Thương mại: Mỹ-Trung đạt được thỏa thuận bán phần
TT
Donald Trump tiếp phó Thủ tướng Lưu
Hạc, trưởng phái đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc, tại Nhà Trắng ngày
11/10/2019, thông báo đôi bên đạt được thỏa thuận trong "giai đoạn
1" về mậu dịch.
Theo thỏa thuận,
Washington ngưng biện pháp tăng thuế nhập khẩu đánh vào hàng Trung Quốc bán
sang Mỹ. Đổi lại Bắc Kinh mua vào từ 40 đến 50 tỷ đô la nông phẩm của Hoa Kỳ.
Chính quyền
Washington thận trọng nhấn mạnh rằng thỏa thuận bán phần này còn phải được soạn
thảo thành văn bản và đôi bên sẽ phải "đi sâu vào chi tiết", trước
khi được nguyên thủ hai nước chính thức thông qua trong một vài tuần lễ sắp tới.
Trước mắt,
phía Hoa Kỳ chỉ thông báo là ở "giai đoạn 1", Washington và Bắc
Kinh đạt đồng thuận trên các vế nông nghiệp, hối đoái và một số khía cạnh liên
quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Mỹ duy trì mức thuế 25% nhắm vào 250
tỷ đô la hàng của Trung Quốc, thay vì nâng mức thuế đó lên thành 30% vào ngày
15/10/2019 như Nhà Trắng từng đe dọa.
Giới quan sát
nói đến một "bước tiến quan trọng" cho phép hy vọng Mỹ và
Trung Quốc dừng các đòn đánh thuế lẫn nhau, gây phương hại cho tăng trưởng của
toàn cầu.
Thông tín viên
RFI Anne Corpet, từ thủ đô Washington, ghi nhận, cho dù mới chỉ là thỏa thuận "Chúng ta
đang rất gần kề ngày chấm dứt chiến tranh thương mại".
Tổng thống Mỹ đã phát biểu như vậy, sau khi Trung Quốc
và Hoa Kỳ đạt được đồng thuận, nhưng đôi bên còn phải đi sâu thêm vào chi tiết.
Dù vậy, đối với Donald Trump thì nông dân Mỹ, những nạn nhân đầu tiên của xung
đột thương mại Mỹ - Trung, sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa
thuận vừa đạt được. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố: "Chúng tôi đã đạt được một thỏa
thuận về quyền sở hữu trí tuệ, về các dịch vụ tài chính, và đây là một thỏa thuận
ngoại hạng dành cho giới nhà nông. Trung Quốc sẽ mua từ 40 đến 50 tỷ đô la nông
phẩm của Hoa Kỳ, tức là nhiều hơn từ 2,5 đến 3 lần so với lúc trước. Tôi đề nghị
nông dân đi mua ngay thêm đất để canh tác và mua thêm máy cầy". Thỏa thuận
bán phần này có thể sẽ được tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
ký kết nhân Diễn Đàn APEC dự trù tổ chức vào tháng 11/2019 tại Chilê.Trước mắt,
Trump ngưng lệnh tăng thuế nhập khẩu đánh vào hàng Trung Quốc kể từ tuần tới.
Có nghĩa là 250 tỷ đô la hàng của Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ vẫn bị đánh thuế
25% thay vì 30% như Mỹ từng đe dọa».
Phản ứng của
Bắc Kinh
Báo chí tại Trung Quốc ngày 12/10/2019 xoáy vào những "tiến
bộ" sau vòng đàm phán lần này tại Washington, nhưng tránh sử dụng
cụm từ "đạt được một thỏa thuận", dù là bán phần như
đánh giá của các phương tiện truyền thông phương Tây. Bản tin của Tân Hoa Xã nhấn
mạnh: Đôi bên đã đối thoại một cách "thành thật, hiệu quả và trên tinh thần
xây dựng" về các hồ sơ kinh tế và thương mại, nhờ vậy đã đạt
được những "tiến bộ quan trọng về nông nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ, tỷ
giá hối đoái, dịch vụ tài chính, mở rộng hợp tác thương mại, chuyển giao công
nghệ và những xung khắc gây tranh cãi". Đôi bên "đồng
ý tiếp tục đối thoại để đạt được một thỏa thuận cuối cùng"
**************************
VŨ
LINH - DĐTC: TT TRUMP RÚT QUÂN KHỎI SYRIA
TT Trump đã ra lệnh rút quân Mỹ đang đóng tại Syria về nước.
Dĩ nhiên
tin này đã được thổi phồng lên như một bằng chứng của tính tráo trở, phản bội đồng
minh của TT Trump. Những luận điệu công kích này vẫn chỉ là những luận điệu chống
TT Trump đến cùng, bất kể ông làm chuyện gì hay không làm chuyện gì.
Muốn hiểu
rõ vấn đề, phải đi ngược dòng lịch sử để hiểu cho rõ tại sao lại có lính Mỹ tại
Syria.
Quyết định
gửi lính Mỹ qua vùng bắc Syria là của TT Obama. Mục đích chính không phải là để
giúp chính quyền độc tài của TT Assad của Syria, cũng chẳng phải để bảo vệ khối
dân Kurds đang đánh nhau với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ để đòi tự trị. Mà là để
đánh lực lượng ISIS khi đó hùng cứ, chiếm một nửa phiá bắc của Syria và của
Iraq luôn. Mà cũng không phải là đánh trực tiếp, mà chỉ là giúp các tổ chức võ
trang Syria đang đánh nhau với cả ISIS lẫn chính quyền Assad.
Hiện nay, Mỹ
chỉ có vỏn vẹn khoảng 400 người, tất cả đều là chuyên viên kỹ thuật có trách
nhiệm điều hành viện trợ quân sự của Mỹ cho các lực lượng kháng chiến chống Assad
và ISIS, cũng như chuyên viên giúp định vị cho các cuộc tấn công của không lực
Mỹ chống các căn cứ ISIS trong vùng, không có lính tác chiến nào hết.
Bây giờ,
coi như lực lượng ISIS đã tiêu tan không còn manh giáp, lực lượng kháng chiến
Syria chỉ lo đánh nhau với quân của TT Assad, cũng chẳng còn phi vụ đánh bom
ISIS nữa, thì sự hiện diện của các chuyên viên Mỹ coi như thừa, nếu không muốn
nói là chỉ còn mang tiếng là giúp đánh chính quyền Assad, là chuyện TT Trump
không muốn trực tiếp can dự, hay muốn bảo vệ cuộc đấu tranh đòi tự trị của dân
Kurds là điều TT Trump cũng không muốn can dự luôn. Trong chính sách quốc phòng
và ngoại giao của TT Trump, không còn lý do chính đáng nào biện minh cho sự hiện
diện của lính Mỹ tại đây nữa.
Trong vùng
Trung Đông đó, đồng minh chính của Mỹ không phải là những bộ lạc Kurds đòi tự
trị, cũng không phải là TT Assad hay các nhóm kháng chiến chống ông ta, mà là
Thổ Nhĩ Kỳ, một nước đang trấn giữ cửa ngỏ của Nga xuống Trung Đông. Khối Kurds
dĩ nhiên có đóng góp trong cuộc chiến chống ISIS của Mỹ vì vấn đề sinh tử của họ,
nhưng chưa thể gọi là đồng minh theo nghĩa chiến lược địa chính trị -geopolitic
strategy.
Quyết định
của TT Trump bị một số chính khách CH chống (TNS Lindsey Graham) và một số khác
ủng hộ (TNS Rand Paul). Trong chính trị Mỹ, dù là đồng chí cùng đảng, không nhất
thiết phải ‘trên hô dưới ứng’ như trong chế độ CS.
Một ngày
sau khi TT Trump ra lệnh rút quân Mỹ về, Thổ Nhĩ Kỳ đã tung quân ra đánh vùng dân
Kurds phía bắc Syria. TTDC dĩ nhiên đã đổ lỗi cho TT Trump đã rút lính về. Làm
như thể 400 chuyên viên kỹ thuật Mỹ đã đủ để chặn không cho Thổ đánh Kurds vậy.
Hơn nữa, tất cả những người nào có 5 phân khối óc trong đầu đều biết một cuộc
hành quân của Thổ Nhĩ Kỳ tung cả ngàn quân vượt biên giới đánh Syria không thể
xẩy ra trong vòng 24g sau khi TT Trump ra lệnh rút lính Mỹ về. Ít ra cuộc hành
quân đó cũng đã phải được lập kế hoạch và chuẩn bị cả tháng trước.
Sự thật có
lẽ TT Trump đã được Thổ thông báo sẽ đánh nên TT Trump ra lệnh rút quân để
tránh tai bay vạ gió vô ích cho lính Mỹ, cũng như để tránh dính dáng vào một cuộc
chiến cục bộ mới. Ta không nên quên TT Trump khi tranh cử đã hứa sẽ rút Mỹ ra
khỏi các cuộc chiến Trung Đông.
Nghe TTDC
hô hoán, ai cũng tưởng TT Trump rút 400.000 lính về để mở đường cho Thổ đánh
Syria vậy.
Một cụ tỵ nạn
cuồng chống Trump phê bình “Các vị chủ khách sạn và chủ sòng bài thường nghĩ
rằng người nào làm ăn với mình chỉ nghĩ đến mối lợi cho chính họ. Việc nào có lợi
thì làm, không thì bỏ”.
Cuộc rút
quân ra khỏi Iraq và Afghanistan bắt đầu từ thời TT Obama. Không hiểu ông này
là chủ sòng bài hay chủ khách sạn nhỉ?
Cụ này cũng
tố “nước Mỹ có duyên nợ lâu đời với dân Kurd; bỏ rơi họ thì tàn nhẫn quá!”.
Thế thì khi các nghị sĩ và dân biểu của đảng DC liên tục biểu quyết bỏ rơi miền
Nam VN, họ có “tàn nhẫn quá” không? Bây giờ dân tỵ nạn VN ta có nên ủng hộ cái
đảng DC đó không nhỉ? Hay là vì đồng tiền già hay đồng tiền trợ cấp mà nên quên
quá khứ đi chăng?
Một cụ bình
loạn gia tỵ nạn khác, cũng bị bệnh DƯT nặng, đã viết bài phân tích, hay chính
xác hơn, công kích quyết định của TT Trump.
Đây là vài
đoạn lên án của cụ (chữ nghiêng):
-Tổng thống
Donald Trump bị công luận chỉ trích mãnh liệt.
-Quyết định của Donald Trump bị
lên án ngay trong nội bộ đảng Cộng Hoà.
Rồi cụ viết tiếp:
-Tái đắc
cử trước đã.
-Donald Trump không có bạn,
không có đồng minh mà chỉ có mặc cả và giao dịch. Thấy có lợi cho cá nhân thì
ông làm.
Xin lỗi quý
độc giả chứ kẻ này không biết mình có hiểu lộn hay không, nhưng hình như hai
câu sau đá bể mặt hai câu trước thì phải. Nếu vì nhu cầu “tái đắc cử trước đã”,
thì tại sao lại lấy một quyết định mà cả thế giới, kể cả các đồng chí CH cũng
chống nhỉ? Có lợi gì cho cá nhân Trump vậy?
Trong
một tin liên hệ, TT Trump đã gửi 2.000 lính Mỹ qua Ả Rập Saoud giúp tăng cường
phòng thủ xứ này, đề phòng Iran tấn công.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
VC kill in action