X


TT Mỹ Trump viết lời ủng hộ người VN biểu tình chống bọn CSVN Đừng sợ bọn qủi dữ



Thursday, 8 December 2016

Ly kỳ: Ô. Trump "tháu cáy" dùng Đài Loan "đánh" Trung Cộng?


         Hân hạnh Fw ACE, baì biên khaỏ cuả Trần Nguyên - Người Xứ Bưởi đáng để những tên Ký giả, Nhà baó, Binh̀ luận gia Mỹ giấy Thiên tả, những dư lợn viên như đượi Bắc kỳ 54, đươị Đỗ Thúi, Lá Thư vẹm Úc Châu.. đồng hành theo định hướng Xaọ Hết Chỗ Noí hết lời bôi nhọ đánh phả Ô Trump, naò là khùng điên, không biết gì về chính trị, không biết quản lý kinh doanh, kỳ thị v. v.. đọc và suy ngẫm. Phú Vân.


----- Forwarded Message -----
From: 'Mike Duong' via 1 DĐKT <>
To:
Sent: Tuesday, December 6, 2016 10:55 AM
Subject: 1 DĐKTTG Ly Kỳ: Ô. Trump 'tháu cáy' dùng Đài Loan 'đánh' Trung Cộng ...

XEM cho biet TUONG-LAI TRUNG CONG va BIEN DONG  !

On Tuesday, December 6, 2016 11:55 AM, Huu Dinh Nguyen <wrote:

Ly kỳ: Ô. Trump "tháu cáy" dùng Đài Loan "đánh" Trung Cộng?

05/12/201614:12:00(Xem: 3582)
          Biên khảo  
Trần Nguyên / Ngưòi Xứ Bưởi
Ly kỳ: Ô. Trump "tháu cáy"
dùng Đài Loan "đánh" Trung Cộng?  
Image result for Tiến sĩ Thái Anh Văn chủ động gọi điện cho Tổng thống
Tổng Thống Mỹ đắc cử Trump và Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn

I / Ai có thể ngờ nổi: Ô. Trump nói chuyện thẳng với Đài Loan
Có thể khẳng định: ngày thứ sáu mùng 2 tháng 12, 2016 là khúc quanh lịch sử quan trọng cho liên hệ giửa Mỹ và Trung Cộng nói riêng và cho bàn cờ thế giới nói chung. Bởi vì hôm đó Tổng Thống Mỹ đắc cử  D. Trump đã công khai điện thoại nói chuyện với Nữ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn. Đây là chuyện tối kỵ mà trong vòng gần 40 năm qua chưa hề có xảy ra một cuộc điện thoại tương tự như vậy (1979 - 2016), kể từ khi Kissinger (gốc Do Thái) "đi đêm" 2 lần để rồi phản bội "bán đứng" Đài Loan qua Hội Nghị Thượng Hải 1972 cho giới tài phiệt Mỹ (cầm đầu đa số bởi gốc Do Thái) có cơ hội đổ xô vào Trung Hoa Lục Địa để làm giàu "nứt trứng" (xem Nguồn 1 phía dưới).
Vô cùng sai lầm cho rằng cuộc điện thoại đó chỉ là hành động  "bốc đồng" của Ô. Trump hoặc là phía Nữ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn "chủ động gọi điện cho Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump" (xem Phụ đính 1). Thực sự nếu nhìn lại toàn bộ cuộc tranh cử thì sẽ thấy rõ Ô. Trump và ban tham mưu đã cân nhắc lợi hại rất kỹ càng trước khi tuyên bố hoặc phổ biến quan điểm cho báo chí truyền thông. Chỉ có báo chí thân phía bà Clinton chơi trò "ma giáo" đã xuyên tạc hoặc cắt xén để "lường gạt" dư luận quần chúng tạo cái nhìn bất lợi cho phía Ô. Trump. Điển hình nhứt là 90% báo chí truyền thông cố tình tiên đoán kết quả hoàn toàn sai một cách khủng khiếp chưa từng có trước khi bầu cử bắt đầu.
II / Giải mã: Tại sao Ô. Trump lại hành động như vậy ?
Một trong những lý luận then chốt thuyết phục được đa số cử tri da trắng có lòng yêu nuớc Mỹ là Ô. Trump dám "nói toạc móng heo" rằng nguyên nhân khiến làm hại cho nền kinh tế Mỹ chính là sự cấu kết ma giáo giửa Trung Cộng và giới tài phiệt Mỹ gốc Do Thái (xem Nguồn 2 + 3).
Trong giai đoạn đầu tiên Ô. Trump chưa đủ sức để "hóa giải" được giới tài phiệt Mỹ gốc Do Thái vì còn liên hệ dính chằng chịt đến giai cấp cầm quyền chính trị (political establishment) sâu rộng ở cả 2 chính đảng Cộng Hòa lẫn Dân Chủ. Thay vào đó, Ô. Trump & ban tham mưu đang chỉa mũi dùi đầu tiên "đánh" vào thế lực bá quyền Trung Cộng đang huênh hoang sẽ lên ngôi bá chủ hoàn cầu vào năm 2022, với mục đích gần nhứt là xoa dịu sự tổn thương niềm kiêu hãnh dân tộc Mỹ và với mục tiêu xa nữa là đánh nát Trung Cộng ra thành từng mảnh nhỏ, tương tự như Liên Xô bị "giết" vào năm 1991.
Trong quá khứ Đài Loan từng là nổi lo sợ sinh tử của chính quyền trung ương. Chẳng hạn như thời Mãn Thanh, vua Khang Hi đặt mục tiêu đánh chiếm Đài Loan lên hàng đầu. Trong chuyện Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung cũng trình bày quyết tâm tận diệt Đài Loan của vua Khang Hi, vì nhà Thanh rất sợ lực lượng Phục Minh của trung thần Trịnh Thành Công có chính nghĩa và có quân đội trong tay dễ bề lật đỗ triều đình. Tương tự nhà độc tài Đăng Tiểu Bình có để lại di chúc cho đàn em phải thẳng tay đàn áp các nổi dậy của vùng tự trị, mà nguy hiểm nhứt là Đài Loan.

Tại sao Trung Cộng lại sợ Đài Loan nhứt ?

Rất dể hiểu: Trung Cộng bị cai trị dưới chế độ độc tài, dân chúng chán ghét vô cùng, nhưng không có võ khí trong tay để đủ sức đứng đậy nên đành phải cam chịu sống tủi nhục, nếu có cơ hội xảy ra để thay đổi chế độ thì họ hưởng ứng ngay. Điều này được chứng minh rõ ràng là các lãnh tụ Trung Cộng tự đánh bóng là cha già dân tộc có công với đất nước và được người dân tôn thờ. Thế nhưng lại rất sợ không bao giờ dám cho bầu cử tự do dân chủ thực sự để chọn người lãnh đạo xứng đáng, vì biết mình sẽ thua ngay như từng xảy ra tại Đông Âu vào năm 1990.
Còn Đài Loan là vùng đất có tự do dân chủ thực sự, mà đời sống lại cao gần gấp 5 lần so với Trung Cộng ($ 37.720 so với $8,239) luôn luôn là giấc mơ của mổi người dân Trung Cộng . Điều này có thể giải thích hiện nay dân Trung Cộng ồ ạt bỏ nước ra đi và các du học sinh Trung Cộng phần lớn tìm cách ở lại không thèm về. Quan trọng nhứt là Đài Loan có một quân đội mạnh với võ khí tối tân hơn Trung Cộng và nếu trường hợp ở Trung Cộng có biến động lớn thì họ có cơ hội để thống nhứt Trung Hoa với sự ủng hộ của toàn dân. Chuyện này đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử thế giới. Chẳng hạn ở VN có vua Gia Long đã tương tự khôi phục vương triều nhà Nguyễn và thống nhứt đất nước vào năm 1802.
Ô. Trump & ban tham mưu biết rõ điều lo sợ của Trung Cộng nên đã chọn và dùng ngay Đài Loan để điểm vào đúng "tử huyệt" của Bắc Kinh.
Nhằm thu phục thêm nhân tâm và đánh tan luận điệu xuyên tạc của "dòng chính" truyền thông báo chí Mỹ, Ô. Trump sau đó đã còn viết bồi thêm trên Twitter:

Description: Donald J. Trump
Did China ask us if it was OK to devalue their currency (making it hard for our companies to compete), heavily tax our products going into..
14:23 - 4. Dez. 2016
13,8 Tsd. Retweets41,1 Tsd. Favoriten

Description: Donald J. Trump
their country (the U.S. doesn't tax them) or to build a massive military complex in the middle of the South China Sea? I don't think so!
14:30 - 4. Dez. 2016
9.687 Retweets32,1 Tsd. Favoriten

"Phải chăng China đã hỏi chúng ta rằng bằng lòng: Cho họ phá giá đồng tiền của họ được không? (nhằm gây khó khăn cho các công ty của chúng ta / Mỹ trong lúc cạnh tranh).
Cho họ đánh thuế nặng vào các hàng xuất cảng của chúng ta sang nước họ được không? (trong khi Mỹ không đánh thuế cao các sản phẩm của họ).
Cho họ xây cất cơ sở quân sự khổng lồ ở giửa biển Hoa Nam (Biển Đông) được không ?
Tôi không nghĩ xảy ra như vậy".

III / Trung Cộng lâm vào thế bí  
Điểm bất ngờ là phía Trung Công phản ứng rất yếu ớt trái hẳn với thái độ côn đồ hung hăng như thường lệ với trường hợp tương tự đã từng xảy ra cho các chính trị gia hoặc cho các quốc gia dám "chọc giận" Bắc Kinh. Thí dụ nếu dám tiếp xúc hoặc tiếp đón Đức Đạt La Lạt Ma của Tây Tạng thì lập tức bị Trung Công liệt vào hàng ngũ "kẻ thù" và bị trừng phạt trên nhiều phương diện. Đài Loan còn "nặng ký" hơn nữa, nếu dám dính dáng tới thì bị cúp ngoại giao luôn.
Đòn phép mà Trung Cộng thường xử dụng là "rung cây nhát khỉ" dọa nạt đối phương khi tranh chấp. Các láng giềng của Trung Cộng đa số là nạn nhân của chánh sách này. Nhưng rồi Bắc Kinh gặp đối thủ lợi hại là Nhựt Bản dưới quyền lãnh đạo của Thủ Tướng Abe đã cứng rắn chống lại trong vụ tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Cả thế giới từ đó thấy rõ Trung Cộng chỉ "" chỉ "sủa" chứ rất sợ gây chiến tranh thực sự.
Tại sao Trung Cộng lại rất sợ như vậy ?
Rất dể hiểu: Nếu chiến tranh xảy ra thì tạo cơ hội cho thời thế biến đổi và chế độ độc tài dể bị lật đỗ. Trong dòng lịch sử Trung Hoa biết bao nhiêu ông vua bị soán ngôi khi có chiến tranh. Điển hình nhứt, vào năm 1982 chế độ độc tài quân phiệt Á Căn Đình / Argentina gây cuộc chiến chiếm quần đảo Falkland của Anh Quốc, nhưng cuối cùng bị thua chiến và dân chúng nương vào bất mãn lật đỗ được độc tài vào năm 1983.
Ô. Trump & ban tham mưu biết rõ "con bài tẩy" của Trung Cộng (chỉ biết "hù" thôi) nên bắt đầu thử ra "đòn" Đài Loan "tháu cáy" xem phản ứng ra sao. Quả nhiên Trung Cộng không dám làm dữ với siêu cường thứ thiệt Hoa Kỳ mà chỉ xoay qua "ăn hiếp đe dọa" Đài Loan mà thôi.
Image result for Tổng Thống Mỹ Reagan trước Bức Tường Berlin vào ngày 12/06/1987
Tổng Thống Mỹ Reagan trước Bức Tường Berlin vào ngày 12/06/1987

Một chuyện lý thú tương tự đã xãy ra trước khi Bức Tường Berlin sụp đỗ vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đưa một cái nhìn độc đáo rằng dân Nga có truyền thống chơi cờ vua (Chess) nên có thói quen suy nghĩ đa nghi nhiều, còn dân Mỹ thích chơi bài phé  (Poker) nên thường phải "tháu cáy" với cây bài xấu nhưng vẫn có thể "tố" cho địch thủ bỏ chạy. Theo Giáo sư Huy thì Tổng Thống Hoa Kỳ Reagan đã dùng kế hoạch SDI để "" Tổng Bí Thư Liên Xô Gorbachev đa nghi bắt phải cải tổ nền tảng để có đủ thực lực đương đầu lại. Quả nhiên ông Gorbachev xúc tiến cải tổ, trước hết về kinh tế (Perestroika), sau đó về chính trị (Glasnost). Nhưng chính vì cải tổ chính trị khiến làn sóng đòi hỏi tự do dân chủ dâng cao kiểm soát không nổi và vuột ra khỏi tầm tay và khiến Bức Tường Bá Linh sụp đổ. Đông Âu thoát khỏi sự chi phối của Mạc Tư Khoa và Liên Xô tan rã vào ngày 21.12.1991 là hậu quả tất nhiên đó. Cái nhìn độc đáo của Giáo sư Huy được chứng thực là kế hoạch SDI của Mỹ sau đó được âm thầm hủy bỏ khi mục tiêu đã "xí gạt" được Liên Xô (xem Nguồn 4 + 5).

IV / Liên minh chống Trung Cộng "lên tinh thần"

Thấy thái độ của Trung Cộng e dè pha chút sợ hải đối với sự đắc cử Tổng Thống của Ô. Trump và nay xảy ra vụ liên lạc công khai với Đài Loan đã khiến Liên Minh Chống Trung Cộng bao gồm các láng giềng chung quanh "lên tinh thần". Họ hy vọng Bắc Kinh gặp phải "khắc tinh" qua chính phủ Ô. Trump. Nhứt là sự bổ nhiệm Tướng James Mattis nổi tiếng tài giỏi vào chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng đã cho thấy Ô. Trump quyết tâm dùng thế mạnh quân sự đứng đầu của Hoa Kỳ để đối phó những trò "ngang ngược" như Trung Cộng thường làm trong quá khứ.

Image result for Tiến sĩ Thái Anh Văn chủ động gọi điện cho Tổng thống
As president, Mr Trump (left) can fix America's broken foreign policy. A deal with Russia could end the Syrian war, one with China could end economic grievances. To achieve this, Mr Trump needs, besides diplomatic skill, the credible threat of force. This is where Gen Mattis (right) comes in.

Nên nhớ đây là lần đầu tiên sau 67 năm qua có một tướng lãnh được làm Bộ trưởng Quốc phòng. Sự bổ nhiệm này được hầu như toàn thể quân đội Mỹ và dư luận quần chúng tán thành. Riêng Giáo sư Niall Ferguson / Đại học Harvard & Viện Hoover đã đưa nhận định hết sức tốt đẹp cho rằng việc Tướng James Mattis được lựa chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng có thể làm cho thế giới an toàn hơn, trong đó có khu vực Biển Đông (xem Nguồn 6).

V / Kết luận  

36 năm trước đây Tổng Thống Reagan được bất ngờ đắc cử với sứ mạng làm cho Hoa Kỳ mạnh trở lại để lãnh đạo thế giới tự do. Mặc dù xuất thân chỉ là một tài tử đóng phim hạng trung cấp. Ông đã viết nên trang sử hiển hách cho Hoa Kỳ với kết quả không ai ngờ nổi là làm cho Cộng sản Liên xô & Đông Âu tan vỡ. Tổng Thống đắc cử Trump cũng có một xuất thân khá đặc biệt và cũng bất ngờ đắc cử với quyết tâm làm cho Hoa Kỳ mạnh trở lại. Những phát biểu và nhứt là lựa chọn  khôn ngoan dùng vấn đề Đài Loan gây khó khăn & đối phó với Trung Cộng cho thấy rất có thể Ô. Trump đủ bản lãnh không những ngăn Trung Cộng độc chiếm Biển Đông mà còn "diệt" được được con quái vật này. Biết đâu lịch sử sẽ tái diễn và dân chúng Trung Hoa thoát được nạn độc tài như dân chúng Liên Xô được hưởng cách nay đúng 25 năm.
Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi  
               5 Tháng 12, 2016
………..
Nguồn 1: Kissinger (gốc Do Thái) "đi đêm" 2 lần để rồi phản bội "bán đứng" Đài Loan qua Hội Nghị Thượng Hải 1972 https://vi.wikipedia.org/wiki/ Chuy%E1%BA%BFn_th%C4%83m_ Trung_Qu%E1%BB%91c_c%E1%BB% A7a_Richard_Nixon
Nguồn 2: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc
Nguồn 3: Ảnh hưởng của Do Thái tại Mỹ: 48 % tỷ phú Mỹ là gốc Do Thái & 202 tài phiệt (đa số là tỷ phú) gốc Do Thái trải dài trên 15 quốc gia
Nguồn 4: Tổng Thống Reagan trước Bức Tường Bá Linh và đòi phá sập
Nguồn 5: Tổng Thống Hoa Kỳ Reagan đã dùng kế hoạch SDI để "tháu cáy & hù" Tổng Bí Thư Liên Xô Gorbachev
Nguồn 6: Tướng James Mattis được Trump lựa chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng có thể làm cho thế giới an toàn hơn, trong đó có khu vực Biển Đông
………..
Phụ đính 1:

Đài Loan có thể là con bài chiến lược Trump ngăn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông

Việc Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm thứ Sáu đã gây ra nhiều đồn đoán về những căng thẳng và yếu tố khó lường trong quan hệ Trung - Mỹ. 
South China Morning Post ngày 4/12 cho biết, tính đến nay phản ứng của Bắc Kinh tương đối kiềm chế với chính phủ mới của Hoa Kỳ, trong khi có nhiều khả năng sẽ xiết chặt không gian ngoại giao của chính quyền Dân Tiến đảng tại Đài Loan.
Cuộc điện đàm được khởi xướng bởi Tiến sĩ Thái Anh Văn, nhà lãnh đạo Đài Loan, kéo dài khoảng 10 phút, có thể được Bắc Kinh lý giải là nguy cơ thúc đẩy tăng doanh số vũ khí Mỹ bán cho Đài Loan trong nhiệm kỳ của Trump.
 
Những quan điểm lo ngại cho quan hệ Trung - Mỹ
Zhang Yuquan, một giáo sư về quan hệ quốc tế thuộc Đại học Tôn Dật Tiên bình luận, cuộc điện đàm này có thể thiết lập một tiền lệ rất xấu cho quan hệ Trung - Mỹ, nhưng Bắc Kinh sẽ không phản ứng vội vàng.
Trung Quốc sẽ xem những gì Trump sẽ làm sau khi nhậm chức. Nhưng ông Tập Cận Bình khá cứng rắn, nên khó mong đợi một mối quan hệ tốt giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, nếu tăng cường quan hệ với Đài Loan trở thành chính sách.
 
Image result for Tiến sĩ Thái Anh Văn chủ động gọi điện cho Tổng thống
Tiến sĩ Thái Anh Văn chủ động gọi điện cho Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
 
Jonathan Sullivan, Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham dự đoán, Bắc Kinh sẽ làm nhẹ vấn đề cuộc điện đàm này với phía Hoa Kỳ, hoặc sử dụng nó làm đòn bẩy tương lai trong quan hệ với Trump.
Nhưng Đài Loan sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong quan hệ với Trung Quốc đại lục. Doanh nghiệp Đài Loan và một số ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch có thể tiếp tục phải hứng chịu các biện pháp trả đũa từ Bắc Kinh.
Jin Canrong, một giáo sư về quan hệ quốc tế Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh bình luận, Tiến sĩ Thái Anh Văn chủ động gọi điện cho Tổng thống đắc cử Donald Trump là để tìm kiếm một sự đảm bảo từ Washington, Mỹ sẽ vẫn gánh vác trọng trách bảo vệ Đài Loan.
Pang Zhongying, một chuyên gia khác cũng thuộc Đại học Nhân Dân nói rằng, cuộc điện đàm này là khá bất ngờ với Trung Quốc, nhưng quan trọng hơn là chính sách đối ngoại tới đây của Donald Trump có thực hiện nghiêm túc sự thay đổi này, hay đó chỉ là những ngôn từ chính trị.
Có điều, vấn đề Đài Loan ngày càng khó khăn cho Trung Quốc khi Quốc Dân đảng thất thế, Dân Tiến đảng nắm quyền. Nếu Trump nghiêng về Đài Loan, sẽ là một thách thức nghiêm trọng với Bắc Kinh. [1]
 
Lo Trung Quốc sẽ trả đũa Trump bằng con bài Triều Tiên
The Wall Street Journal ngày 3/12 nhận định, cuộc điện đàm giữa ông Trump với bà Thái Anh Văn có thể làm tăng sự không chắc chắn cho quan hệ Trung - Mỹ, có thể gây nguy hiểm cho một loạt vấn đề, đặc biệt là vấn đề Triều Tiên.
Trung Quốc đã chính thức lên tiếng phản đối cuộc điện đàm sáng thứ Bảy, nhưng tập trung đổ lỗi cho Tiến sĩ Thái Anh Văn, còn với Donald Trump lại tương đối kiềm chế.
Tuy nhiên, chắc chắn đại diện của Trung Quốc sẽ tìm cách gặp gỡ nhóm chuyển giao của Trump để cảnh báo rằng, toàn bộ quan hệ Trung - Mỹ có nguy cơ bị hủy hoại nếu Donald Trump có quan hệ gần gũi hơn với Đài Bắc.
Một loạt các vấn đề toàn cầu đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa Bắc Kinh và Washington, từ quản lý nền kinh tế toàn cầu đến biến đổi khí hậu...
Nó cũng có thể làm trầm trọng thêm những căng thẳng hiện có, bao gồm các hoạt động của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông những năm gần đây.
Nhiều năm qua Mỹ đã ép Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng để thuyết phục Bình Nhưỡng bỏ vũ khí hạt nhân. Chính quyền Obama cũng lưu ý đội ngũ kế nhiệm rằng, CHDCND Triều Tiên nên được ưu tiên hàng đầu trong số các vấn đề an ninh đặt ra cho chính phủ mới.
 
Shen Dingli, một chuyên gia về quan hệ quốc tế từ Đại học Phúc Đán, Thượng Hải đe dọa: "Nếu Trump vẫn tiếp tục đi theo hướng này khi làm Tổng thống, nó sẽ cản trở nghiêm trọng quan hệ Mỹ - Trung.
Mọi vấn đề Mỹ quan tâm, Trung Quốc có thể giúp đỡ. Chúng tôi sẽ cho người Mỹ biết họ sẽ bị thua thiệt. CHDCND Triều Tiên chắc chắn sẽ được hưởng lợi."
Douglas Paal, cựu Giám đốc Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, một cơ quan thay thế vai trò của đại sứ quán, nhận định rằng: Phong cách của ông Tập Cận Bình là, nếu anh động đến tôi, tôi sẽ trả đũa.
Vì vậy nhiều khả năng nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không khoanh tay ngồi nhìn. Một trong những lựa chọn quan trọng của Trung Quốc sẽ là vấn đề Triều Tiên. [2]
Donald Trump có thể là đối thủ đáng gờm của Trung Nam Hải, Đài Loan trở thành át chủ bài ngăn Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông
The New York Times ngày 3/12 cho biết, Donald Trump đã viết trên Twitter: thật lạ lùng nếu như Mỹ bán cho Đài Loan hàng tỉ USD các thiết bị quân sự mà ông lại không nên nhận một cuộc gọi chúc mừng từ lãnh đạo Đài Loan.
 
Cá nhân người viết cho rằng, việc nhận cuộc điện thoại chúc mừng của Tiến sĩ Thái Anh Văn và chủ động cung cấp thông tin cho báo chí thông qua bộ phận chuyển giao cho thấy, đây là một tính toán khôn ngoan, không phải chuyện ngẫu hứng.
Điều này chứng tỏ, Donald Trump khó đoán với phần còn lại của thế giới, và cũng vì thế mới xứng tầm đối thủ thực sự của Trung Nam Hải ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nước cờ xoay trục của người tiền nhiệm Barack Obama đã bị ông Tập Cận Bình "bắt bài" và vô hiệu hóa. Bắc Kinh cũng chắc mẩm bà Hillary Clinton sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo thì nhiều khả năng, kế hoạch độc chiếm Biển Đông, thống trị khu vực sẽ thành.
Nhưng Donald Trump đã đảo lộn tất cả. Ông không chỉ đơn giản đưa ra những tuyên bố gây sốc, mà có thể sẽ có những nước đi "xuất kỳ bất ý".
Biển Đông, Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng và có thể cả Hoa Đông được Trung Quốc xếp vào nhóm "lợi ích quốc gia cốt lõi".
Nhưng hiện tại chỉ có Đài Loan là đòn bẩy tốt nhất để Trump kiềm chế tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, cũng như ý đồ, thủ đoạn tranh giành vị thế siêu cường thống trị khu vực.
 
Thứ nhất, lãnh đạo Đài Loan hiện nay là đảng Dân Tiến chứ không còn là Quốc Dân đảng thân Bắc Kinh, tiếng nói của Hoa Kỳ với Đài Loan rất có trọng lượng.
Thứ hai, trong thế giới hội nhập sâu sắc như ngày nay, một cuộc đại chiến nổ ra sẽ không có ai thắng, tất cả đều bị tổn thương hoặc thậm chí hủy diệt, nên không ai muốn khơi mào.
Có lẽ nắm được tâm lý này của Hoa Kỳ sau sự kiện Crimea và cuộc khủng hoảng Syria, Trung Quốc đã liên tục lấn tới bằng chiến lược "lát cắt xúc xích", "bắp cải" hay "tằm ăn dâu" ở Biển Đông mà Mỹ không làm gì được.
Động thái của Trung Quốc chưa "đủ độ" để dẫn đến xung đột chiến tranh, nhưng từng bước tạo ra hiện trạng mới và Obama không có bất kỳ nước cờ nào hiệu quả để hóa giải thủ đoạn này.
Với Donald Trump thì có thể khác. Đài Loan chính là câu trả lời.
Thứ ba, lo ngại Trung Quốc có thể dùng Triều Tiên để trả đũa Trump theo người viết là không có cơ sở. Bởi lẽ Triều Tiên luôn được Trung Quốc xem như phên dậu, dải hoãn xung chiến lược.
Trong hoàn cảnh nào Trung Quốc cũng sẽ không bỏ Triều Tiên, mặc dù không trở thành "bạn bè trong mọi hoàn cảnh" như Pakistan, nhưng không thể để Bình Nhưỡng sụp đổ.
Mọi áp lực của Hoa Kỳ sẽ chẳng đi đến đâu, nếu không muốn nói là chỉ tạo cớ cho Trung Quốc "làm giá".
Hơn nữa, Donald Trump hoàn toàn có thể mở đường đàm phán trực tiếp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, không những hóa giải được cuộc khủng hoảng ở Đông Bắc Á, mà còn thủ tiêu những cái cớ Bắc Kinh có thể làm mình làm mẩy và lấy ra đổi chác.
Thứ tư, The New York Times ngày 3/12 cho biết, trong đường lối đối ngoại của đảng Cộng Hòa, luôn luôn có một xu thế thúc đẩy cứng rắn với Trung Quốc bằng cách tiếp cận với Đài Loan.
 
Tổng thống Ronald Reagan từng đối kháng với Trung Quốc bằng cách mời một phái đoàn Đài Loan đến dự lễ nhậm chức của ông. Các phụ tá của George W. Bush cũng ép ông phải có cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc cho đến khi xảy ra vụ khủng bố 11/9.
Nhưng có một trường hợp khá độc đáo là, căng thẳng về vấn đề Đài Loan lên đến đỉnh điểm lại diễn ra trong nhiệm kỳ của một Tổng thống đảng Dân Chủ, Bill Clinton. Tháng 3/1996 Mỹ đã điều 2 tàu sân bay đến eo biển Đài Loan khi Trung Quốc tập trận và bắn tên lửa vào vùng biển này.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama, Jon M. Huntsman đã nhận định:
"Là một doanh nhân, Donald Trump thường sẽ tìm kiếm đòn bẩy trong bất kỳ mối quan hệ nào. Nên nhiều khả năng Tổng thống Donald Trump sẽ thấy Đài Loan là một đòn bẩy hữu ích". [3]
 
Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton thì xác quyết hơn với nhận định: Hoa Kỳ có một cái thang ngoại giao buộc Bắc Kinh phải chú ý. Ông đã từng khuyến cáo Obama nên sử dụng vấn đề Đài Loan để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
John Bolton nhấn mạnh, Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ nếu mạnh dạn, sẵn sàng hành động thì luôn có những cơ hội ngăn chặn và đảo ngược xu thế bành trướng lãnh thổ, bá chủ Đông Nam Á mà Trung Quốc đang theo đuổi. [4]
Tài liệu tham khảo:
 Trần Công Trục
            04/12/16
Xin click vào xem thêm nhiều chi tiết của bài viết trên trang web Ngô Quyền:




Posted by: Phu Van 

No comments:

Post a Comment

VC kill in action

Featured post

https://www.facebook.com/reel/802490438523735

 https://www.facebook.com/reel/802490438523735

Popular Posts