước Mỹ từ những ngày nội chiến thời TT Lincoln cách đây hơn 100 năm, chưa khi nào phân hoá, nhóm này chống khối kia nặng nề như ngày nay. Nhìn vào phản ứng của cử tri của bà Hillary sau khi ông Trump đắc cử thì rõ, một phản ứng cuồng tín chưa bao giờ thấy trong lịch sử Mỹ.

2. MÂU THUẪN MÀU DA

TT Obama đắc cử một phần không nhỏ vì cả nước hy vọng một tổng thống với hai dòng máu như ông sẽ là cầu nối giữa hai khối da trắng và da đen, giải quyết tận gốc vấn nạn kỳ thị của xứ Mỹ này. Gần 70 triệu người, tuyệt đại đa số là da trắng, ngất ngây bầu cho ông vì “hy vọng”.

Thực tế, hy vọng biến thành ảo vọng. TT Obama thất bại nặng nề, khi chưa bao giờ nước Mỹ từ những ngày rối loạn của thập niên 1960 lại gặp xung khắc màu da nặng như bây giờ.

Da đen bị cảnh sát bắn, cảnh sát bị da đen giết, chưa bao giờ nhiều như bây giờ. Các phong trào cực đoan Black Lives Matter [Mạng Da Đen Đáng Kể] hay Blue Lives Matter [Mạng Cảnh Sát Đáng Kể] xuất hiện. Cũng là lần đầu tiên từ thời TT Carter cách đây gần nửa thế kỷ, dân da đen lại nổi loạn, cướp bóc, đốt phá. Và lạ lùng thay, tổng thống công khai đứng về phiá những người cùng màu da chống những cảnh sát hy sinh giữ an ninh trật tự cho cả nước. Khi nghe tin cảnh sát bắt một ông giáo sư da đen, TT Obama phán ngay “cảnh sát ngu xuẩn”, dù chưa biết hư thực thế nào.

Người ta đặt câu hỏi đâu là nguyên nhân xung khắc? Da trắng thấy có tổng thống da đen nên đâm ra ghét da đen nhiều hơn? Hay da đen có tổng thống cùng mầu da bênh mình nên ngang ngược hơn? Đã có ai đặt câu hỏi tại sao trong lịch sử cận đại Mỹ, dân da đen không bao giờ biểu tình, đốt phá dưới thời các tổng thống CH Eisenhower, Nixon, Ford, Bush cha và Bush con, mà chỉ dưới thời tổng thống DC Kennedy, Johnson, Carter và Obama? Có phải vì dân da đen lạm dụng các tổng thống DC không?

Truyền thông phe ta ồn ào tố nước Mỹ kỳ thị nhất. Lạ nhỉ! Cái xứ này là xứ duy nhất ngoài Phi Châu đã hai lần bầu cho một ông đen làm tổng thống khi dân da đen chỉ có hơn một phần mười dân số. Vậy mà lại là xứ kỳ thị nhất thế giới sao?

Khi 95% dân da đen bỏ phiếu cho TT Obama thì không ai dám nói đó là vì cùng màu da. Nhưng khi có ai chỉ trích ông [kể cả kẻ này] thì có ngay vài tiếng lao nhao “kỳ thị”!

Quan hệ dân da đen với hai đảng DC và CH rất phức tạp, đã chuyển hướng 180 độ trong nửa thế kỷ qua. Nguyên thủy, CH chủ trương bẻ xích nô lệ cho da đen trong khi DC chống, đưa đến nội chiến dưới thời TT CH Abraham Lincoln. Cho đến năm 1950, TT Eisenhower của CH vẫn còn được gần 70% phiếu da đen. Thời đó, DC là đảng của miền Nam kỳ thị trong khi vùng đông bắc –nhất là New York- là thành đồng của CH.

TT Kennedy của DC không hồ hởi gì với dân da đen. Ông và ông em, bộ trưởng Tư Pháp Robert Kennedy, tìm cách hạ uy tín của mục sư Martin Luther King, cho FBI theo dõi, lập hồ sơ gái gú lăng nhăng của ông. Cả hai ông thất bại, nhưng TT Johnson sau đó đủ khôn ngoan chính trị để “ôm” lấy cuộc nổi loạn của dân da đen, tự khoác cái áo Superman tranh đấu cho họ, ban hành các luật nhân quyền và dân quyền cho họ năm 1965. TT Johnson tuyên bố một câu để đời “vì mấy tên mọi –niggers- này mà đảng DC sẽ mất hết miền Nam”. Quả đúng như vậy, dân da trắng miền Nam nhất loạt bỏ đảng DC, biến miền này thành đất CH, bắt buộc DC phải mua chuộc khối da đen bằng chính sách trợ cấp thả giàn, khiến da đen hoàn toàn ngả về DC.

Trong vấn đề hàn gắn trắng đen, TT Obama cũng thất bại hoàn toàn, vừa không đạt được mục tiêu cá nhân, vừa di hại lớn cho nước Mỹ.

3. CHUYỂN HƯỚNG QUA CẤP TIẾN

Khi còn vận động tranh cử năm 2008 thì ông Obama tương đối ôn hoà, chống lại bà Hillary mà ông tố là thiên tả cực đoan. Nhưng ngay sau khi đắc cử thì quan điểm cấp tiến cực đoan hiện rõ ngay.

Những cải cách theo hướng cấp tiến có hậu quả lớn và lâu dài nhất gồm có việc áp đặt chính sách kinh tế nợ ngập đầu với mục đích tái phân phối lợi tức, và gia tăng đủ loại trợ cấp an sinh mà ta sẽ bàn trong bài tới.

Trên phương diện văn hóa, chính sách cấp tiến, “phải đạo chính trị”, được thể hiện qua việc tích cực tranh đấu cho nữ quyền, hôn nhân đồng tính, quyền lợi của khối lưỡng tính và chuyển giới. Rồi đến những quyết định xoá bỏ những vết tích Nam quân của thời nội chiến vẫn làm dân da đen sợ hãi cả trăm năm sau, dẹp bỏ những biểu tượng của Thiên Chúa giáo bây giờ bị tố quá tàn nhẫn đối với Hồi giáo trong thời Thập Tự Chinh cách đây mấy trăm năm, để ca tụng Hồi giáo như tôn giáo của hoà bình và tình thương bất kể khủng bố đang đánh bom tứ phiá, mở cửa đón di dân Hồi, cổ võ việc ân xá di dân lậu gốc Nam Mỹ, nhân danh một nước Mỹ đa dạng và nhân bản, trong khi âm thầm đếm số cử tri tương lai.

Việc chuyển hướng qua phiá tả có lợi hay hại cho nước Mỹ tùy thuộc quan điểm mỗi người. Người cấp tiến dĩ nhiên sẽ coi đây là một bước tiến đúng hướng tiến bộ của văn minh nhân loại. Ngược lại người bảo thủ sẽ than vãn về suy đồi đạo đức, mất giá trị văn hoá cổ truyền.

Việc TT Obama nâng đỡ các khối dân thiểu số là điều đáng ca ngợi, nhưng khi ông quá chú tâm vào khối thiểu số này, lơ là khối dân da trắng lao động và nhất là trung lưu, bỏ mặc họ vật lộn với thất nghiệp, lương thấp, chi phí y tế cao, giáo dục con cái bết bát, đời sống tinh thần đảo lộn, an ninh cá nhân bị đe dọa,… thì chính ông đã tạo ra những bất mãn lớn, đưa đến sự ra đời của các hiện tượng cực đoan Sanders và Trump. Và sự thất bại của bà Hillary, mà chẳng cần đến bàn tay lông lá của Putin xiá vào.

Trong việc chuyển hướng qua cấp tiến, TT Obama đã thành công lớn trên phương diện cá nhân vì đã đạt được mục đích. Nước Mỹ chưa bao giờ cấp tiến rõ nét như bây giờ, kể từ thời TT Johnson.

KẾT

Dân Mỹ nghĩ sao? Chỉ cần nhìn vào kết quả các cuộc bầu cử thì biết, khỏi tranh cãi.

Dưới 8 năm của TT Obama, dân Mỹ đã có cơ hội cho mấy ông bà bảo thủ của “the party of no” về nhà đuổi gà qua 4 lần bầu cử 2010-12-14-16. Nhưng không, họ đại thắng cả 4 lần, với đảng DC mất tổng cộng 11 thống đốc, 8 thượng nghị sĩ liên bang, 63 dân biểu liên bang, và khoảng 950 dân biểu và nghị sĩ tiểu bang, nhiều hơn dưới bất cứ tổng thống nào khác trong lịch sử Mỹ. Số dân biểu CH tại Hạ Viện liên bang hiện nay là con số lớn nhất kể từ 1928, cách đây gần 90 năm. CH bây giờ kiểm soát cả hai viện quốc hội liên bang, sẽ kiểm soát luôn Tối Cao Pháp Viện trong vài chục năm tới, và nắm quyền tại 33 tiểu bang so với 17 tiểu bang DC. Trong lịch sử cận đại, chưa có một tổng thống nào đã mang tai họa lớn cho đảng mình như TT Obama. Đó là gia tài chính trị lớn nhất TT Obama để lại.

Trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, Washington Post phán “cử tri của Trump chỉ là một đám da trắng nổi giận”. Một nửa nước, 62 triệu người nổi giận? Đó có phải là gia tài của một tổng thống giỏi không?

Sau cuộc bầu cử, thiên hạ đã bàn quá nhiều về hai yếu tố: những điểm yếu của cá nhân bà Hillary, và cuộc nổi loạn của dân lao động các tiểu bang kỹ nghệ. Nhưng có một yếu tố nữa không thể bỏ qua. Dân Mỹ bác bỏ toàn diện chính sách cấp tiến của TT Obama. Bằng chứng? Các tiểu bang xôi đậu trước đây bầu cho TT Obama như Florida, North Carolina và Iowa: tại đây, chẳng có dân lao động nổi giận vì mất job gì hết, nhưng họ vẫn không bỏ phiếu cho bà Hillary, tức là bác bỏ Obama nhiệm kỳ 3. Một sai lầm nữa của bà Hillary là đã ôm TT Obama quá chặt.

TTDC gân cổ cãi bà Hillary thắng gần 3 triệu phiếu phổ thông theo kết quả cuối cùng, mà ém nhẹm thắng lợi này trên căn bản chỉ dựa trên hai tiểu bang khổng lồ là Cali và Nữu Ước. Ngoài hai tiểu bang này ra, trên tổng số của 48 tiểu bang còn lại, bà Hillary thua 3 triệu phiếu. Những đổ thừa cho Putin và wikileaks xì emails đều không giải thích được thảm bại te tua của DC trên khắp nước, không dính dáng gì đến bà Hillary.

Nước Mỹ dưới TT Obama ngày một mất căn tính quốc gia –national identity-, trở thành một nồi cháo hổ lốn, trong đó quốc kỳ bị đốt, chào quốc ca trở thành chuyện tùy hỷ, tổng thống –bất kể ai- bị cả nửa nước khinh miệt, nhục mạ, và nước Mỹ bị cả thế giới coi thường. Ngay cả căn tính cá nhân cũng đang mất dần khi chẳng ai rõ ai là đàn ông, ai là đàn bà, ai là... nửa nạc nửa mỡ.

Thất bại lớn của TT Obama là đã không tạo được một hậu thuẫn chính trị vững mạnh và lâu dài, không “cấy” được người thừa kế để bảo vệ gia tài cấp tiến của ông. TT Reagan đã để lại dấu ấn, mang nước Mỹ vào khung bảo thủ trong 20 năm sau khi ông mãn nhiệm. TT Obama ra đi, để lại một gia tài mà TT Trump sẽ xóa gần hết trong vòng một năm. (25-12-16)

Vũ Linh


__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen0

Tuesday, 27 December 2016

Cú tát vào mặt Obama hay chính quyền Trump_

Show original message


 
On Sunday, 25 December 2016, 10:13, HungThe wrote:


      Kính chuyển quý vị, baì nhận định rất khách quan trung thực về những thất baị rõ nét nhất về chính saćh đối ngoại cuả Obama Admin, ht

----- Forwarded Message -----
From: Luong Mai <luongkathymai> wrote
From: Msaikhanh Msaikhanh <
Date: 2016-12-22 16:37 GMT-06:00
Subject: Cú tát vào mặt Obama hay chính quyền Trump /_Nguyễn Hoà Bình.

Cú tát vào mặt Obama hay chính quyền Trump_Nguyễn Hoà Bình.



CHÍNH TRỊ-KINH TẾ

E-mailPrint
“...tôi nghĩ sẽ có rất nhiều chuyển biến dẫn đến các biến cố lịch sử qua sự chuyển mình của Hoa Kỳ. Đối lập Việt Nam cần quan sát và chuẩn bị mọi mặt để có thể tận dụng và phản ứng một cách tốt nhất với mọi chính sách chính trị của các nước lớn...”
 
obama_putin_tapcanbinh
Tổng thống Hoa Kỳ Obama, Vladimir Putin và Tập Cận Bình 

Trong suốt 8 năm lãnh đạo Nhà Trắng, Tổng Thống Barack Obama đã để lộ rõ những yếu kém trong vấn đề quốc phòng cũng như các chính sách đối ngoại. Hầu như tất cả các chính trị gia hay các nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại đều thừa nhận ông Barack Obama rất kém về đối ngoại. Tác giả bài viết này xin đưa ra một số ví dụ để minh chứng cho sự yếu kém của Obama.

1. Thất bại trong cuộc khủng hoảng Ukraine và Crimea sáp nhập Nga

Washington đã không thể hiện được tiếng nói trong vai trò là một siêu cường luôn can thiệp vào các vấn đề chính trị trên thế giới. Chính quyền Obama đã đánh giá quá thấp về tầm quan trọng của các sự kiện ở Ukraine đối với Moskva. Các cuộc biểu tình Maidan tại Kiev và những hậu quả địa chính trị không những là một sự trêu chọc Moskva mà còn là một đòn chí tử tiềm tàng đối với hệ thống chính trị của Nga. Cũng có thể đây là lý do ông Putin đã giành lấy vị trí số 1 trong bảng xếp hạng những người quyền lực nhất thế giới.

Hậu quả tiếp theo của việc không can thiệp quân sự tại khu vực một cách cứng rắn là để Crimea sáp nhập với Nga. Chính quyền Obama đã quá chú trọng sử dụng quyền lực mềm để đối phó với một kẻ tham vọng địa chính trị như Tổng Thống Putin và lịch sử Liên Xô. Sự trừng phạt mang tính cô lập đã không thể làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế (ảnh hưởng do giá dầu suy giảm) và sức mạnh quân sự của nước Nga thể hiện tại khu vực. 

Vào ngày 11/9/2016 quân đội Nga diễn tập quy mô lớn tại Crimea, kết hợp nhiều binh chủng như Hải, Lục và Không quân. Một lần nữa chính quyền Putin đã tát thẳng vào mặt chính quyền Obama và khối NATO. Sự chia rẽ trầm trọng của khối NATO và EU đang là hồi chuông cảnh báo sự xuất hiện của "Một chủ nghĩa kết hợp giữa các nước lớn với các nước lớn thay vì sự kết hợp mang tính địa chính trị gây ra những đổ vỡ chung".

2. Chiến trường Syria 

Nếu quý bạn đọc theo dõi và nghiên cứu cuộc chiến tại Syria thì dứt khoát không phải ngại ngùng khi phát biểu rằng "Mỹ đã thất bại trước Nga". Chính quyền Putin đã thể hiện quá rõ vai trò về sức mạnh đối ngoại cũng như quân sự tại Syria. Ông chủ Nhà Trắng và ngoại trưởng John Kerry đã phản ứng quá yếu ớt về sức mạnh quân sự, cũng như lối ngoại giao "chỉ biết chỉ trích chính quyền Assad và e dè trong việc tiên phong các chiến dịch quân sự". Sự yếu ớt đó không đủ cơ sở để đồng minh Phương Tây-Khu Vực theo đuổi những chính sách can thiệp của Hoa Kỳ tại Syria. Sự rời rạc và chia rẽ là cơ sở để chính quyền Putin khẳng định sức mạnh vị thế một nước dùng quyền lực cứng dựa trên những bước đi táo bạo. Syria đã tan hoang, nhưng cũng đã có giải pháp tái thiết lập từ Hoa Kỳ và Nga. Nhưng ván bài này, quyền quyết định trọn vẹn thuộc về chính quyền Putin thay vì tiếng nói của chính quyền Obama. Một lần nữa chính quyền Obama đã đánh mất vị thế siêu cường quân sự tại Tây Á bởi lối ngoại giao yếu kém nếu không muốn nói là cực kỳ tệ.

3. Thoả thuận hạt nhân Iran

Chính quyền Obama đã đưa ra một giải pháp "thoả thuận", khiến các chính khách Hoa Kỳ và các chính trị gia thế giới không lấy làm ngạc nhiên. Bởi lối đối ngoại "cực kỳ mềm và ngây thơ" của ông chủ Nhà Trắng trong nhiều năm qua. Rất nhiều tướng lĩnh quân đội (trong đó có tướng James Mattis) chỉ trích Obama là quá ngây thơ, quá ấu trĩ! Và hậu quả của nó trong tương lai là sẽ đẩy tình hình an ninh tại khu vực đến mức tồi tệ, nếu như Iran luồn lách để sở hữu vũ khí hạt nhân bằng mọi giá. Một hậu quả khác của sự thoả thuận hạt nhân là làm Nga và Iran đã mật thiết nay lại còn mặn mà hơn, tiếng nói của Nga một lần nữa đã len lỏi trong vấn đề hạt nhân Iran.

4. Xoay trục Châu Á-Thái Bình Dương

Mặc dù chính sách xoay trục Châu Á đã có từ thời chính quyền Bush(cha) nhưng dưới sự tiền nhiệm Obama đã tỏ ra chậm chạp trong chính sách đối ngoại và ứng phó quân sự tại khu vực. Chính phủ Obama đã không thể lôi kéo các đồng minh trong khu vực mà ngược lại dẫn đến sự chia rẽ nghiêm trọng.

Điển hình là chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang dần hiện thực hóa việc sửa đổi bản “Hiến pháp hòa bình”. Ông Shinzo Abe viện lý do bản hiến pháp Hoà Bình không còn phù hợp trước tình hình căngthẳng trong vực (Trung Quốc) và chính sách "Xoay trục Châu Á-Thái Bình Dương" của Hoa Kỳ. Nhưng thực tế chính quyền Obama đã làm cho người Nhật và ông Shinzo Abe không thể tin tưởng "rằng một nước Mỹ có thể kiềm chế được giấc mộng Trung Hoa". Sự tự lực quốc phòng của Nhật Bản tích cực góp phần cho sự chia rẽ giữa đồng minh khối Đông Nam Á với Hoa Kỳ. 

Các chính khách Philippines và Singapore đã đủ bằng chứng để nhìn thấy sự yếu kém trong các chính sách đối ngoại, sự mềm yếu trong những hành động can thiệp quân sự góp phần làm tăng sự hung hăng của Hải Quân Trung Quốc. Sự yếu kém tai hại của chính quyền Obama đã vẽ ra một bức tranh thực dụng đối với Trung Quốc. Hậu quả của bức tranh này đã khiến chính quyền Rodrigo Duterte phản ứng thái quá đối với một đồng minh lâu năm như Mỹ và có thái độ nghiêng về Trung Quốc quá rõ nét. 

Singapore buộc phải dùng "chủ nghĩa thực dụng" là đi nước đôi giữa Trung Quốc (Kinh tế) và Hoa Kỳ (Quân sự). Các thành viên của Đông Nam Á bị chia rẽ nghiêm trọng và đã bị Trung Quốc mua chuộc. Trung Quốc tận dụng mọi cơ hội và đúng như bản chất cực đoan, họ hung hăng tước bỏ phán quyết của Toà Án Trọng Tài LHQ (PCA) và tiếp tục ngang nhiên bành trướng quân sự tại Biển Đông.

5. Vấn đề Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân

Kể từ khi chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Cao Ly, tình hình căng thẳng giữa Nam-Bắc Hàn luôn là vấn đề nhức nhối của thế giới nói riêng và khu vực nói chung. Chính quyền Obama đã liên tục để Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân mà sự đáp trả của ông mang đậm nét yếu ớt và mang tính lập lại. Có lẽ ông Obama chỉ biết đến quyền lực mềm mà quên hẳn Hoa Kỳ là một siêu cường về quân sự. Tình trạng rạn nứt giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc buộc đồng minh phải tìm những giải pháp khác thay vì lệ thuộc vào sự che chắn của quân đội Hoa Kỳ. Đây cũng là một cơ hội để Nhật Bản chứng tỏ bản lĩnh, kéo Hàn Quốc lại gần hơn để tạo dựng một chiếc ô hạt nhân mà bỏ qua những rào cản tranh chấp lãnh thổ.

Đây là 5 ví dụ điển hình mà chính quyền Obama đã thất bại trong các vấn đề đối ngoại.

Mới đây nhất, ngày 16/12/2016, Hải quân Trung Quốc đã cướp một thiết bị tàu ngầm (UUV) mini không người lái của hải quân Hoa Kỳ trong vùng biển quốc tế. Đây là một hành động thách thức chính quyền Trump tương lai hay là một cú tát thẳng "tiếp tục" vào mặt ông Obama. Chỉ còn đúng một tháng là đến ngày chuyển giao quyền lực ông chủ Nhà Trắng, hành động này đúng là một cú tát vào mặt ông Obama thay vì răn đe chính quyền Trump. Sự yếu mềm của ông Obama đã để cho Trung Quốc tỏ thái độ và hành động cực đoan đến mức không thể chấp nhận đối với một siêu cường quân sự như Hoa Kỳ. 

Chính quyền ông Tập Cận Bình biết quá rõ về bản chất lãnh đạo của ông chủ Nhà Trắng trong 8 năm qua. Ông Obama phải chú tâm vào sự hung hăng của Trung Quốc thay vì loay hoay "làm trò cười" đối với việc ông Trump thắng cử. Một lần nữa tự Obama đã tố cáo ông ta thiếu tài lãnh đạo và đúng như một luật sư đang bào chữa cho bà Harry Clinton sau sự thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử Tổng Thống vừa qua.

Tôi đã có một bài viết cách đây gần một năm rằng "Ông chủ nhà trắng trong tương lai phải giải quyết những vấn đề đối ngoại một cách cứng rắn hơn thời ông Obama", và dự đoán Trump sẽ thắng cử.

Ông Trump sẽ phải đối mặt với những vấn đề quan trọng như: Vấn đề đối ngoại với Nga, vấn đề hạt nhân Iran, tình hình an ninh trên bán đảo Cao Ly, vấn đề tự cường của Nhật Bản, vấn đề Biển Đông và đặc biệt là vấn đề nhân quyền.

Sự chuẩn bị những gương mặt phù hợp cho những chức vụ quan trọng đối với những gì ông đã hứa hẹn. Một lần nữa cho thấy ông Trump là một người "nói là làm" và đa số cử tri nước Mỹ đã đúng khi bỏ phiếu cho ông. Trong tương lai, tôi nghĩ sẽ có rất nhiều chuyển biến dẫn đến các biến cố lịch sử qua sự chuyển mình của Hoa Kỳ. Đối lập Việt Nam cần quan sát và nghiên cứu để có viễn kiến mà chuẩn bị mọi mặt để có thể tận dụng và phản ứng một cách tốt nhất với mọi chính sách chính trị của các nước lớn. 


Nguyễn Hoà Bình 

Tổng thống Trump làm Tập Cận Bình phát điên lần nữa


 

Tổng thống Trump làm Tập Cận Bình phát điên lần nữa

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng
Image result for Tổng thống Trump

 - Trong bài "Tập Cận Bình Phát Điên vì Donald Trump" tôi có trích: "Theo Le Monde, Bắc Kinh bắt đầu nhận ra rằng quả thực ông Trump rất bị ảnh hưởng của các học giả hay chính khách trong đảng Cộng Hòa rất có ác cảm với sự vươn lên của Trung Quốc. Một ví dụ được tờ báo Pháp nêu bật là ông Peter Navarro, cố vấn cho ông Trump về các vấn đề thương mại trong chiến dịch vận động tranh cử.” Ông Navarro 67 tuổi là giáo sư kinh tế tại đại học Irvine, California đang được Tổng Thống Trump bổ nhiệm chức vụ cố vấn trưởng hội đồng mậu dịch quốc gia thuộc Toà Bạch Ốc, theo nhà báo Eric Beech cho biết.

Ông là tác giả quyển sách “Death by China” (chết dưới tay Trung Quốc) cùng một số đầu sách về kinh tế, đầu tư, trong đó cuốn nầy dựng thành phim tài liệu diễn tả Trung Quốc là mối đe doạ cho nền kinh tế Hoa kỳ và Bắc Kinh có tham vọng trở thành cường quốc vượt trội về kinh tế và quân sự ở Châu Á.

Tổng Thống Trump đã đề cao ông Navarro như là nhà kinh tế có “viễn kiến” người có khả năng kiến tạo chánh sách mậu dịch giúp làm giảm bớt thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ và làm tăng trưởng kinh tế, đồng thời ngừng “chảy máu công việc” ra nước ngoài, ngăn chận việc đánh cắp tài sản trí tuệ.

Sự bổ nhiệm nầy được sự tán thành của một số kinh tế gia như ông Marcus Noland, kinh tế gia của viện kinh tế thế giới Peterson, ông Wilber Ross, người được ông Trump bổ nhiệm vào chức vụ Bộ Trưởng Bộ Thương Mại.

Ông Navarro đề nghị nên tiến gần với Đài Loan, kể cả việc giúp nước nầy phát triển chương trình tàu ngầm. Ông cũng đề nghị Washington đừng nhắc đến chánh sách “một nước Trung Hoa”, chúng ta không cần thiết phải chọc “con gấu trúc”. 

Trong lúc vận động tranh cử, ông Trump nhấn mạnh đến việc mậu dịch và coi đó là trọng tâm của chánh sách, vì vậy ông tuyên bố hủy bỏ những hiệp ước thương mại như Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do Bắc Mỹ, NAFTA và Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương, TPP. Theo ông, những hiệp ước nầy chỉ làm suy yếu cơ cấu sản xuất, suy yếu khả năng tự bảo vệ cũng như bảo vệ đồng minh của Hoa Kỳ. Ông Trump nói sẽ đàm phán lại hiệp ước NAFTA với Mễ Tây Cơ và Canada vì Mỹ mất nhiều công việc làm bởi hiệp ước nầy.

Trong khi bên bờ đông Thái Bình Dương, Tổng Thống Trump cử ông Navarro làm cố vấn trưởng hội đồng mậu dịch quốc gia thuộc Toà Bạch Ốc, thì bên bờ tây Thái Bình Dương nổi lên trận giặc mồm của giới truyền thông lề phải Trung Cộng, họ lo ngại việc bổ nhiệm ông Navarro vào chức cố vấn về mậu dịch, họ coi đây là một thách thức của ông Trump.

Theo tường thuật của ký gỉa Carlos Barria, Reuters, ngày 21 tháng 12 ông Bộ Trưởng bộ Thương Mai Trung Cộng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mậu dịch Trung - Mỹ đã mang lại lợi ích chung cho cả hai quốc gia, và ông cảnh báo hành động của chánh quyền Washington có thể làm phương hại mối liên hệ của hai bên.

Họ cho rằng “người như Navarro có cái nhìn thiên lệch chống lại Trung Cộng, sự chọn lựa người lãnh đạo trong chính quyền tương lai không phải chuyện đùa”. Lời tuyên bố được đăng trong bài xã luận của tờ China Daily hôm thứ Sáu. 

Tờ báo còn thêm rằng “chánh quyền tân cử phải nhớ rằng sự kết hợp về kinh tế, mậu dịch giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới hiện đang chặt chẻ hơn bao giờ hết, những hành động làm phương hại đến mối quan hệ cùng có lợi sẽ gây thiệt hại cả hai bên”. Ông nhấn mạnh rằng “sự phối hợp giữa hai quốc gia là sự lựa chọn duy nhất”.

Phát ngôn viên của bộ Thương Mại, ông Shen Danyang nói trong cuộc họp báo tại Beijing hôm thứ Sáu rằng “Mỹ sẽ tiếp tục thấy rằng cả hai bên đều được lợi trong quan hệ mậu dịch với Trung Cộng, và nên tiếp tục phương cách hợp tác sâu sắc hơn”.

Ông tiếp “bất luận sự thay đổi nào trong chánh quyền, dù là Tổng Thống, hay Bộ Trưởng Thương Mại, hoặc Viên Chức Mậu dịch, vấn đề lợi ích giữa hai nước quan trọng hơn sự khác biệt” “Mỹ phải cẩn thận, đừng lập lại lỗi lầm” ông Shen tuyên bố. 

Shen lên giọng “chúng tôi chống lại ý niệm bắt người khác uống thuốc trong khi chính mình bị bịnh. Vấn đề nầy đã xảy ra trong quá khứ và có thể tái diễn trong tương lai”.

Tờ báo của đảng cộng sản Trung Cộng, tờ Nhân Dân Nhật Báo, trong phần bình luận, tuyên bố “ông Trump chọn ông Navarro không mang ý nghĩa tích cực” “Trung Quốc phải nhận diện sự thật rằng chánh quyền Trump vẫn giữ thái độ không thoả hiệp, chúng ta không nên hoang tưởng, mà phải chuẩn bị đầy đủ để đối phó với sức ép của họ”.

Tờ báo tiếp “Trung Quốc đủ sức chống lại chánh quyền Trump, Bắc Kinh sẽ quen dần với sự căng thẳng của hai nước. Nếu Washington có gan thách thức với quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc, Bắc Kinh không sợ, chúng tôi sẳn sàng, làm áp lực bắt Mỹ phải tôn trọng chúng tôi”. (Ben Blanchard và Elias Glenn tường trình).

Thắt chặt mậu dịch thường bị Tàu tìm cách trả đũa lại. Điều nầy đang xảy ra khi họ cáo buộc hảng xe General Motor của Mỹ đã độc quyền gía. Và mức phạt có thể lên đến 28.94 triệu đô la Mỹ.

Theo tờ Time ngày 14/12/16 thì chánh sách cứng rắn về mậu dịch và an ninh với Trung Cộng là ưu tiên cao nhất của chính phủ Trump. Theo ông, an ninh là nền tảng để bảo vệ quyền lợi quốc gia, làm yên lòng đồng minh, giữ vững những qui ước quốc tế mà nền thương mại toàn cầu cần đến. Mậu dịch là cổ máy làm thế giới thịnh vượng và bền vững. Quan niệm đó được mô tả trong 4 điểm then chốt sau đây:

1. Chúng ta phải nhìn thấy và xây dựng vấn đề an ninh. Phải cũng cố, làm vững mạnh; bảo vệ an ninh những đồng minh trong khu vực như Nhật, Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan, Phi Luật Tân. Họ có hiệp ước an ninh với chúng ta; Việt Nam, Mã Lai, Ấn Độ và một số khác là bạn chúng ta.  
2. Vấn đề thứ hai là điện toán toàn cầu, bao gồm việc đánh cắp kỷ thuật quốc phòng, thương mại, đánh cắp thông tin tài chính.

3. Chúng ta cần nền mậu dịch hùng mạnh, mậu dịch và ngoại giao. Đó là cách tốt nhất để khuyến khích các nước tôn trọng qui ước quốc tế. Mậu dịch hùng mạnh sẽ là chìa khóa để khuyến khích Trung Cộng tôn trọng luật lệ quốc tế về biển. Có thể sẽ tái thương thuyết về TPP.

4. Mỹ sẽ bình tĩnh nhưng cứng rắn bắt (Trung Cộng) phải tuân thủ luật quốc tế về quyền tự do hàng hải trong vùng biển Hoa Nam và những vùng quan yếu ở Thái Bình Dương. Mỹ sẽ xác nhận tuân thủ công ước quốc tế về luật biển.

Tuần rồi chiếc tàu tự hành (drone) của Mỹ bị hải quân Trung Cộng đánh cắp. Bộ quốc phòng Mỹ đòi Trung cộng trao trả lại vì tàu chỉ làm việc khảo sát khoa học ở ngoài vùng chủ quyền của Trung Cộng. Hai bên thoả thuận sẽ trả và nhận. Nhưng ông Trump lại tuyên bố là “Mỹ không cần nhận lại và Trung Cộng cứ giữ nó”.

Thông thường người ăn cắp hứa trả lại vật bị cắp và người chủ chịu nhận lại thì coi như vụ việc giải quyết xong. Nhưng ông Trump nầy lại “kỳ dị”, không thèm nhận lại. Có lẽ chúng ta cũng cần hỏi tại sao? ông nầy có dụng ý gì mà không chịu nhận? Ông là doanh nhân già dặn, khôn ngoan trên thương trường, có thể ông đoán rằng khi Trung Cộng lấy chiếc tàu lên thế nào họ cũng sao chép kỹ thuật rồi thì nhận lại làm gì. Và không nhận tức là bên ăn cắp còn mang món nợ chưa thanh toán. Vì là nhà kinh doanh nên ông có thể biến món nợ nầy thành vốn để trao đổi gì trong tương lai chăng? Không ai đoán nổi ý ông muốn gì? nhưng chắc chắn ông không phải là người ăn nói, làm việc bốc đồng như một số người tưởng. Dĩ nhiên, ông có lúc cũng sai lầm. 

Thế giới đang nóng lòng chờ xem vị Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ sẽ làm gì trong bốn năm tới.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng



__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen0

Saturday, 24 December 2016

Báo Trung Quốc lo ngại cố vấn thương mại chính quyền Trump


 

Báo Trung Quốc lo ngại cố vấn thương mại chính quyền Trump

media
Peter Navarro, nổi tiếng có chủ trương cứng rắn với Bắc Kinh, được tổng thống tân cử Donald Trump bổ nhiệm làm lãnh đạo Hội đồng thương mại quốc gia.@you tube

Ngay sau khi ông Donald Trump thông báo chọn nhà kinh tế nổi tiếng với chủ trương cứng rắn với Bắc Kinh làm lãnh đạo Hội đồng thương mại quốc gia, hôm nay 23/12/2016, báo chí Trung Quốc đã tỏ lo ngại về một viễn ảnh chiến tranh thương mại với Mỹ dưới thời chính quyền Trump.

China Daily, phiên bản Anh ngữ của tờ báo đảng Nhân Dân Nhật Báo khẳng định, việc chỉ định cố vấn thương mại là ông Peter Navarro, tác giả những cuốn sách mô tả cường quốc kinh tế Trung Quốc như một tai họa cho thế giới « thực sự gây lo ngại ». Tờ báo kêu gọi các doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ hãy đặt trong « tình trạng báo động ».
Nhật báo này trích dẫn tổng thư ký Phòng thương mại Trung Quốc, Dư Kiến Long (Yu Jianglong) cảnh báo : « Nếu Hoa Kỳ tiếp tục áp đặt điều tra chống phá giá các sản phẩm Trung Quốc, thì họ không có sự lựa chọn nào khác là đương đầu với thách thức ».
Còn nhật báo Global Times thì dẫn lời ông Kim Xán Vinh (Jin Cannrong) giáo sư quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân Bắc Kinh, gợi ý Bắc Kinh phải sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.

Trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết Bắc Kinh đang theo dõi kỹ thánh phần nội các của Donald Trump và hy vọng Washington vẫn duy trì phát triển « lành mạnh » quan hệ nhiều mặt giữa hai nước.
Tuy nhiên, Global Times, một tờ báo có tiếng với xu hướng dân tộc chủ nghĩa, với giọng hiếu chiến viết : « Nếu Washington dám khiêu khích Trung Quốc, tấn công vào lợi ích sống còn của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ không ngại gì sử dụng sức mạnh để buộc Hoa Kỳ phải tôn trọng Trung Quốc ».

Trong cuốn sách mang tiêu đề « Chết dưới tay Trung Quốc : Nước Mỹ đã mất đi cơ sở công nghiệp như thế nào » , ông Peter Navarro đã tố cáo Bắc Kinh tiến hành một cuộc chiến kinh tế nhằm mục đích vươn lên thành cường quốc số 1 ở châu Á về kinh tế cũng như quân sự.
Đầu tháng 12/2016 này, Bắc Kinh cũng đã nổi đóa lên vì vụ tổng thống tân cử Mỹ đã có cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Bắc Kinh coi việc làm đó của ông Donald Trump là phá hoại nguyên tắc « một nước Trung Hoa » đã được Washington thừa nhận từ năm 1979.

__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen0

Featured post

https://www.facebook.com/reel/802490438523735

 https://www.facebook.com/reel/802490438523735

Popular Posts