Rao giảng Tin Mừng
cho Người nghèo khó
|
Donald
Trump coi đồng xu to hơn nhân quyền Việt Nam
Phạm Trần - 01.06.2017
U.S. President Donald
Trump greets Vietnamese Prime Minister Nguyen Xuan Phuc
at the White House in
Washington, U.S., May 31, 2017. REUTERS/Kevin Lamarque
GNsP (01.06.2017) – Tổng thống
Cộng hòa Donald Trump đã quay lưng với quyền con người ở Việt Nam khi ông ta nhặt
được nhiều đồng xu trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
từ ngày 29 đến 31/05/2017.
Bằng chứng như tin Chính phủ Việt Nam phổ biến: “Chúng tôi đã ký
hợp đồng gần 15 tỷ USD, chủ yếu từ nhập khẩu các thiết bị dịch vụ từ Hoa Kỳ”,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo với gần 300 doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Các báo Việt Nam đồng loạt đưa tin: “Tối 30/5, giờ Washington
(sáng 31/5, giờ Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc tọa đàm với các tập
đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ và tiệc chào mừng do Phòng Thương mại
Hoa Kỳ (USCC) và Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ-ASEAN (USABC) đồng chủ trì với sự
tham dự của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, Chủ tịch Hội đồng
kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN Alexander C. Feldman, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ
Thomas J.Donohue và gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ.
Thủ tướng cho biết, tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam là
10,2 tỷ USD, nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích cho
doanh nghiệp và việc làm cho Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp đều muốn đóng
góp vào thúc đẩy quan hệ song phương. Xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng
77% trong những năm gần đây.”
TIỀN LỚN HƠN NHÂN QUYỀN
Đó là kết qủa chuyến sang Mỹ của phái đòan Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc. Ông Phúc đã biết chọn người và tiêu tiền đúng chỗ nên theo Bản Tuyên bố
chung và tường thuật của các Phóng viên báo chí nhà nước đi theo đòan Việt Nam
thì trong suốt cuộc hành trình 3 ngày ở Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc
(29-31/05/2017), không nơi đâu, kể cả tại Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngọai Giao, những
vi phạm quyền con người ở Việt Nam đã được chính quyền Trump quan tâm.
Hành động xoay chiều của chính quyền Trump coi quan hệ kinh tế
quan trọng và cần thiết hơn các quyền cơ bản của con người, kể cả nhân quyền và
các quyền tự do tư tưởng và tôn giáo của đồng bào trong nước là một bài học rất
đắt gía cho cuộc tranh đấu của người Việt Nam.
Bởi vì chỉ một cuộc gặp ngắn ngủi ngày 31/05/2017 tại Bạch Ốc
thôi, mà ông Donald Trump đã xóa đi tất cả những thành tích bảo vệ quyền con
người Việt Nam trong 24 năm cầm quyền (từ 1993 đến 2016) của ba đời Tổng thống
Hiệp Chủng Quốc (42) Bill Clinton (Dân chủ), (43) George W. Bush (Cộng hoà) và
(44) Barack Obama (Dân chủ).
KINH TẾ HƠN NHÂN QUYỀN
Bằng chứng là ông Donald Trump, một nhà kinh doanh thành công
trước khi đắc cử Tổng thống tháng 11/2016, đã không nói hay viết một chữ về
tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc, mặc dù Việt Nam đã bị các Tổ chức Nhân quyền, Tôn giáo Liên Hiệp Quốc
và Thế giới lên án từ nhiều năm qua.
Ngay Bộ Ngọai giao Mỹ, dưới thời các vị Tổng thống tiền nhiệm,
năm nào cũng ra Báo cáo tình trạng nhân quyền trên thế giới và chưa hề bao giờ
Việt Nam được coi là quốc gia có thành tích tốt về các quyền con người.
Chính quyền Donald Trump, tuy mới cầm quyền ít tháng đã nhanh
chóng coi nhẹ chuyện nhân quyền. Vì vậy, không ngạc nhiên khi thấy Tuyên bố
chung đã nói nhiều đến hợp tác kinh tế và mối lợi nhuận của hai nước.
Những điểm hai bên thỏa hiệp sau đây được phổ biến tại Hà Nội
sáng ngày 1/6/2017, theo đó:
-Hai nhà lãnh đạo cam kết tích cực tăng cường quan hệ kinh tế
cùng có lợi và ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy thịnh vượng cho cả hai
nước. Hai nhà lãnh đạo khẳng định tiếp tục ủng hộ hợp tác phát triển giữa hai
nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam thực hiện nhất quán chính
sách đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các công
ty nước ngoài, bao gồm các công ty Hoa Kỳ kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam; thực
thi và bảo vệ sở hữu trí tuệ; hoàn thiện luật lao động phù hợp với các cam kết
quốc tế của Việt Nam.
-Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy thương mại
song phương và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên, đặc biệt
thông qua việc triển khai có hiệu quả Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư để
xử lý các vấn đề trong quan hệ Việt Nam– Hoa Kỳ trên tinh thần xây dựng.
-Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc xử lý một số vấn đề thương mại
ưu tiên, bao gồm dịch vụ chuyển vùng điện thoại và thuốc thú y, và cam kết sẽ
tiếp tục phối hợp trên tinh thần xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề ưu tiên
khác của mỗi bên, như sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính và quảng cáo, sản phẩm
an ninh thông tin, nội tạng trắng, bột bã ngô, cá da trơn, tôm, xoài và các vấn
đề khác.
-Phía Hoa Kỳ ghi nhận quan tâm của Việt Nam đạt được quy chế
kinh tế thị trường và hai bên nhất trí tiếp tục tham vấn một cách hợp tác và
toàn diện thông qua việc đẩy mạnh nhóm làm việc song phương. Hai bên hoan
nghênh việc công bố các thỏa thuận thương mại mới với tổng trị giá hơn 8 tỉ USD.
-Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường quan hệ quốc phòng song
phương trên cơ sở Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương năm
2011 và Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng năm 2015. Hai nhà lãnh đạo
trao đổi về quyết định vừa qua của Chính phủ Hoa Kỳ chuyển giao tàu tuần tra lớp
Hamilton cho Việt Nam nhằm tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển của
Việt Nam, và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tỏ ra quan tâm tới việc tiếp nhận thêm
trang thiết bị quốc phòng từ Hoa Kỳ, bao gồm các tàu tuần tra cho lực lượng cảnh
sát biển.
QUYỀN CON NGƯỜI Ở ĐÂU ?
Trong lĩnh vực quyền con người, mặc dù ai cũng biết đang tiếp tục
bị nhà nước xâm hại nghiêm trọng ở Việt Nam, nhưng Tuyên bố chung chỉ nói cho
có nói nguyên văn như sau:
-“Tổng thống Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh kết
quả của các cuộc đối thoại thẳng thắn, xây dựng về quyền con người, đặc biệt là
vòng 21 Đối thoại nhân quyền Việt Nam – Hoa Kỳ diễn ra vào tháng 5 năm 2017, nhằm
thu hẹp khác biệt và tiếp tục xây dựng lòng tin. Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người và sự liên hệ giữa quyền
con người với an ninh và phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
-“Hai nước khuyến khích tăng cường hợp tác để bảo đảm tất cả mọi
người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt
giới tính, chủng tộc, tôn giáo và khuynh hướng giới tính, cũng như người khuyết
tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người. Hoa Kỳ hoan nghênh nỗ lực củaViệt
Nam trong việc cải thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền cho mọi
người dân.”
Nên nhớ, đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam không ngừng lên án
và cáo buộc những người đấu tranh cho tự do, dân chủ và quyền tự do tư tưởng,
báo chí, thông tin ở Việt Nam luôn luôn bị đàn áp và bắt bỏ tù vì lý do bịa đặt
được gọi là xâm phạm “an ninh quốc gia”.
Do đó, khi Tổng thống Donald Trump đồng ý ghi câu này vào Tuyên
bố chung là ông đã mắc bẫy Nguyễn Xuân Phúc.
NHÂN QUYỀN VIỆT NAM DƯỚI 3 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ
Ngược lại, nước mỹ, kể từ thời Tổng thống Bill Clinton đến hai đời
Tổng thống Gorge W. Bush và Barack Obama, không khi nào tình hình nhân quyền tồi
tệ ở Việt Nam đã bị các ông làm ngơ.
Bằng chứng năm 2006, khi thăm Việt Nam, hai nước đã ra Tuyên bố
chung, trong đó có đọan viết: “Tổng thống George Bush thông báo về Chiến
lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
tôn trọng đầy đủ các quyền con người và các quyền tự do cơ bản đối với hoà bình
thế giới cũng như đối với sự phát triển ổn định của mỗi quốc gia. Chủ tịch Nguyễn
Minh Triết thông báo cho Tổng thống George Bush về các luật và quy định mới được
ban hành về tự do tôn giáo cần được thực thi tích cực tại tất cả các địa phương
của Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo cũng ghi nhận tầm quan trọng của việc tiếp tục đạt
tiến bộ trong đối thoại song phương về quyền con người và tái khẳng định rằng đối
thoại cần được tiến hành một cách toàn diện, xây dựng và có kết quả.”
Sau đó năm 2007, trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết, Thông cáo của Tòa Bạch ốc viết về tuyên bố của Tổng thống Bush về
nhân quyền như sau:
“I also made it very clear that in order for relations to grow
deeper that it’s important for our friends to have a strong commitment to human
rights and freedom and democracy. I explained my strong belief that societies
are enriched when people are allowed to express themselves freely or worship
freely.”
(Tạm dịch: Tôi cũng nói rất rõ là để có được mối quan hệ vững chắc
hơn, tôi nghĩ rất quan trọng là những người bạn của chúng ta cũng cần có những
cam kết về nhân quyền, các quyền tự do và dân chủ. Tôi cũng đã giải thích tôi
mãnh liệt tin rằng xã hội chỉ có thể phồn vinh khi con người hòan tòan được
phép bầy tỏ quan điềm của mình và quyền được tự do thờ phượng.”)
Đến năm 2013, khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Mỹ và gặp Tổng
thống Obama tại Bạch Ốc, bản Tuyên bố chung cũng viết: “Hai bên cũng đã trao đổi
về một số vấn đề còn khác biệt, trong đó có vấn đề quyền con người; nhất trí tiếp
tục thông qua đối thoại xây dựng và tôn trọng lẫn nhau để tăng cường hiểu biết,
giảm thiểu khác biệt, không để vấn đề này ảnh hưởng tới quan hệ đang phát triển
tốt đẹp giữa hai nước.”
Và sau cùng, trong chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên của Tổng Bí thư đảng
CSVN Nguyễn Phú Trọng tháng 7/2015, hai bên đã ra Tuyên bố về Tầm nhìn chung,
trong đó khẳng định: “Hai nước hứa hẹn tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ
quyền con người và ủng hộ việc duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn và xây dựng
về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khác biệt.”
“Hai nước khuyến khích sự hợp tác hơn nữa nhằm bảo đảm rằng mọi
người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt
giới, chủng tộc, tôn giáo hoặc khuynh hướng giới tính, và bao gồm cả người tàn
tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người.”
BIỂN ĐÔNG
Bên cạnh những vấn đề của hai nước, Mỹ và Việt Nam cũng lên tiếng
về tình hình Biển Đông như sau:
-“Tổng thống Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Biển
Đông là tuyến đường hàng hải có tầm quan trọng chiến lược đối với cộng đồng quốc
tế. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải,
hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác; bày tỏ lo ngại về tác động
bất ổn mà những hạn chế bất hợp pháp đối với tự do trên biển gây ra đối với hòa
bình và thịnh vượng của khu vực Châu Á –Thái Bình Dương.”
-“Hai bên cũng khẳng định hoàn toàn ủng hộ giải quyết hòa bình
các tranh chấp, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp
quốc tế, trong đó có việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp
lý, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ
pháp lý quốc tế trong quá trình giải quyết tranh chấp. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh
các bên cần kiềm chế, không có các hành động có thể gây gia tăng căng thẳng,
như việc quân sự hóa các cấu trúc có tranh chấp. Tổng thống Trump nhấn mạnh Hoa
Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay di chuyển và hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật
pháp quốc tế cho phép.”
Tuyên bố của hai nước về Biển Đông không có gì mới hơn lập trường
cố hữu của Mỹ thời Tổng thống Barack Obama. Nhưng Ông Obama đã mất hơn 7 năm để
hoàn tất Hiệp dịnh Hợp tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Partnership, TPP) với 11 nước khác, kể cả Việt Nam với chủ
trương khống chế ảnh hưởng bành trướng quân sự và kinh tế của Trung quốc.
Nhưng khi lên cầm quyền, ông Trump đã rút Mỹ khỏi TPP nên Trung
Quốc đã rảnh tay hơn để phát động chiến lược Một Vành Đại-Một con đường để bành
trướng thế lực kinh tế và chính trị (hay còn gọi là Con đường tơ lụa trên đất
liền và trên biển).
Bây giờ, chính quyền Donald Trump lại coi chuyện nhân quyền
không lớn bằng đồng xu thì nhân dân các nước bị độc tài và độc quyền đán áp biết
trông cậy vào ai ?
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Virus-free. www.avast.com
|
__._,_.___
Trump bỏ lơ Biển Đông .
Trump không thích ai thì cứ tống cổ, trong đầu Trump hai chử "Nhân
Quyền" đã vượt thoát từ lâu .
Thế cho nên Trump vui
cười tiếp tên phó đảng tập Đoàn Thái thú Giao Châu, nhử củ carot dổ ngọt nói
nhỏ :" Ngoan nhé, Tàu được tôi chia quyền thống trị phương Đông rồi đấy
nhé, vì tiền của Tàu mà tôi lie với bọn người tin tưởng bỏ phiếu cho tôi đấy nhé
. Về cứ tiếp tục ngoan ngoản tuân phục và trình diện đều đều Trump tôi và Tàu
nhé, thì chức thái thú và các củ carot bé bé xinh xinh hưởng đời đời
nhé! He he he ... "
Chuyến đi của Phúc: Bị dân
Việt biểu tình, chỉ được Trump ký an ủi $8 tỉ thay vì $15 tỉ mậu dịch
Tổng Thống Donald Trump bắt tay Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc sau cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc chiều thứ Tư. (Chip Somodevilla/ Getty Images)
HOA THỊNH ĐỐN – Không chỉ bị người Việt hải ngoại phản đối, biểu tình ồn ào bên ngoài Tòa Bạch Ốc, phái đoàn của thủ tướng Cộng Sản Việt Nam đã trở về nước với các hợp đồng trị giá thấp hơn so với dự đoán của nhà cầm quyền Hà Nội.
Biểu tình chống chế độ CSVN
Hàng trăm người đã tham dự cuộc biểu tình chống Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc bên ngoài Tòa Bạch Ốc vào trưa thứ Tư, 31 tháng Năm. Nhiều người đã cầm hình ảnh của các nạn nhân mới nhất của chế độ cộng sản, như ông Nguyễn Hữu Tấn, một tín hữu Phật Giáo Hòa Hảo bị cắt cổ sau khi bị công an bắt tại tỉnh Vĩnh Long vào đầu tháng Năm. Trong buổi gặp gỡ giữa Tổng Thống Donald Trump và Nguyễn Xuân Phúc, đôi bên đề cập các vấn đề liên quan đến thương mại và Biển Đông, nhưng hầu như không nhắc tới tình trạng nhân quyền bị chà đạp tại Việt Nam. (Tiến Lưu/ Facebook)
Sau khi bị mất cơ hội mậu dịch qua Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đầu năm nay, Việt Nam từng hy vọng được chính phủ Trump “an ủi” với các hợp đồng béo bở. Thế nhưng đến cuối ngày thứ Tư, phái đoàn cộng sản đã rời thủ đô Hoa Thịnh Đốn với số tiền ít hơn họ mong đợi.
Trước đó, từ sáng cho đến chiều thứ Tư, hàng trăm người đã cầm cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa, đứng hô to những khẩu hiểu chống chế độ Cộng Sản Việt Nam bên ngoài Tòa Bạch Ốc, nơi mà Tổng Thống Donald Trump đã tiếp phái đoàn cộng sản do Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cầm đầu.
Nhiều người biểu tình đã cầm hình ảnh của các nạn nhân mới nhất của chế độ cộng sản, như ông Nguyễn Hữu Tấn, một tín hữu Phật Giáo Hòa Hảo bị cắt cổ sau khi bị công an bắt tại tỉnh Vĩnh Long vào đầu tháng Năm.
Trong cuộc họp với phái đoàn cộng sản sau đó, cùng có mặt với Tổng Thống Trump còn có Phó Tổng Thống Mike Pence, Ngoại Trưởng Rex Tillerson, Cố Vấn Cao Cấp Jared Kushner, cùng một số viên chức cao cấp của chính phủ Trump.
Theo thông báo của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ vào chiều tối thứ Tư, ông Trump đã nói chuyện mậu dịch với ông Phúc, và đôi bên đã đón nhận một số hợp đồng được ký kết mà chính phủ Trump nói là trị giá hàng tỉ Mỹ kim và tạo nhiều việc làm.
Bộ Thương Mại cho biết Hoa Kỳ đã ký 13 hợp đồng trị giá $8 tỉ Mỹ kim với Việt Nam, kể cả $3 tỉ sản phẩm mà Bộ Thương Mại nói là do Hoa Kỳ sản xuất và sẽ hỗ trợ cho 23,000 việc làm cho người Mỹ.
Trong các hợp đồng này có cả hợp đồng trị giá $5.58 tỉ cho hãng điện General Electric Co (GE), trong lãnh vực tạo năng lượng, chế động cơ cho máy bay và cung cấp dịch vụ. Đây là hợp đồng tổng hợp lớn nhất mà GE từng được ký với Việt Nam.
Một công ty chuyên sản xuất máy cày và dụng cụ nông nghiệp là Caterpillar Inc (CAT) cũng được ký hợp đồng để cung cấp kỹ thuật điều hành cho hơn 100 máy phát điện đang được sử dụng tại Việt Nam, công ty này cho biết.
Tại cuộc họp báo ở Tòa Bạch Ốc, ông Trump tuyên bố với các ký giả, “Họ (Việt Nam) vừa mới ký một đơn đặt hàng rất lớn với Hoa Kỳ, trị giá hàng tỉ Mỹ kim, và chúng tôi rất trân trọng điều đó, vì nó sẽ tạo việc làm cho Hoa Kỳ, và đồng thời cung cấp những dụng cụ rất tốt cho Việt Nam.”
Thông báo của Bộ Thương Mại cho thấy những hợp đồng cho thấy tổng trị giá của các hợp đã thấp hơn rất nhiều, chỉ tới phân nửa so với số tiền $15 tỉ Mỹ kim mà ông Phúc từng tuyên bố trong bài diễn văn tại Heritage Foundation (Viện Di Sản).
Trước khi bị thất vọng với số tiền ký kết quá thấp, Nguyễn Xuân Phúc từng nói với báo chí trong nước, rằng những thỏa thuận mới trị giá $15 tỉ này phần lớn sẽ tập trung vào lãnh vực công nghệ cao. Ngay cả khi xuất cảng sang Mỹ những thứ sản phẩm như cá, hải sản, quần áo và giày dép, Việt Nam vẫn là một nước tiêu thụ bắp, đậu nành, máy bay và máy móc của Mỹ.
Các thỏa thuận được loan báo vào chiều thứ Tư có thể sẽ là một chút an ủi cho Việt Nam, sau vụ đổ bể của Hiệp Ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP). Đây là thỏa thuận thương mại gồm 12 quốc gia, mà ông Trump đã chính thức rút khỏi đó ngay sau khi ông lên nhậm chức trong tháng Giêng năm nay.
Các kinh tế gia nói rằng Việt Nam từng kỳ vọng là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định TTP. Một cuộc nghiên cứu trong năm 2016 của Viện Kinh Tế Quốc Tế Peterson tìm thấy rằng thỏa thuận thương mại ấy, từ thời Tổng Thống Obama, lẽ ra sẽ làm tăng tổng sản lượng quốc nội (GDP) của Việt Nam lên mức 8.1 phần trăm vào năm 2030, mức tăng lớn nhất của bất kỳ quốc gia nào tham gia thỏa thuận ấy, và mở rộng khối lượng xuất cảng lên tới mức một phần năm. Các nhà kinh tế dự đoán rằng hiệp định ấy sẽ mở rộng phạm vị tiếp cận thị trường ngoại quốc cho các hãng Việt Nam chuyên sản xuất quần áo, giày dép và thủy sản, cũng như kích thích cải cách kinh tế trong nước.
Để so sánh, đến năm 2030 TPP sẽ làm tăng 0.5 phần trăm trong GDP của Mỹ, và 2.5 phần trăm trong GDP của Nhật Bản, theo Viện Peterson ước tính. Ngay cả những nước có nền kinh tế nhỏ hơn, như Brunei và Peru, sẽ không được mức tăng phần trăm bằng với Việt Nam.
Thỏa thuận ấy cũng có những hàm ngụ về mặt chiến lược cho Việt Nam, một nước có 90 triệu dân nằm sát biên giới phía nam của Trung Quốc Bằng cách loại trừ Trung Quốc, ít nhất là vào lúc đầu, những người thành lập TPP đã tìm cách củng cố những nền kinh tế đối thủ, và cân bằng thế thống trị đang tăng lên của Trung Quốc ở khu vực Đông Á.
Chuyến viếng thăm của ông Phúc cũng diễn ra vào thời điểm ông Trump dường như tỏ thái độ nồng nhiệt với Trung Quốc, nước láng giềng lớn hơn nhiều và hùng mạnh hơn của Việt Nam.
Trong thời gian vận động tranh cử, Tổng Thống Trump thường đe dọa Trung Quốc bằng những mức thuế rất lớn. Thế nhưng lời ông nói về Trung Quốc đã khác đi khá nhiều từ khi ông lên cầm quyền.
Tổng Thống trump đã không giữ lời ông hứa sẽ coi Trung Quốc là một nước thao túng hệ thống tiền tệ, một điều cáo buộc mà nhiều kinh tế gia đồng ý là sai lầm. Ông nói rằng ông đã làm như vậy là để đạt được việc hợp tác của Trung Quốc về vấn đề Bắc Hàn. Ông Trump cũng từng đưa ra một kế hoạch hành động kéo dài 100 ngày về thương mại với Trung Quốc, trong đó có một số điểm nhượng bộ Chẳng hạn như cho phép các hãng sản xuất thịt bò ở Mỹ bán hàng sang Trung Quốc, và cho phép một số công ty tài chánh cung cấp các dịch vụ ở đó.
Thái độ ấm áp của ông Trump được tri nhận đối với Trung Quốc có thể gây lo lắng cho giới lãnh đạo ở Việt Nam. Nước này cũng bị chính phủ Trump chỉ trích vì những lề lối thực hành kinh tế của họ. Giống như nhiều nước khác, Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ nhiều hơn là nhập cảng từ Mỹ, tạo ra một mức thâm hụt thương mại mà Tổng thống Trump thường đả kích kịch liệt.
Ông Trump nói về nhóm các nước này, “Họ là những kẻ gian lận. Từ nay về sau, những nước nào vi phạm các quy tắc sẽ gặp phải những hậu quả, và đó sẽ là những hậu quả rất nghiêm trọng.”
Trump đón tiếp Nguyễn Xuân Phúc tại Phòng Bầu dục
Washington (AP)
– 3h chiều hôm nay (giờ miền Đông), Tổng thống
Donald Trump đã ra đón chào Thủ tướng Việt cộng đến Toà Bạch Ốc.
Ông Nguyễn Xuân Phúc là
lãnh đạo Đông Á đầu tiên viếng thăm Toà Bạch Ốc kể từ khi ông Trump nhậm chức.
Tổng thống Trump bày tỏ
hân hạnh được tiếp đón Thủ tướng Việt Nam và cho biết hai bên sẽ bàn nhiều vấn
đề trong đó có thương mại và Bắc Hàn. “Chúng tôi có nhiều vấn đề cần bàn và
mong muốn được cùng làm việc với nhau,” ông Trump cho đám đông ký giả biết.
Trong buổi hội kiến tại
Phòng Bầu Dục, Thủ tướng Việt cộng bày tỏ, Hoa Kỳ và Việt Nam đã vượt qua được
những biến cố thăng trầm để trở thành đối tác toàn diện. Ông Phúc nhắc lại cuộc
điện đàm và trao đổi thư từ với Tổng thống Mỹ hồi tháng 12 trước khi ông Trump
nhậm chức. Ông cho biết, sự cởi mở và thân thiện của ông Trump gây ấn tượng
đẹp, và ông cũng bày tỏ sự tự tin cuộc hội kiến sẽ “bình đẳng, thẳng thắn, và
cởi mở.”
Ông Trump cho hay, hai
bên sẽ thảo luận những vấn đề quan trọng trong thương mại. Hà Nội có yêu cầu
tiền tỉ, mang lại công ăn việc làm cho Mỹ và trang thiết bị hiện đại cho Việt
Nam, Tổng thống Mỹ cho biết thêm mặc dù không nói rõ cụ thể hợp đồng, yêu cầu
gì.
Photo Credit: AP
Thủ tướng Việt cộng cũng
gởi lời mời Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh kinh
tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11 năm nay.
TT Donald Trump sẽ tập
trung vào chủ đề thâm thủng mậu dịch bất lợi cho Hoa Kỳ khi buôn bán với Việt
Nam.
Trung Quốc là kình địch
số một về mậu dịch của Hoa Kỳ trong khi buôn bán với khối ASEAN. Được biết
trong chuyến đi thăm Mỹ của ông Phúc, sẽ có nhiều thỏa hiệp mậu dịch trị gia
hàng tỉ đô la được hai bên ký kết.
Các quan sát viên quốc
tế cho Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều trong thỏa ước TPP gồm 12 quốc gia,
vốn được ký kết dưới thời của cựu TT Barack Obama, ông Obama từng đi thăm VN
không lâu trước đây.
Việt Nam là quốc gia lớn
hàng thứ 6 trong quan hệ mậu dịch của Hoa Kỳ, nhưng Hoa Kỳ bị thâm thủng đến 32
tỉ đô la trong việc buôn bán với VN và TT Trump đã tuyên bố rút ra khỏi thỏa
ước TPP chỉ vài ngày khi lên làm Tổng Thống.
Phái đoàn hai bên đã có
cuộc họp vào ngày 31/5 theo giờ địa phương. (Ảnh: AFP)
Phái đoàn Việt Nam do
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu. (Ảnh: AFP)
Phái đoàn Mỹ do Tổng
thống Donald Trump dẫn đầu.
Trần Vũ (AP)
Chuyến đi thất bại của Phúc
(Danlambao) - Quan sát những gì đang diễn ra, có thể rút ra một nhận xét rằng, kế hoạch chuyến đi sang Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam được công bố từ 29-31/05, cố làm như một chuyến thăm viếng quan trọng có nội dung phong phú cần tới 3 ngày, thực chất chỉ xảy ra trong phạm vi ngày 31/05/2017.
Mỹ chỉ tiếp chuyện thủ tướng Việt Nam trong không hơn một nửa ngày, và theo tập quán ngoại giao của Mỹ, ông Phúc chỉ được chính thức là khách mời của chính phủ Mỹ trong ngày 31/05.
Nội dung chính của chuyến đi chỉ có hai việc là cuộc gặp nói chuyện với tổng thống Donal Trump có thể chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, và sau đó là vài cuộc gặp với các nghị sĩ, một buổi nói chuyện tượng trưng tại Quỹ Di sản.
Báo chí cả của chính phủ Việt Nam lẫn của quốc tế, có vẻ tránh không đề cập nội dung chi tiết, có lẽ do sự nghèo nàn và nhạt nhẽo của nội dung mà chính phủ Việt Nam đã lỡ cố gắng thổi phồng ngay từ đầu.
Ông Phúc đã phải đáp xuống một góc của sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York ngày 29/05/2017 là chương trình nội bộ Việt Nam, do người Việt Nam tự tổ chức với nhau.
Người đón ông Phúc tại sân bay chỉ gồm các quan chức của chế độ làm việc tại Mỹ, trong những người này, cao cấp nhất là đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm quang Vinh và bà Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc Nguyễn Phương Nga.
Như vậy, chuyến viếng thăm này được hình thành không do nhu cầu từ phía Mỹ. Thực chất người ta cũng thấy ưu tiên quan tâm của tổng thống Trump chưa phải là quan hệ kinh tế với Việt Nam, và Biển Đông chưa phải là lúc được đặt lên bàn cân, mặc dù cả hai nội dung này không phải là nằm ngoài chiến lược của Mỹ.
Mỹ đã chấp nhận mời ông Phúc, trong chuyến thăm vội vã của phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 21/04/2017, có lẽ chỉ vì không đành lòng làm Việt Nam thất vọng.
Đấy là chưa kể tới một thông tin đặc biệt có thể được ông Phạm Bình Minh tiết lộ với bộ trưởng ngoại giao Mỹ, ông Tillerson, về tình huống có thể bị đảo lộn theo hướng xấu trong nội tình đảng cộng sản Việt Nam, nếu ông Phúc không được hỗ trợ kịp thời.
Ngay từ những ngày đầu sau khi trúng cử tổng thống Mỹ, ông Trump đã không giấu diếm thái độ dứt khoát với thủ đoạn lợi dụng Mỹ bằng chính sách đi dây giữa Mỹ và Trung Quốc của lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
Ông đã từng nói sẽ không có TPP và FTA nào cả, nếu nhà cầm quyền cộng sản vẫn tiếp tục vừa kêu gọi Mỹ giúp đỡ, vừa “phục tùng, vâng lời Trung Quốc như một sứ giả chư hầu thời phong kiến”.
Ông Phúc biết rất rõ điều đó và sức ép tạo ra tăng trưởng, hoặc ít nhất duy trì ổn định kinh tế, có ý nghĩa sống còn với cuộc đời chính trị của ông, đã buộc ông phải tìm cách có được hậu thuẫn từ Mỹ.
Tăng trưởng gắn với thực chất kết cấu thị trường đích thực của nền kinh tế, tuân thủ nghiêm khắc các quy luật của thị trường, nền kinh tế phải được giải thoát khỏi mọi loại ý chí chủ quan của ý thức hệ tư tưởng.
Ông Phúc nhìn thấy TPP, cũng như nhìn thấy trong kết cấu của xã hội Mỹ có những chỗ dựa và những động lực cần thiết cho những cải cách thể chế mà ông cùng với chính phủ của ông đang phải mạo hiểm cả sự nghiệp.
Ông Phúc cũng không thể không biết rằng, nhân quyền sẽ có một trọng lượng rất lớn đối với kết quả các thương lượng, nhưng một thế lực nào đó đã cố gắng phá hoại, ngay tận sát nút ngày đi, và chính phủ đã bất lực.
Chính vì vậy mà bộ trưởng Công an Tô Lâm được cơ cấu như nhân vật thứ ba trong đoàn, chỉ sau ông Phạm Bình Minh.
Tiếc rằng sự cấp bách trong các diễn biến trên sân khấu chính trị Việt Nam đang lệch pha với sự quan tâm của chính phủ Mỹ.
Mặc dù vậy, dù kết quả của chuyến đi sẽ không có gì đáng kể nếu tính tới các con số, thậm chí có thể bị coi là một thất bại, nhưng ông Phúc chắc chắn nhận được thông điệp từ phía những người bạn Mỹ, và cũng sẽ chắc chắn rằng, tổng thống Trump cũng như các chính trị gia Mỹ có thể đã hình dung được bàn cờ chính trị Việt Nam đang đứng trước những triển vọng và những thử thách gì.
Nếu TPP không bị huỷ bỏ, hoặc nếu một hiệp định FTA song phương, dù không đem lại ưu đãi gì đặc biệt cho Việt Nam, việc cải cách thể chế phù hợp với hiệp định sẽ là căn cứ để những nhà cải cách cấp tiến trong hệ thống chính trị Việt Nam mượn gió bẻ măng.
Nhưng có hai điều kiện để Quốc hội Mỹ và tổng thống Trump chấp nhận, một là Việt Nam phải từ bỏ chính sách đi dây lợi dụng giữa các dòng chảy không cùng hướng, hai là tuân thủ nhân quyền phổ cập.
Cả hai điều kiện này, ông Phúc đều không có gì mang theo đến Mỹ, vì vậy mà ông sẽ chẳng đem được gì về, mặc dù suy cho cùng, thì có thể ông cũng chẳng thất bại.
Bùi Quang Vơm
===
Phúc: VN Xuất Cảng 100
USD, Mỹ Hưởng Lợi Tới 78 USD
HANOI/WASHINGTON-- Trong
khi bị chính phủ Trump nói rằng cán cận thương mại Mỹ-Việt quá chênh lệch, vì
Việt Nam xuất cảng sang Mỹ nhiều hơn nhập cảng, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc
thanh minh thanh nga rằng khi Việt Nam xuất khẩu 100 USD, phía Mỹ hưởng lợi 78
USD...
Báo Chính Phủ VN ghi lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng, nếu một đôi giày Nike có giá 100 USD thì phía Việt Nam chỉ hưởng lợi 22 USD còn 78 USD là Hoa Kỳ hưởng.
Bản tin Báo CP cho biết cán cân thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ là một trong những vấn đề được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập khi dự tọa đàm bàn tròn về hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Hoa Kỳ tối 30/5 (giờ Hà Nội).
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, năm 2016 vừa qua, buôn bán hai chiều đạt 53 tỷ USD, trong đó Mỹ nhập siêu tới 30,9 tỷ USD.
Tuy nhiên, Thủ tướng CSVN lưu ý tới một khía cạnh khác trong quan hệ thương mại Việt – Mỹ. Lấy ví dụ về trường hợp giày Nike đang xuất khẩu vào Hoa Kỳ với số lượng 138 triệu đôi/năm, Thủ tướng cho rằng, nếu một đôi giày đó có giá 100 USD thì phía Việt Nam chỉ hưởng lợi 22 USD còn 78 USD là Hoa Kỳ hưởng.
Cũng theo Thủ tướng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam ngày càng cao, trong 10 năm qua tăng 5 lần. Trong chuyến đi này, các doanh nghiệp hai bên sẽ ký các hợp đồng thương mại trị giá nhiều tỷ USD, sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm tại Mỹ và tăng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam và của Việt Nam sang Hoa Kỳ, góp phần cải thiện đời sống cho rất nhiều người lao động ở hai nước.
Phúc nói trên tờ Washington Times ngày 30/5:
“Hai nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ hoàn toàn có tính bổ sung cho nhau và càng tăng cường hợp tác chúng ta có nhiều lợi ích.”
Cụ thể, Phúc cho biết Việt Nam thường nhập khẩu từ Hoa Kỳ máy bay (Boeing), động cơ điện, thiết bị y tế công nghệ cao, dược phẩm, trong năm 2016, đã nhập gần 1,5 triệu tấn ngô, đỗ tương, lúa mỳ, 0,5 triệu tấn bông…
Ngược lại Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ những mặt hàng tôm, cá tra, rau quả, đồ gỗ, hàng may mặc, giầy dép… mà người dân Hoa Kỳ ưa dùng. Giữa tháng 5/2017, Tập đoàn sữa lớn nhất Việt Nam - Vinamilk đã nhập 2.000 con bò sữa cao sản từ Hoa Kỳ và sẽ là 8.000 con trong năm nay để nhân rộng nguồn sữa chất lượng cao cho trẻ em Việt Nam.
Báo Chính Phủ VN ghi lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng, nếu một đôi giày Nike có giá 100 USD thì phía Việt Nam chỉ hưởng lợi 22 USD còn 78 USD là Hoa Kỳ hưởng.
Bản tin Báo CP cho biết cán cân thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ là một trong những vấn đề được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập khi dự tọa đàm bàn tròn về hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Hoa Kỳ tối 30/5 (giờ Hà Nội).
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, năm 2016 vừa qua, buôn bán hai chiều đạt 53 tỷ USD, trong đó Mỹ nhập siêu tới 30,9 tỷ USD.
Tuy nhiên, Thủ tướng CSVN lưu ý tới một khía cạnh khác trong quan hệ thương mại Việt – Mỹ. Lấy ví dụ về trường hợp giày Nike đang xuất khẩu vào Hoa Kỳ với số lượng 138 triệu đôi/năm, Thủ tướng cho rằng, nếu một đôi giày đó có giá 100 USD thì phía Việt Nam chỉ hưởng lợi 22 USD còn 78 USD là Hoa Kỳ hưởng.
Cũng theo Thủ tướng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam ngày càng cao, trong 10 năm qua tăng 5 lần. Trong chuyến đi này, các doanh nghiệp hai bên sẽ ký các hợp đồng thương mại trị giá nhiều tỷ USD, sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm tại Mỹ và tăng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam và của Việt Nam sang Hoa Kỳ, góp phần cải thiện đời sống cho rất nhiều người lao động ở hai nước.
Phúc nói trên tờ Washington Times ngày 30/5:
“Hai nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ hoàn toàn có tính bổ sung cho nhau và càng tăng cường hợp tác chúng ta có nhiều lợi ích.”
Cụ thể, Phúc cho biết Việt Nam thường nhập khẩu từ Hoa Kỳ máy bay (Boeing), động cơ điện, thiết bị y tế công nghệ cao, dược phẩm, trong năm 2016, đã nhập gần 1,5 triệu tấn ngô, đỗ tương, lúa mỳ, 0,5 triệu tấn bông…
Ngược lại Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ những mặt hàng tôm, cá tra, rau quả, đồ gỗ, hàng may mặc, giầy dép… mà người dân Hoa Kỳ ưa dùng. Giữa tháng 5/2017, Tập đoàn sữa lớn nhất Việt Nam - Vinamilk đã nhập 2.000 con bò sữa cao sản từ Hoa Kỳ và sẽ là 8.000 con trong năm nay để nhân rộng nguồn sữa chất lượng cao cho trẻ em Việt Nam.
Hoa Thịnh Đốn: CDNV biểu
tình chống Nguyễn Xuân Phúc
Đồng hương Việt Nam tập trung trước Tòa Bạch Ốc, chuẩn bị biểu tình chống thủ tướng CSVN. (Hình: Quỳnh Nguyễn)
WASHINGTON, DC (NV) – Nhiều đồng hương Việt Nam sáng Thứ Tư kéo về
thủ đô Washington, DC, chuẩn bị biểu tình chống ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng
CSVN, người sẽ gặp Tổng Thống Donald Trump trong Tòa Bạch Ốc lúc 3 giờ chiều.
Lý do của cuộc biểu tình, theo ban tổ chức, là để “chống tên Thủ
Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc và bạo quyền độc tài, đã cai trị hà khắc dân tộc
Việt Nam.”
Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt qua điện thoại, ông Lý Đức
Hùng, cư dân Minneapolis, Minnesota, lái xe mất 20 tiếng đồng hồ tới
Washington, DC, tham dự biểu tình, cho biết: “Tôi đến đây, trước hết là muốn
cùng đồng hương biểu dương lực lượng, và ủng hộ cuộc biểu tình. Thứ nhì, chúng
tôi muốn kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền. Và thứ ba là
tôi muốn phản đối ông Nguyễn Xuân Phúc.”
“Sau 42 năm cầm quyền, Cộng Sản Việt Nam ngày càng đưa đất nước
đến chỗ lụn bại, từ từ mất đất vào tay ngoại bang. Chúng tôi mặc dù sống sung
túc ở đây, nhưng không quên đất nước mình. Đó là vì sao tôi đến đây biểu tình
phản đối Cộng Sản Việt Nam,” ông Hùng cho biết tiếp.
Nhiều biểu ngữ kêu gọi tôn trọng nhân quyền Việt Nam được đồng hương mang ra tại cuộc biểu tình. (Hình: Loan Ngô cung cấp)
Bà Hương Lưu, cư dân Toronto, Canada, cùng gia đình lái xe từ tối
Thứ Sáu để đến tham gia biểu tình.
Bà chia sẻ: “Đất nước mình đang trong tay chế độ độc tài đảng trị,
không tôn trọng nhân quyền, tiếp tay với giặc tàn phá môi trường. Thành ra, khi
một đại diện của chế độ này sang đây thì mình phải chống.”
“Ví dụ như vụ nhà máy Formosa, cho đến nay vẫn chưa giải quyết
xong, cá chết, người dân mất đất, mất nhà. Họ là đồng bào ruột thịt của mình,
không thể bỏ qua được, không thể ngồi yên,” bà Hương nói tiếp.
Bà mong “tất cả đồng bào dù không làm được gì nhiều, cũng phải lên
tiếng nói.”
Theo Tòa Bạch Ốc cho biết, ông Phúc và ông Trump sẽ bàn việc
thương mại giữa hai quốc gia, nhất là trong bối cảnh Việt Nam xuất cảng quá
nhiều hàng hóa vào Mỹ.
Bà Hương cho biết, bà rất bất bình khi biết tổng thống Mỹ bàn
“chuyện làm ăn với Việt Nam.”
“Nếu Hoa Kỳ làm ăn với Việt Nam thì tôi rất thất vọng, vì Mỹ tôn
trọng nhân quyền, trong khi nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền. Đó là
hành động tiếp tay cho Cộng Sản. Chế độ này phải sụp đổ để người dân sống tốt
hơn. Tôi không biết họ thỏa thuận điều gì, nhưng phải lên tiếng để Tổng Thống
Donald Trump biết người Việt hải ngoại muốn gì,” bà nói tiếp.
Washington, DC: Cộng đồng Việt Nam biểu tình chống thủ tướng CSVN
Về tình hình cuộc biểu tình, anh Quỳnh Nguyễn, cộng tác viên của
nhật báo Người Việt có mặt tại chỗ cho biết, ban đầu mọi người đứng trong công
viên Lafayette, sát đại lộ Pennsylvania, trước Tòa Bạch Ốc.
Khi phái đoàn CSVN đến nơi, đứng ngay trước cổng Tòa Bạch Ốc để
chờ vào bên trong, một số đồng hương bước qua đường, vẫy cờ, đưa biểu ngữ và la
những khẩu hiệu phản đối, mặc dù không ai vượt qua hàng rào.
Thế là cảnh sát yêu cầu mọi người trở về công viên, và đẩy lùi
những người biểu tình về phía bên kia công viên, giáp với đường H, tức là đứng
cách xa Tòa Bạch Ốc hơn.
Tuy nhiên, những người biểu tình vẫn tiếp tục la lớn những khẩu
hiệu chống CSVN vang cả công viên.
Ông Đinh Hùng Cường, chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Vùng Hoa Thịnh
Đốn, Maryland, và Virginia, trưởng ban tổ chức cuộc biểu tình, cho biết cuộc
biểu tình “tạo được một khí thế mới trong cộng đồng, đồng thời tạo được niềm
tin cho đồng bào trong nước.”
Ông nói: “Phải nói là cuộc biểu tình hôm nay tạo được khí thế cho
biết bao nhiêu cộng đồng từ nơi xa về đây, nhất là tinh thần hợp tác. Ngoài ra,
trước đó, nhờ truyền thông đưa tin rộng rãi, nhiều người tham gia, tạo được
luồng sức mạnh, hình ảnh đẹp, gây sức mạnh cho người bị đàn áp trong nước.”
Điều duy nhất ông Cường không hài lòng là sự đối xử của cảnh sát
đối với người biểu tình.
Ông cho biết: “Khi có phái đoàn báo chí của Cộng Sản đến Tòa Bạch
Ốc, họ để chúng tôi ra biểu tình. Nhưng sau đó, họ nói vì lý do an ninh gì đó
trong công viên Lafayette, họ buộc chúng tôi đứng vào một góc trong công viên.
Đến lúc đó thì xe của phái đoàn ông Phúc đến, đi vào cửa chính, thế là người
biểu tình chỉ đứng la tại chỗ, không đến chỗ đoàn xe được.”
“Thông thường, khi chúng tôi biểu tình trước đây, chúng tôi vẫn
được đứng sát đại lộ Pennsylvania, và phải đoàn Cộng Sản phải đi cửa hậu. Dù
sao, chúng tôi cũng tạo được tiếng vang,” ông Hùng nói thêm.
Ông cho biết thêm, một trở ngại nữa là giờ giấc.
“Khi chúng tôi hỏi, Bộ Ngoại Giao Mỹ không cho khi nào ông Phúc
đến, nên chúng tôi đoán như mọi lần, và thế là xin giấy biểu tình vào 10 giờ
sáng. Đến 8 giờ 15 phút tối Thứ Ba, Tòa Bạch Ốc mới cho biết ông Phúc đến lúc 3
giờ, thế là chúng tôi phải đổi giấy phép, và dời giờ biểu tình. Cũng may là
chúng tôi suy luận từ chuyến công du của tổng thống, và dự đoán đúng ngày ông
Trump và ông Phúc gặp nhau,” ông Cường nói thêm. “Rút kinh nghiệm, lần tới
chúng tôi sẽ không biểu tình thành đám đông nữa, mà tách ra làm nhiều nhóm dưới
25 người, thì chẳng cần phép tắc gi cả. và cảnh sát cũng không đuổi được.”
Ban đầu, ban tổ chức dự trù biểu tình lúc 10 giờ sáng, tuy nhiên,
tối Thứ Ba, Tòa Bạch Ốc mới cho biết cuộc gặp gỡ diễn ra buổi chiều, nên ban tổ
chức dời cuộc biểu tình lại, vào lúc 1 giờ trưa, ngay công viên Lafayette,
trước Tòa Bạch Ốc.
Ban tổ chức cũng cho biết, mọi người tập trung tại Eden Center,
Falls Church, Virginia, và xuất phát từ đây đến Tòa Bạch Ốc.
Riêng các phái đoàn ở xa, nếu đến trước Tòa Bạch Ốc lúc 9 giờ
sáng, vẫn có người của ban tổ chức có mặt để tiếp đón.
Lúc 12 giờ trưa, nhiều đồng hương đã có mặt tại địa điểm biểu
tình, mang theo cờ và biểu ngữ, có các khẩu hiệu chống chính quyền CSVN, đồng
thời hô các khẩu hiệu “Freedom for Vietnam,” “Democracy for Vietnam,” “Human
Rights for Vietnam…”
Hiện diện tại chỗ, ngoài cộng đồng người Việt quốc gia vùng
Washington, DC, Maryland, và Virginia, còn có các cộng đồng Việt Nam từ
Massachusetts, New Jersey, Philadelphia, Florida, New York,…và các cộng đồng
khác.
Cộng đồng Việt Nam biểu tình chống thủ tướng CSVN
Theo thông cáo của Tòa Bạch Ốc cho biết, vào lúc 12 giờ trưa, ông
Phúc gặp Ngoại Trưởng Rex Tillerson tại Bộ Ngoại Giao Mỹ.
Đến 3 giờ chiều, ông Phúc gặp ông Trump và ông Tillerson.
Đến 3 giờ 20, hai bên sẽ có cuộc họp song phương, kéo dài từ 30
phút đến 1 giờ, và có thêm sự tham dự của Phó Tổng Thống Mike Pence.
Hai bên sẽ thảo luận chủ yếu làm sao thay đổi cán cân thương mại
giữa hai nước, vì mức độ thâm thủng mậu dịch của Việt Nam đối với Mỹ trong năm
2016 là $32 tỷ, đứng hàng thứ 6 trong số các đối tác.
Ngoài ra, hai bên cũng sẽ thảo luận các vấn đề liên quan tới Biển
Đông.
Sau đó, ông Phúc sẽ có buổi nói chuyện về thương mại song phương
tại Heritage Foundation, một tổ chức bảo thủ lâu năm, vào lúc 5 giờ chiều, và
buổi nói chuyện sẽ được “streamline” qua Internet.
Hôm Thứ Ba, sau khi đáp máy bay đến căn cứ Andrews Air Force Base
ở Maryland, ông Phúc có gặp ông Robert Lighthizer, đại diện thương mại Mỹ. Vào
buổi tối, ông Phúc có buổi nói chuyện với doanh nhân Hoa Kỳ tại một buổi ăn tối
do Hội Đồng Thương Mại Hoa Kỳ và US-ASEAN Business Council tổ chức.
Đỗ Dzũng/Người Việt
7 Dân Biểu Mỹ Lên Tiếng Đòi Nhân Quyền ở V.N
WASHINGTON -- Nhiều dân biểu liên bang Hoa Kỳ đã lên tiếng về tình
hình nhân quyền Việt Nam trong dịp Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc sang thăm
Hoa Kỳ và hội kiến với Tổng Thống Donald Trump.
Tổng cộng 7 dân biểu ký tên trên 2 lá thư.
Lá thư đầu tiên gửi TT Trump, ký tên 6 dân biểu: DB Christopher
Smith, DB Edward Royce, DB Ileana Ros-Lehtinen, DB Tom Garrett, DB Barbara
Comstock, DB Alan Lowenthal.
Lá thư thứ nhì gửi Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, ký tên 2 dân biểu:
DB Alan Lowenthal, DB Zoe Lofgren.
Văn phòng DB Lowenthal tóm lược về 2 lá thư như sau.
Nhân lúc Thủ tướng Chính phủ CSVN Nguyễn Xuân Phúc đến Hoa Kỳ, một
số Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ đã gửi thư lên tiếng về tình trạng nhân quyền và
tôn giáo tại Việt Nam. Cụ thể là 2 lá thư đính kèm:
1. Lá thư gửi đến Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump kêu gọi sự lên
tiếng của Tổng Thống với ông Nguyễn Xuân Phúc về tình trạng đàn áp nhân quyền
và tự do tôn giáo, điển hình qua các trường hợp của Luật sư Nguyễn Văn Đài,
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Mục sư Nguyễn Công Chính, cũng như tình trạng
của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do Hòa Thượng Thích Quảng Độ làm
Tăng Thống. Là thư được các Dân Biểu Chris Smith, Ed Royce, Alan Lowenthal,
Barbara Comstock, Tom Garrett, và Ileana Ros-Lehtinen đồng ký tên.
2. Lá thư thứ nhì gửi Thủ tướng Chính phủ CSVN Nguyễn Xuân Phúc
lên tiếng can tiệp cho trường họp sức khỏe nguy cập của Hòa Thượng Thích Quảng
Độ, Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và yêu cầu chính quyền
CSVN chấm dứt mọi sự đàn áp và quản thúc phi pháp của nhà cầm quyền đối với Cư
sĩ Lê Công Cầu và Hòa Thượng Quảng Độ trước tình hình sức khỏe nguy cập của
Ngài, cần được tự do đi lại để chữa trị. Lá thư do 2 Dân Biểu Hoa Kỳ Alan
Lowenthal và Zoe Lofgren đồng ký tên và bản sao cũng được gửi đến Bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
VC kill in action