Chủ tịch cơ quan bảo vệ môi trường EPA của Mỹ, Scott Pruitt, nói
chuyện với đồng nhiệm Ý Gian Luca Galletti tại cuộc họp cấp bộ trưởng Môi
Trường của nhóm G7, Bologna, ngày 11/06/2017.
REUTERS/Max Rossi
REUTERS/Max Rossi
Cuộc họp cấp bộ trưởng Môi Trường của nhóm G7 họp tại Bologna,
nước Ý, trong hai ngày Chủ Nhật 11 và thứ Hai 12/06/2017.
Sáu nước cam kết tiếp tục nỗ lực chống biến đổi khí hậu trong khi
đại diện của đối tác Mỹ là ông Scott Pruitt hoàn toàn im lặng.
Theo AFP, một tuần sau khi tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ rút
khỏi Hiệp Định COP 21, chủ tịch Cơ quan Bảo vệ Môi trường EPA, đại diện của Hoa
Kỳ, Scott Pruitt chỉ dự hội nghị G7 khí hậu có một ngày, chụp ảnh, rồi biến
mất.
Trong khi đó, đại diện nước chủ nhà là bộ trưởng Ý Gian Luca
Galletti cho biết Ý và « đại đa số » các nước xem COP21 là hiệp định không thể
đảo ngược, không thể thương thuyết lại.
Ông ám chỉ tuyên bố của tổng thống Donald Trump đòi xóa những « điều khoản bất lợi cho doanh nhân Mỹ ».
Ông ám chỉ tuyên bố của tổng thống Donald Trump đòi xóa những « điều khoản bất lợi cho doanh nhân Mỹ ».
Cho dù Mỹ rút lui gây khó khăn tài chính cho kế hoạch COP 21, Pháp
kêu gọi tăng tốc thực hiện.
Bộ trưởng Pháp Nicolas Hulot cho biết do tình thế cấp bách, cần phải « nâng cao chỉ tiêu và có lẽ phải gia tăng vận tốc thực hiện » hầu có thể ngăn chận nhiệt độ khí quyển không tăng hơn 2°C vào cuối thế kỷ.
Bộ trưởng Pháp Nicolas Hulot cho biết do tình thế cấp bách, cần phải « nâng cao chỉ tiêu và có lẽ phải gia tăng vận tốc thực hiện » hầu có thể ngăn chận nhiệt độ khí quyển không tăng hơn 2°C vào cuối thế kỷ.
Bên ngoài hội trường, nhiều cuộc biểu tình bảo vệ khí hậu được tổ
chức.
Trưa 11/06, hơn 1.000 sinh viên tuần hành ôn hoà với biểu ngữ « Không có hành tinh thứ hai cho chúng ta ».
Trưa 11/06, hơn 1.000 sinh viên tuần hành ôn hoà với biểu ngữ « Không có hành tinh thứ hai cho chúng ta ».
Tú Anh
Rút khỏi thỏa thuận Paris
về khí hậu là sai lầm lớn của Mỹ ?.
Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường. (Hình: Getty Images)
Mọi việc trên cõi đời này không bao giờ là tuyệt đối có lợi hay có
hại, phải cân nhắc phán đoán tùy theo quan điểm và mục tiêu mới có thể đi đến
kết luận được. Nên khách quan nhận định rằng việc Tổng Thống Donald Trump quyết
định rút khỏi thỏa thuận của Liên Hiệp Quốc về khí hậu do 186 quốc gia ký kết
tại Paris năm 2015 là sai lầm hơn là hợp lý.
Ngoài việc ngoan cố chối từ lý thuyết khoa học ở thời đại này,
những sai lầm rõ ràng nhất là ở chỗ tương lai chính trị và kinh tế của nước Mỹ.
Nói chuyện về khí hậu biến đổi, trước hết nên hiểu hai ý niệm:
thời tiết (weather) và khí hậu (climate). Vì không phân định rõ ràng nên nhiều
người thiếu tin tưởng lý thuyết khoa học về Trái Ðất ấm dần, viện lẽ dự đoán
nắng mưa cũng còn nhiều khi sai, hoặc là cho đến nay chưa thấy mùa động bớt
lạnh.
Thời tiết là điều kiện khí tượng tại địa phương hay một vùng trong
thời gian ngắn, từ một vài giờ đến một vài tuần. Còn khí hậu là thời tiết trung
bình trong thời gian dài nhiều chục năm, và thường nói về một vùng rộng lớn hơn
hay là toàn cầu.
Bài diễn văn Tổng Thống Donald Trump đọc ngày 1 Tháng Sáu vừa qua
loan báo quyết định rút khỏi Thỏa Thuận Paris, mà giới tuyệt đối ủng hộ ông và
không tin lý do chính của tình trạng khí hậu biến đổi nhanh chóng là vì con
người, thật ra không tranh luận về nhận định khoa học ấy mà còn mặc nhiên thừa
nhận.
Ông cam kết: “Nước Mỹ dưới chính quyền Trump sẽ tiếp tục là sạch
nhất và môi trường thân thiện nhất trong các quốc gia trên thế giới.”
Giám Ðốc EPA (Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường) Scott Pruitt được tổng
thống giới thiệu lên phát biểu thêm ít điều, cũng không đi ngược lập luận đó.
Theo lời ông Pruitt: “Chúng tôi không phải tạ lỗi các quốc gia khác ở cương vị
dẫn đạo về môi trường. Trước khi có Thỏa Thuận Paris, Mỹ đã giảm lượng khí thải
CO2 xuống ngang mức đầu thập niên 1990.”
Như thế tổng thống cũng như ông Pruittt đã chỉ ra một nửa của vấn
đề. Bởi vì cho dù nước Mỹ sạch nhất nhưng nếu thế giới không sạch thì nước Mỹ
vẫn phải chịu ảnh hưởng. Nếu quả thật khí hậu biến đổi, Mỹ không thể an toàn
tách khỏi cộng đồng quốc tế để tiếp tục không bị hậu quả gì cho riêng mình.
Lời giải thích của Tổng Thống Donald Trump về việc rút khỏi Thỏa
Thuận Paris bao gồm những lý lẽ rất hùng biện nhưng chứa đầy mâu thuẫn chưa kể
dựa trên nhiều dữ kiện không xác thực hoặc không đủ giá trị tin cậy. Toàn bộ
những điều ông nêu ra chỉ nhằm chứng minh với giới ủng hộ là ông giữ lời hứa
khi tranh cử, không có sức thuyết phục dư luận dân Mỹ và quốc tế. Nếu những lý
do mà ông vững tin và nêu ra là chính đáng thì tại sao ông đã không khẳng định
ngay ở Vatican và trước các nhà lãnh đạo Âu Châu mà khi ấy lại “câu giờ,” hứa
hẹn cho qua chuyện?
Vì thế tuyên bố ngày 1 Tháng Sáu ở tòa Bạch Ốc, “Tôi sẽ làm để bảo
đảm nước Mỹ vẫn là lãnh đạo thế giới trong các vấn đề về môi trường” và lời gợi
ý sẽ có thể thương lượng lại thỏa thuận, có vẻ không được nước nào hưởng ứng
chấp nhận.
Lập luận chính của Tổng Thống Donald Trump tóm gọn vào một điểm:
“Thỏa Thuận Paris là không công bằng, tới mức cao nhất, cho nước Mỹ.” Các thiệt
hại nặng nhất theo ông là về tài chính, công kỹ nghệ, việc làm của người dân và
làm cho nước Mỹ sẽ thua kém các nước khác.
Tổng Thống Trump và Giám Ðốc EPA (Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường) Scott
Pruitt tại Tòa Bạch Ốc hôm 1 Tháng Sáu khi loan báo rút khỏi Thỏa Thuận Paris
về khí hậu. (Hình: Getty Images)
Ông nói: “Ðể hoàn thành nhiệm vụ trang trọng cao cả là bảo vệ nước
Mỹ và các công dân, Mỹ sẽ rút khỏi Thỏa Thuận Paris nhưng bắt đầu thương thuyết
để tái tham gia hoặc là Thỏa Thuận Paris hoặc là một giao dịch hoàn toàn mới
với những điều khoản công bằng hơn…”
Ngoại trừ Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron bác bỏ ngay vấn đề tái
thương thuyết, chưa có nhà lãnh đạo thế giới nào khác lên tiếng về chuyện này.
Như nhiều chuyện khác, ông Trump cũng không quên cáo buộc chính quyền tiền
nhiệm là đã đi vào một thỏa thuận thiệt thòi cho Mỹ và lợi cho các quốc gia
khác.
Trước khi đi đến Thỏa Thuận Paris, nỗ lực giảm thiểu mức khí thải
công nghiệp đã được đồng ý tại Hội Nghị Thượng Ðỉnh Ðịa Cầu ở Rio de Janeiro
năm 1992 và qua nhiều hội nghị khác ở Kyoto, Copenhagen, Doha vẫn chưa đạt được
thỏa hiệp cụ thể của các nước để thi hành Theo lời một thành viên cao cấp trong
phái đoàn Mỹ ở hội nghị Paris năm 2015 thì đây là thỏa thuận lý tưởng nhất có
thể đạt tới sau khi nhiều nước, trong số đó quan trọng nhất là Trung Quốc, chấp
thuận những nhượng bộ để quyết tâm đi đến một sự đồng thuận rộng rãi.
Thỏa Thuận Paris không phải là một hiệp ước với những chuẩn mực
quy định trong các điều khoản mang tính cách bó buộc tuân hành. Thỏa hiệp mang
tên “Nghị định thư Kyoto” năm 1997 là một hiệp ước nhưng sau đó không thi hành
được vì không có đủ số nước phê chuẩn trong số có Mỹ và Canada. Thỏa thuận
Paris đặt căn bản trên sự đồng thuận, khuyến khích các nước có thể tự nguyện
cam kết một mục tiêu và chỉ bị ràng buộc theo luật quốc tế về báo cáo và duyệt
xét theo định kỳ 5 năm.
Trong bài nói chuyện ngày 1 Tháng Sáu, Tổng Thống Donald Trump nói
Trung Quốc có thể tùy ý tăng giảm mức khí thải trong 13 năm trong khi Mỹ không
được như thế. Ðây là sự đánh lạc hướng. Như nói trên, định mức khí thải là tự
nguyện của mỗi nước, hiện trạng kỹ nghệ Trung Quốc còn lệ thuộc quá nhiều vào
than đá chưa thể thay đổi ngay nhưng cuối cùng phải làm sao góp phần chung với
tất cả các nước sao vào kết quả nhiệt độ năm 2040 không lên cao quá 2 độ C.
Từ sau Thế Chiến II, Mỹ là cường quốc kinh tế số 1 thế giới, đã
viện trợ cho hầu hết các nước thế giới tự do trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh
chống đế quốc Cộng Sản và vẫn được coi là quốc gia đóng vai trò chi viện hàng
đầu trong các chương trình quốc tế. Tuy nhiên trong Thỏa Thuận Paris không có
quy định Mỹ phải chi viện bao nhiêu trong con số $100 tỷ để giúp các nước đang
phát triển vào năm 2020 và 5 năm kế tiếp. Số tiền ấy chỉ là cam kết đóng góp
chung của các nước phát triển. Tổng Thống Trump nêu lên sự thiệt thòi về việc
Mỹ chi tiêu cho các nước khác là nhằm kích động dân Mỹ, chứ sự thật đó không
phải con số bó buộc.
Những dữ kiện về thiệt thòi tài chính cho nước Mỹ và việc làm của
dân Mỹ mà ông Trump nêu ra, hầu hết là dựa theo nghiên cứu của các hãng tư nhân
được thuê, không bảo đảm tính trung thực. Cũng như vậy, nếu xét vào chi tiết
những dự phóng tổn thất về kinh tế cũng là những con số phóng đại đáng đặt
thành nghi vấn.
Mặt khác, lập luận Thỏa Thuận Paris chỉ toàn đem khó khăn thiệt
hại cho nước Mỹ là không đánh giá đúng mức với thực trạng và tương lai của các
ngành công kỹ nghệ. Nhân dụng trong ngành kỹ nghệ sản xuất ngày càng giảm vì tự
động hóa và máy móc thay chỗ con người, công nhân kém trình độ chuyên môn kỹ
thuật cao sẽ rất khó tìm được việc làm.
Trong một tương lai không xa, than đá và dầu khí dần dần sẽ là các
loại năng lượng lỗi thời. Mặc dù năng lượng sạch mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ
nhưng nhân dụng trong ngành này càng ngày càng gia tăng. Ðó là lý do vì sao các
đại công ty dầu khí như Exxon Mobil, Shell, BP từ trước vẫn chống đối các quy
định về môi trường, giờ đây cũng đồng ý với chiều hướng giảm mức khí thải đề ra
ở Thỏa Thuận Paris.
Lịch sử phát triển của nước Mỹ là dẫn đầu về áp dụng sáng kiến mới
trong kỹ nghệ, cho nên chậm trễ thay đổi phù hợp với thời đại toàn cầu hóa, Mỹ
sẽ mất vai trò lãnh đạo về kinh tế và về lâu về dài sẽ bị nhiều thiệt hại không
bù đắp được.
Kết luận, rút khỏi Thỏa Thuận Paris sẽ tạo nên nhiều vấn đề phức
tạp không chỉ giới hạn trong lãnh vực môi trường và khí hậu, mà trên nhiều bình
diện khác còn làm suy giảm hay tiêu tan khả năng nước Mỹ tiếp tục là vĩ đại.
Hà Tường Cát
Trung Quốc không lấp được khoảng trống Donald Trump tạo ra
Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
tại Mar-a-Lago, Florida, 06/04/2017.
REUTERS/Carlos Barria
REUTERS/Carlos Barria
Thông tín viên Frédéric Schaeffer của Les Echos tại Bắc Kinh hôm
nay có bài viết mang tựa đề « Vì sao Trung Quốc không lấp được khoảng trống do
ông Trump tạo ra ».
« Now, China lead ». Đó là nhận định của tổng thống Pháp Emmanuel
Macron trong hội nghị thượng đỉnh G7 tại Taormina (Ý).
Lãnh đạo các nước giàu có nhất hành tinh đã cố gắng thuyết phục
tổng thống Mỹ Donald Trump không rút khỏi hiệp định khí hậu Paris, nhưng chỉ
hoài công.
Theo biên bản được tờ Der Spiegel tiết lộ, thì Macron nói rằng
hiện tượng thay đổi khí hậu là nguy cơ có thực, thủ tướng Đức Angela Merkel
nhấn mạnh nếu Hoa Kỳ rút lui sẽ khiến cho Trung Quốc tha hồ tung hoành.
Nhưng khi mọi người hiểu được rằng Donald Trump không thay đổi
quan điểm, Emmanuel Macron rút ra kết luận : « Bây giờ thì Trung Quốc cầm đầu
».
Trump mở ra những cơ hội bằng vàng cho Bắc Kinh
Donald Trump hy vọng « làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại », nhưng ông
lại dâng cho Bắc Kinh cơ hội duy nhất để trở thành đại cường số một thế giới.
Đây không phải là món quà đầu tiên ông Trump dành cho Tập Cận
Bình. Bác bỏ chủ nghĩa đa phương, đẩy nhanh sự co cụm của Mỹ, chính quyền Trump
ngay từ tháng Giêng đã rút khỏi hiệp định TPP vốn được thiết kế để cô lập Trung
Quốc.
Tổng thống Mỹ nhiều lần chỉ trích Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) và NATO, thậm chí còn từ chối khẳng định cam kết bảo vệ các đồng minh.
Tất nhiên là các đối tác truyền thống hoang mang. Thủ tướng Đức
cay đắng tuyên bố, thời kỳ có thể tin cậy vào Hoa Kỳ đã qua rồi, và vài ngày
sau, bên cạnh Lý Khắc Cường, bà nói : « Trung Quốc đã trở thành một đối tác
chiến lược và quan trọng hơn ». Thủ tướng Trung Quốc như mở cờ trong bụng.
Trước một Hoa Kỳ từ chối vị trí thống lĩnh thế giới, Trung Quốc
bỗng dưng đứng trước một đại lộ thênh thang để trở thành đại cường hàng đầu.
Donald Trump hứa hẹn chủ nghĩa bảo hộ ? Tập Cận Bình bèn đóng vai
sứ thần rao giảng cho tự do mậu dịch, tại Davos hồi tháng Giêng.
Trump ca ngợi sự co cụm lại ? Bắc Kinh tổ chức một hội nghị thượng
đỉnh quy mô vào tháng Năm để xúc tiến « Con đường tơ lụa mới », dự án thương
mại và hạ tầng khổng lồ nối liền Á-Âu.
Trump rút khỏi TPP ? Tập Cận Bình liền thúc đẩy hiệp định tự do
mậu dịch của Trung Quốc là RCEP.
Hoa Kỳ tố cáo hiệp định khí hậu Paris ? Trung Quốc, nước gây ô
nhiễm nhiều nhất hành tinh vội vã khẳng định sẽ duy trì cam kết.
Mỗi lần như vậy là cơ hội bằng vàng cho chế độ cộng sản Trung Quốc
đánh bóng lại hình ảnh của mình với cái giá rẻ rề, mở rộng ảnh hưởng và tự
trình diễn như một lực lượng ổn định trước một tổng thống Mỹ bốc đồng và một
Hoa Kỳ khép mình lại.
Donald Trump chính là nhân tố đẩy nhanh sự hội nhập của Trung Quốc
trên trường quốc tế.
Mô hình trái ngược với thế giới tự do
Nhưng theo Les Echos, nếu tin rằng người khổng lồ châu Á có khả
năng đóng vai trò lãnh đạo thế giới mà người Mỹ bỏ lại, có vẻ thiếu thực tế.
Nhà nghiên cứu François Godement của think tank European Council
on Foreign Relations nhận định : « Mô hình quản lý của Bắc Kinh về cơ bản không
tương hợp với trật tự thế giới tự do. Trung Quốc chọn lựa khi nào cam kết, khi
nào rút lui », tùy theo lợi ích của mình.
Về thương mại, Trung Quốc muốn xuất hiện như một tín đồ của tự do
mậu dịch, nhưng lại đóng cửa thị trường nội địa với các công ty nước ngoài.
Về khí hậu, Bắc Kinh đổi sang thái độ bảo vệ môi trường không phải
vì muốn ủng hộ chủ trương của thế giới, mà vì áp lực trong nước : không còn có
thể làm ngơ trước sự bất bình ngày càng tăng của dân chúng về đại dịch ô nhiễm.
Tương tự, Trung Quốc tham gia tích cực hơn vào lực lượng gìn giữ
hòa bình Liên Hiệp Quốc, nhưng lại mắt lấp tai ngơ trước việc giúp đỡ người tị
nạn hay can thiệp quân sự vào Libya hay Syria.
Chuyên gia François Godement nhấn mạnh, nhất là Bắc Kinh không ngần
ngại « bác bỏ thẳng thừng các quy định quốc tế nếu bất lợi cho mình tại khu vực
», như đã chứng tỏ vào năm ngoái, khi kiên quyết không chấp nhận phán quyết của
Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về Biển Đông.
Bắc Kinh tiếp tục độc hành, từ chối bị trói tay bởi các hiệp ước
quốc tế mang tính ràng buộc.
Chẳng hạn hiệp định RCEP do Trung Quốc đề nghị thấp hơn hẳn so với
TPP, vốn không chỉ giới hạn ở hàng rào thuế quan mà còn cả các tiêu chuẩn về
lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ. Ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc cũng
không khiến cho các nước láng giềng lấy làm vui.
Và, phía sau những nụ cười ngoài mặt, việc Trung Quốc và Liên Hiệp
Châu Âu không thể thỏa thuận được về một thông cáo chung sau hội nghị thượng
đỉnh Bruxelles mới đây, đã nói lên rất nhiều về những bất đồng dai dẳng.
Viễn cảnh một bộ đôi Châu Âu-Trung Quốc lấp được khoảng trống do
Hoa Kỳ bỏ lại, không phải là ngày một ngày hai.
Bắc Kinh còn phải mất một thời gian dài cho tham vọng quốc tế của
mình. Ưu tiên hiện nay phải dành cho việc duy trì tăng trưởng kinh tế trong
nước. Và như vậy, Hoa Kỳ không còn lãnh đạo thế giới không có nghĩa là Trung
Quốc bỗng chốc vọt lên thành đại cường số một hành tinh.
Anh: Lỗi lầm của bà May
Thủ Tướng Theresa May của Anh Quốc vừa mới khám phá là bầu cử
nhiều khi khó hơn bà tưởng. Hôm 3 Tháng Năm, bà giải tán Quốc Hội để tổ chức
bầu cử lại, tin chắc là bà sẽ thắng áp đảo bởi vì các cuộc thăm dò dư luận cho
biết bà hơn đảng đối lập lớn nhất là đảng Lao Ðộng đến 20 điểm.
Ðối với bà đây là một bước trên con đường mà bà dự định theo thời
điểm kể từ khi bà lên nắm quyền, với những bước định sẵn.
Bà May, như ai biết
bà đều nói, là một người ưa trật tự, thích kiểm soát mọi việc và thực sự không
phải là một chính trị gia dân chủ có tài Bà hẳn đã tính là cuộc bầu cử này là
một bước tiến từ sau khi bà khởi động Ðiều 50 của hiệp ước thành lập Liên Hiệp
Âu Châu hôm Tháng Ba và trước khi bắt đầu điều đình với Liên Hiệp Âu Châu vào
cuối Tháng Sáu này.
Khổ một nỗi bà đã quên là bầu cử cũng như chiến tranh có rất nhiều
chuyện bất thường. Trong sự tự kiêu bà quên mất là bà đã trở thành thủ tướng
chỉ là một sự tình cờ, một thứ ứng viên thứ ba mà sau khi hai phe trong đảng
bảo thủ đánh nhau chí tử, còn bà đứng giữa nên được đưa lên nắm quyền.
Mục đích của bà để tổ chức cuộc bầu cử này là để bà có thể giành
nhiều hơn là đa số 12 ghế mà bà thừa hưởng của ông David Cameron, vốn theo bà
quá ít. Trong suốt cuộc vận động tranh cử, bà thường xuyên nhắc nhở là đất nước
cần một lãnh tụ “mạnh và ổn định” như bà để đối phó với những điều đình khó
khăn với Âu Châu, chứ không phải là một nhân vật cực tả vẫn còn mơ thời đại xã
hội chủ nghĩa như ông Jeremy Corbyn của đảng Lao Ðộng.
Dĩ nhiên mặc dầu bản chất bà không phải là người ưa cá độ, bà đã
đánh cá sự nghiệp của mình với cuộc bầu cử này. Ðể đạt được điều bà muốn, đảng
Bảo Thủ phải thắng những ghế vốn truyền thống của đảng Lao Ðộng ở miền Bắc nước
Anh Nhưng khi bà bắt đầu cuộc vận động thì triển vọng thật xán lạn.
Càng đến gần ngày bầu cử, có vẻ như rõ ràng là kế hoạch trật tự
của bà đã xoay chiều đáng ngại. Những cuộc thăm dò dư luận ngày càng cho thấy
đa số của bà đang biến mất dần. Trong khi bà là một người bản chất không mấy
hoạt bát, đảng Bảo Thủ của bà đã xây dựng cuộc bầu cử quanh một thần tượng, đó
là bà thủ tướng, và không có gì khác. Nhiều tài liệu tranh cử có khi không nhắc
cả đến đảng Bảo Thủ nữa mà chỉ thấy nói đến bà May.
Thành ra đảng Bảo Thủ không có một thông điệp nào ngoài bà thủ
tướng và khi một đối thủ sống động xuất hiện, kịch bản của bà thủ tướng không
sao đối phó nổi. Kết quả của cuộc bầu cử là bà chỉ có 318 ghế trong khi bà cần
326 ghế để có thể có đủ đa số cai trị không cần liên minh với ai cả. Ðảng Lao
Ðộng, ngược lại, được thêm 30 ghế, và tuy vẫn còn thua với chỉ có 262 ghế, đã
gia tăng số phiếu cao nhất từ giữa hai kỳ bầu cử của bất cứ đảng nào từ năm
1945. Và ông Jeremy Corbyn, vốn tẻ nhạt trong cuộc trưng cầu dân ý đã khác hẳn
lần này. Một nhà tranh đấu từ nhỏ, ông như cá gặp nước trong bầu không khí nhộn
nhịp của các cuộc meeting vận động. Trong khi đó bà thủ tướng đã chứng tỏ nhút
nhát, cứng ngắc và thiếu khả năng ứng phó.
Cái lỗ thủng lớn nhất trong chiến thuật của đảng Bảo Thủ đáng lẽ
phải được bà thấy rõ: Dầu cho có coi Brexit là tốt hay là xấu, nó rõ ràng không
phải là về ổn định hay tiếp tục. Nó có tiềm năng thay đổi đến tận gốc rễ các
chính sách đối nội và ngoại giao của Anh Quốc trong hơn nửa thế kỷ, một bước sẽ
thay đổi không những cuộc sống của mọi người dân trong nước mà của con cháu họ
nữa.
Bà May luôn bị mắc kẹt giữa hai thực tế, ủng hộ Brexit, nhưng từ
chối không chấp nhận tiềm năng náo loạn của nó, tốt hay xấu. Và khi bị thúc
đẩy, người phụ nữ vốn tìm cách chứng tỏ sức mạnh và sự ổn định đã tỏ ra là một
chính trị gia không mấy cứng cỏi, và chỉ theo thời, nói những gì mà mọi người
muốn nghe. Doanh nghiệp nghe là sẽ không có đoạn tuyệt với thị trường chung Âu
Châu vốn là tối quan trọng; những nơi đất nhà của đảng Bảo Thủ thì nghe là bà
sẽ là “một bà khó tính” vốn sẽ không chấp nhận những điều khoản của Liên Hiệp
Âu Châu để ở lại trong thị trường đó (vốn sẽ dẫn đến một liên hệ như Na Uy,
trong đó phải chấp nhận những luật lệ của Liên Hiệp mà không có được tiếng nói
trong Liên Hiệp). Càng ngày, thái độ thực sự của bà về Brexit ngày càng tối mù,
và bà nghe có vẻ né tránh và rụt rè khi bị hỏi về những điểm tối căn bản.
Một lỗi lầm lớn nữa của đảng Bảo Thủ là họ quên mất sự chia rẽ thế
hệ vốn nay định nghĩa chính trị Anh. Ngày nay, nhóm 18 đến 25 là nhóm nòng cốt
của đảng Lao Ðộng trong khi nhóm trên 65 là rường cột của đảng Bảo Thủ. Chính
vì đảng Bảo Thủ trông đợi rất nhiều vào lá phiếu của những người trên 65 tuổi,
nên bà May đã phải vội vàng đổi giọng trước sự tức giận của các ông bà trên 65
tuổi khi bà tìm cách đòi họ phải đóng góp thêm cho việc chăm sóc lúc tuổi già
bằng cách là sau khi họ chết, bán nhà đi để trả nợ cho nhà nước, trừ 100,000
cuối cùng thì con cháu được hưởng. Phản ứng giận dữ của cử tri, chặn các ứng cử
viên Bảo Thủ ở mọi nơi để chỉ hỏi có mỗi một câu, “Phải chăng chúng tôi phải
bán nhà đi, không còn gì để lại cho con cháu nữa sao?” Sự đổi giọng của bà thủ
tướng vốn tự nhận mình là người cương quyết đã làm cho nhiều cử tri ngờ vực,
nhất là khi bà còn nói là có thay đổi gì đâu.
Nhưng dĩ nhiên chúng ta cũng phải công nhận là đối thủ của bà đã
chứng tỏ khác xa mọi người tưởng. Ông Jeremy Corbyn, bị mọi người chê bai trong
suốt hai năm qua kể từ ngày ông được bầu lên lãnh đạo đảng Lao Ðộng, không dè
lại sống sót sau khi đã chứng kiến hai thủ tướng Bảo Thủ đổ. Sức mạnh căn bản
của ông, ngược lại với bà May, là sự chân tình của ông, vốn ngay cả đến một
người như ông Nigel Farage, lãnh tụ cũ của đảng UKIP, cũng phải công nhận. Khác
với bà May, người ta tin vào những gì ông nói ngay cả khi người ta không đồng ý
với ông. Vấn đề chính của ông là lập trường chính trị cực tả. Nhưng may cho ông
là tuyên ngôn của đảng Lao Ðộng, vốn phản ảnh lập trường của đa số dân biểu Lao
Ðộng, gần với trung tâm hơn là lập trường của ông Corbyn. Nó cũng chẳng thiệt
hại gì khi nhiều người bỏ phiếu cho bên Lao Ðộng chỉ để phản đối sự kiêu căng
của chiến dịch vận động của đảng Bảo Thủ, vốn coi chiến thắng là chuyện đã rồi.
Vậy bây giờ thì sao?
Anh Quốc này có một Quốc Hội treo, một “hung Parliament,” với
không đảng nào có đủ 326 ghế cần thiết để một mình cai trị. Lần cuối chuyện này
xảy ra là năm 2010, vốn dẫn đến việc thành lập liên minh Bảo Thủ-Dân Chủ Tự Do
giúp liên minh có được đa số 36 ghế. Lần này bà May đã chọn liên minh với đảng
Dân Chủ Liên Bang (DUP) của Bắc Ái Nhĩ Lan, vốn chỉ mang đến được có 10 ghế.
Cộng với 318 ghế của bên Bảo Thủ là họ chỉ có đa số có 2 ghế.
Kết quả là chúng ta có một điều kiện lý tưởng cho một chính phủ có
thể đổ bất cứ lúc nào. Người ta bắt đầu nhớ đến năm 1974, khi Anh Quốc có đến
hai cuộc bầu cử trong một năm chỉ vì lúc đó đảng Lao Ðộng không có đủ đa số
phải cai trị với tư cách là một chính phủ thiểu số.
Trong khi đó Anh Quốc sẽ phải đối phó với cuộc điều đình Brexit,
đến cái gọi là “Great Repeal Bill” tức là một đạo luật hủy bỏ hết hàng trăm
ngàn luật lệ của Liên Hiệp Âu Châu mà Anh Quốc đã gộp vào luật lệ nước mình
trong suốt hơn 40 năm qua Ấy là chưa kể đảng DUP còn có một đòi hỏi mà bà May
sẽ khó thực hiện, đó là phải làm sao duy trì cho Bắc Ái Nhĩ Lan và Cộng Hòa Ái
Nhĩ Lan không có biên giới. Liên Hiệp Âu Châu sẽ không chấp nhận việc đó nếu
Anh Quốc không chấp nhận những điều kiện để mở cửa biên giới. Ðó là mới chỉ một
vài thí dụ.
Nhưng bà May vẫn cương quyết không chịu từ chức. Và bà sẽ tiếp tục
bước thấp bước cao tiến tới cho đến ngày nào đó, một ai trong đảng của bà, có
thể lại là ông Boris Johnson tuốt gươm ra đòi bà phải rút lui. Trong khi nội bộ
đảng Bảo Thủ tranh quyền, đất nước sẽ nổi trôi và tương lai không biết đi về
đâu.
Lê Phan
===
Thắng lợi cay đắng của Theresa May
Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên
tập: Lê
Hồng Hiệp
Cuộc bầu cử vào ngày 08/06 do Thủ tướng Anh Theresa May kêu gọi
sẽ thay đổi viễn cảnh chính trị của nước Anh và mối quan hệ với châu Âu, nhưng
không nhất thiết theo cách mà Đảng Bảo thủ của bà May, vốn có thể gia tăng số
ghế đa số trong Quốc hội, có thể muốn mang lại. Thắng lợi bằng mọi giá trước
những người ủng hộ quốc tế hoá và các lực lượng tiến bộ tại Anh của thành phần
Bảo thủ hoài nghi châu Âu được mô tả bằng tiêu đề bài báo về tuyên bố tổ chức
bầu cử của bà May trên tờ Daily
Mail: “Đè bẹp những kẻ phá hoại.” Nhưng chiến thắng vang dội vào
tháng 6 có thể dẫn đến một hệ quả ngược bất ngờ, như cuộc hành quân ngạo mạn
của Napoleon đến Moskva sau khi ông đã tiêu diệt toàn bộ kẻ thù ở Tây Âu.
Các lực lượng tiến bộ ủng hộ châu Âu ở Anh vẫn có thể chuyển bại
thành thắng vì ba lý do sau.
Thứ nhất, khi tổ chức
bầu cử sớm, bà May đã kéo dài thời hạn để Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU)
từ năm 2019 sang năm 2022. Cuộc bầu cử sớm đảm bảo Anh sẽ chính thức rời EU vào
tháng 03/2019, bởi vì lúc đó, về lý thuyết, bà May chắc chắn sẽ không phải đối
đầu với phe đối lập trong nghị viện. Nhưng điều này cũng cho phép Anh chấp nhận
một quá trình chuyển giao kéo dài sau thời hạn rút khỏi EU vào năm 2019, để các
doanh nghiệp và hệ thống quản lý hành chính có thể điều chỉnh theo các điều
khoản thoả thuận.
Các nhóm vận động
hành lang của các doanh nghiệp cũng như các quan chức chính phủ Anh được giao
nhiệm vụ thực hiện các thỏa thuận đang gây sức ép để giai đoạn chuyển giao này
càng kéo dài càng tốt. Tuy nhiên EU đã nhấn mạnh rằng trong giai đoạn quá độ,
Anh vẫn phải tiếp tục thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hiện tại của nước thành viên,
bao gồm đóng góp ngân sách, cho phép lao động di chuyển tự do và thực thi pháp
luật của EU.
Trước khi kêu gọi bầu cử, việc dung hòa yêu cầu về một giai đoạn
chuyển giao dài của cộng đồng doanh nghiệp với yêu cầu của phe Bảo thủ hoài
nghi châu Âu đòi tách khỏi EU hoàn toàn và ngay lập tức đã từng có vẻ là bất
khả thi. Một thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử sẽ giúp bà May có thẩm quyền
cần thiết để đàm phán về một giai đoạn chuyển giao dài, mặc cho sự phản đối của
những thành phần cực đoan chống EU, đồng thời thuyết phục được những
thành phần không quá khắt khe với EU rằng do Brexit đã là chuyện được đảm bảo
nên thời gian thực hiện các nghĩa vụ với EU đã không còn quá quan trọng.
Kết quả là, mặc dù Anh sẽ chính thức không còn là thành viên của
EU từ tháng 03/2019, kinh tế hay đời sống ở Anh sẽ không có quá nhiều thay đổi
cho tới thời điểm cuộc tổng tuyển cử tiếp theo vào năm 2022. Theo nghĩa này,
quyết định kêu gọi tổ chức bầu cử sớm của bà May là một bất lợi cho phe hoài
nghi châu Âu cực đoan, những người muốn buộc bà cắt đứt hoàn toàn với châu Âu
trước tháng 03/2019.
Điều này có liên quan đến nguyên nhân thứ hai giải thích vì sao
thắng lợi sắp tới của phe hoài nghi châu Âu tại Anh có thể sẽ là một thắng lợi
cay đắng. Dù bầu cử sớm sẽ trì hoãn những thay đổi về kinh tế, điều này lại
thúc đẩy sự chuyển đổi chính trị tại Anh.
Công Đảng – Đảng đối lập chính tại Anh đã trong tình trạng “giãy
chết” từ năm 2015, nhưng vẫn có thể tiếp tục duy trì tình trạng “xác sống” hiện
tại cho đến khi một cuộc tổng tuyển cử được kêu gọi. Bởi vì cuộc bầu cử sắp tới
đã được dự kiến tổ chức vào năm 2020, có thể sẽ có những tiến triển bất ngờ
khiến Công Đảng chuyển mình hồi sinh trong ba năm tới. Bằng việc tổ chức bầu cử
sớm, bà May đã đẩy nhanh quá trình phân rã cũng như triệt tiêu cơ hội để Công
Đảng hồi sinh.
Khi Công Đảng sụp đổ
sau thất bại trong cuộc bầu cử tháng 6, việc tái tổ chức lại phe cấp tiến trong
nền chính trị Anh gần như sẽ chắc chắn xảy ra. Việc tái tổ chức này, liên kết
những chính khách và cử tri đã vỡ mộng của Công Đảng với các thành phần thuộc
Đảng Dân chủ Tự do, Đảng Xanh và có thể là các đảng dân tộc chủ nghĩa ở
Scotland và xứ Wales, có thể sẽ tạo ra một liên minh đối lập đáng gờm hơn nhiều
so với những gì mà bà May đang đối phó hiện nay, ngay cả khi họ chỉ giành được
số ghế ít hơn trong quốc hội.
Tính đến thời điểm của cuộc tổng bầu cử tiếp theo, có khả năng
cao là vào năm 2022, những người theo chủ nghĩa quốc tế hoá và các lực lượng
chính trị tiến bộ sẽ có năm năm để chuẩn bị cho cuộc đối đầu với phe bảo thủ
của bà May và phe dân tộc chủ nghĩa Anh. Đến lúc đó, Đảng Bảo thủ đã nắm quyền
kiểm soát ba nhiệm kỳ quốc hội trong 12 năm. Đây là khoảng thời gian điển hình
để cán cân chính trị Anh dịch chuyển giữa cánh hữu và cánh tả.
Hơn nữa, nhờ vào giai đoạn chuyển giao kéo dài của Brexit do bầu
cử sớm, chỉ đến khoảng năm 2022 thì các hệ quả của việc từ bỏ tư cách thành
viên của EU mới được thấy rõ, cùng với những mâu thuẫn trong liên minh ủng hộ
Brexit giữa những người ủng hộ thương mại tự do và những người ủng hộ chủ nghĩa
dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ bảo thủ.
Trong khi đó, các nỗ lực đàm phán các thoả
thuận thương mại tự do với Mỹ và Trung Quốc sẽ để lộ các nhược điểm trong vị
thế mặc cả của Anh. Hệ quả là công luận về sự khôn ngoan của việc từ bỏ EU sẽ
thay đổi đáng kể trước năm 2022. Dù là trường hợp nào thì mối quan hệ đang biến
đổi với châu Âu sẽ là vấn đề cốt lõi khiến các lực lượng chính trị tự do xã hội
và quốc tế chủ nghĩa có thể thống nhất với nhau sau thất bại.
Giả dụ rằng, trong
thời gian trước đó, kinh tế EU vẫn trên đà phục hồi. Hơn nữa, sau cuộc bầu cử
tại Pháp và Đức năm nay, mối quan hệ đối tác mạnh hơn giữa Pháp và Đức sẽ đưa
khu vực đồng tiền chung châu Âu tiến tới hội nhập chính trị gần gũi hơn, điều
hiển nhiên cần thiết để đồng tiền chung hoạt động hiệu quả hơn, trong khi Đan
Mạch, Thuỵ Điển và Ba Lan dứt khoát nói rằng họ không có ý định sử dụng đồng
euro.
Đến năm 2022, cử tri Anh có thể quyết định rằng tái gia nhập một Liên
minh châu Âu với hai cơ chế song song (twin-track) sẽ là tốt hơn việc phải cầu
cạnh một mối quan hệ đối tác ở vị thế thấp hơn với Mỹ, chưa kể đến Trung Quốc.
Đây là lý do thứ ba vì sao những người Bảo thủ hoài nghi châu Âu có thể cuối
cùng sẽ phải hối hận vì thắng lợi trong cuộc bầu cử trước mắt.
Cho dù bất cứ chuyện gì xảy ra, trận chiến quyết định vì tương
lai lâu dài của nước Anh sẽ không phải là chiến thắng dễ dàng cho bà May năm
nay. Đó sẽ là một cuộc đụng độ kéo dài năm năm tính từ bây giờ giữa chủ nghĩa
bảo thủ dân tộc và một lực lượng đối lập tiếp bộ và hướng ngoại mới.
Anatole Kaletsky là Nhà Kinh tế Trưởng và Đồng Chủ tịch của
Gavekal Dragonomics. Từng bình luận cho tờ Times of London, International New
York Times và Financial Times, ông là tác giả cuốn Capitalism 4.0: The Birth of
a New Economy.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
VC kill in action