Không
có Mỹ, 11 nước thành viên đồng ý duy trì TPP
Các nước tham gia TPP trước khi Hoa Kỳ rút ra
khỏi hiệp định nàyDR
Các nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đồng ý
nghiên cứu các phương thức để duy trì TPP dù Hoa Kỳ quyết định rút khỏi hiệp định.
Bộ trưởng New Zealand và Mêhicô hôm nay 21/05/2017 thông báo như trên sau phiên
họp Diễn đàn Hợp tác Kinh châu Á-Thái Bình Dương (APEC) cấp bộ trưởng diễn ra
tại Hà Nội, Việt Nam.
Phát biểu trước báo giới, bộ trưởng Thương Mại New Zealand, Todd
MacClay, cho hay các thành viên còn lại trong hiệp định TPP "tập
trung nghiên cứu các phương thức hòng thúc đẩy hiệp định. Các nước này sẽ gửi
đề xuất vào tháng 11 tới". Đây cũng là phát biểu của bộ trưởng
Kinh Tế Mêhicô Ildefonso Guajardo.
Theo Reuters, Hoa Kỳ vẫn kiên quyết không quay lại hiệp định TPP
và khẳng định "không gì có thể thay đổi được quyết
định này", theo phát biểu của trưởng đại diện Thương Mại Hoa
Kỳ, Robert Lighthizer, trong một buổi họp báo khác, cũng tại Hà Nội. Washington
ưu tiên các hiệp định song phương với các nước trong vùng, vì theo ông Robert
Lighthizer, "đối với Hòa Kỳ, đàm phán song phương
có lợi hơn là đàm phán đa phương".
Để có hiệu lực, hiệp định TPP phải được các nước thành viên phê
chuẩn từ giờ đến tháng 03/2018. Hiện mới có Nhật Bản và New Zealand thông qua. Một
trong những khó khăn hiện nay là phải thuyết phục Việt Nam và Malaysia tiếp tục
ở lại, do mục tiêu chính tham gia TPP của hai nước này là muốn thâm nhập vào
thị trường Mỹ.
11 nước đồng ý tiếp tục thực hiện TPP không có Mỹ
RFA
2017-05-21
2017-05-21
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Bộ trưởng Thương
mại 11 nước tham gia Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP đồng ý tiếp
tục đàm phán để thực hiện bản hiệp định, cho dù phía Hoa Kỳ vẫn nhất quyết
không tham gia trở lại.
Điều này được Bộ trưởng Thương mại Todd McClay của New Zealand
thông báo trong cuộc họp báo tại Hà Nội hồi trưa nay, sau cuộc gặp của 11 nước
tham gia TPP.
Ông McClay nói rằng các quốc gia đồng ý “tiếp tục triển khai TPP”,
trong một vài tháng tới “sẽ có những hành động cụ thể” để đi đến mục tiêu TPP
sẽ đem lại lợi ích cho người dân cũng như các doanh nghiệp, theo đúng ước muốn
đã đề ra ngay từ ngày đầu là không bảo hộ mậu dịch, mở cửa thị trường và thúc
đẩy thương mại toàn cầu.
Tại cuộc họp, các nước tham gia TPP cũng bàn thảo tới việc mở rộng
để các quốc gia khác tham gia, nhưng những tin tức bên lề cho thấy điều này chỉ
thành hình sau khi hoàn tất các cuộc thương thảo cho bản hiệp định đang có giữa
11 nước thành viên.
Tin này được nói tới vì từng có e ngại cho rằng Việt Nam và
Malaysia có thể đòi hỏi phải sửa lại một số điều khoản đã nhượng bộ trước đây
để 2 nước thuận lợi khi đưa hàng xuất khẩu vào Mỹ.
Bây giờ khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định, có thể Việt Nam và Malaysia
thấy những nhượng bộ đó trở thành không cần thiết.
Hoa Kỳ không quay lưng với khu vực
Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP thành hình sau nhiều
vòng đàm phán của 12 nước, trong đó có Hoa Kỳ và được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính
phủ Barack Obama.
Chỉ ít ngày sau khi nhậm chức, Tổng Thống Donald Trump ký sắc lệnh
rút khỏi hiệp định, lấy lý do TPP không đem lại lợi ích gì cho Hoa Kỳ, không
giúp Mỹ phát triển kinh tế mà lại khiến công nhân Mỹ mất việc làm.
Do đó, TTP hiện giờ được gọi là TPP 11 (vì chỉ còn 11 nước) hoặc
TPP trừ 1 (vì không còn Hoa Kỳ).
Hiện có mặt tại Hà Nội để dự cuộc họp cấp bộ trưởng thương mại
APEC, ông Robert Lighthizer, Đại Diện Thương Mại Mỹ khẳng định Hoa Kỳ không thay
đổi quan điểm và quyết định đối với TPP, nhắc lại “vì TPP không đáp ứng lợi ích
của nước Mỹ” nhưng nói thêm “điều đó không có nghĩa là chúng tôi quay lưng lại
với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
VC kill in action