X


TT Mỹ Trump viết lời ủng hộ người VN biểu tình chống bọn CSVN Đừng sợ bọn qủi dữ



Monday, 22 May 2017

Mỹ gây áp lực với tổng thống tái đắc cử Iran Hassan Rohani


 

Mỹ gây áp lực với tổng thống tái đắc cử Iran Hassan Rohani

Tú Anh
media
Hassan Rohani, tái đắc cử tổng thống Iran, ngay từ vòng một cuộc bỏ phiếu ngày 19/5/2017.ATTA KENARE / AFP
Vừa được cử tri tín nhiệm thêm một nhiệm kỳ bốn năm, tổng thống Iran đã bị Hoa Kỳ gây sức ép. Từ Ryad, đối thủ của Teheran tại Trung Cận Đông và trong thế giới Hồi giáo phân cực Sunni và Shia, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trực tiếp kêu gọi chính quyền Iran ngưng yểm trợ khủng bố và thử nghiệm tên lửa đạn đạo.
Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi phân tích :
Chính quyền Iran chưa lên tiếng về những tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ. Nhưng trước đó, khi biết kết quả bầu cử, tổng thống Rohani khẳng định chiến thắng rõ nét của ông chứng tỏ nhân dân Iran muốn « sống trong hoà bình và hữu nghị với thế giới » nhưng ông không chấp nhận « đe dọa và sỉ nhục ».
Vài giờ trước khi ngoại trưởng Mỹ phát biểu, tổng thống Iran tuyên bố thêm : Con đường thiết lập an ninh trong khu vực là củng cố nền dân chủ chứ không phải dựa vào sức mạnh ngoại bang. Thông điệp này nhắm vào Ả Rập Xê Út, nơi tổng thống Mỹ Donald Trump và ngoại trưởng Rex Tillerson đang thăm viếng.
Chuyến công du của tổng thống Donald Trump, theo lời của ngoại trưởng Rex Tillerson là để « chống lại ảnh hưởng của Iran trong vùng », là một món quà xấu cho tổng thống Rohani. Trong suốt cuộc vận động tranh cử, nhà lãnh đạo thuộc xu hướng ôn hoà cam kết, một khi tái đắc cử, sẽ tìm cách đòi giải tỏa hết những cấm vận cuối cùng sau khi quốc tế đã bỏ lệnh trừng phạt Teheran đánh đổi với thỏa thuận hạt nhân.
Lời hứa này chắc khó mà thực hiện bởi vì, trong những tháng gần đây, Hoa Kỳ đã ban hành thêm nhiều biện pháp mới trừng phạt chương trình tên lửa của Teheran. Hơn nữa, chính quyền mới ở Washington muốn tiếp tục gây sức ép để Teheran thay đổi chính sách khu vực nhất là đối với Syria, Irak và Yemen.
Tân tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong thông điệp chúc mừng Iran tái đắc cử, khen ngợi diễn tiến tốt đẹp của cuộc bầu cử và thúc giục Iran « tuân thủ triệt để » thỏa thuận hạt nhân 2015. Còn tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng minh của Iran, tỏ hy vọng sẽ tiếp tục củng cố và phát triển trục Matxcơva-Teheran bảo vệ « ổn định » tại Trung Đông và trên thế giới.

« Thầy W. », hay bộ mặt của sự hận thù

Thanh Hà
media
Barbet Schroeder, đạo diễn người Thụy Sĩ với bộ phim "Thầy W.", tại Liên Hoan Phim Cannes 2017.
W. như Wirathu, tu sĩ Phật giáo Miến Điện, lãnh đạo phong trào 969 chủ trương diệt chủng người Hồi giáo trên đất nước ông. Đạo diễn Thụy Sĩ Barbet Schroeder đến tận Mandalay thực hiện bộ phim tài liệu « Le Vénérable W.- Thầy W. » bộ mặt của sự hận thù. Nạn nhân là người Rohingya.
Phải chăng Miến Điện đang đối mặt với nạn diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 21 ? Chân lý bất bạo động trong Phật Pháp đang bị một nhà tu chà đạp không thương tiếc. « Thầy W. », không biết đến hai chữ « vị tha ». Mở đầu câu chuyện khi tiếp đạo diễn Schroeder, nhà tu này hỏi : « Ông có biết giống cá của Phi châu không ? Chúng ăn khỏe và mau lớn lắm. Có điều, để phát triển, chúng hủy diệt tất cả môi trường chung quanh. Bọn Hồi giáo cũng vậy ».
Cứ như thế trong đúng 100 phút đồng hồ, nhà tu này không chút ngại ngùng khẳng định : « Người Hồi giáo mắn đẻ như thỏ », « sự phát triển của họ đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc Miến Điện (…) Bọn họ làm ăn giàu có, mua đất, xây nhà, cướp hết của cải của chúng ta ».
Các bài thuyết pháp của « Thầy W. » sặc mùi kỳ thị. Là người của thời đại, tu sĩ này sử dụng mạng xã hội, video, khai thác chiến thuật phao tin thất thiệt để kích động quần chúng, khuyến khích các cuộc tàn sát người Hồi giáo để « giống nòi được tinh khiết ».
Ở gần cuối bộ phim là cảnh « Thầy W. » trong một bài thuyết pháp, thóa mạ đặi sứ Liên Hiệp Quốc về nhân quyền Miến Điện, với những lời lẽ tục tĩu nhất tưởng chừng không bao giờ được thốt ra từ cửa miệng của một người tu hành.
Với « Thầy W. », Barbet Schroeder vừa đóng lại bộ ba phim tài liệu trải dài trong hơn 40 năm, mà ông dành để nói về cái « Ác » dưới muôn hình vạn trạng. Bởi theo ông, đây là một đề tài vô tận, gắn liền với nhân loại.
Hai tập phim trước, đạo diễn người Thụy Sĩ từng nói về tướng Idi Amin Dada, tên bạo chúa Ouganda, và luật sư Jacques Vergès, người luôn bào chữa cho những tên khủng bố hay kẻ đã nhúng tay vào tội ác thời Đức Quốc Xã, Barbie.
Tương tự như hai bộ phim trước, không bình luận hay thêm thắt, Schroeder chỉ mở camera và micro, để cho chính những nhân vật này tự giãi bày. Bộ phim của ông được bổ sung bằng những phóng sự truyền hình, hay bài báo nói về tình hình Miến Điện. Đó là hình ảnh đền thờ Hồi giáo bị đốt cháy, là cảnh người Hồi giáo bị đánh hội đồng, quân đội khoanh tay đứng nhìn.
Xem xong « Thầy W. », khán giả lạnh người, sực nhớ lại rằng, sự cuồng tín không có biên giới, không phân biệt màu da, không chừa bất kỳ một tôn giáo nào. « Thầy W. » sao mà gần gũi với phương pháp nhồi sọ và tuyên truyền ở nửa đầu thế kỷ 20 thời cộng sản hay Đức Quốc Xã.

 



__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" <

No comments:

Post a Comment

VC kill in action

Featured post

https://www.facebook.com/reel/802490438523735

 https://www.facebook.com/reel/802490438523735

Popular Posts