Hân hạnh Fw ACE, baì viết rất thuyết phục cuả một
trí thức, vì muốn phục hồi các giá trị truyền thống và sức mạnh
cuả nước Mỹ cũng như tương lai " cuả những đưá trẻ sinh ra taị
Mỹ hôm nay sẽ phaỉ ganh́ vác khoản nợ hơn 60,000 usd" dù có thể
bị thân baị danh liệt, thật đáng ngưỡng mộ. Phú Vân.
----- Forwarded Message -----
From: "Gop gio [DiendanDanToc]" <>
Sent: Friday, October 28, 2016 5:15 PM
Subject: [DiendanDanToc] Fw: [GoiDan] Fw: Fwd: Vì sao tôi ủng hộ Trump, dù có thể thân bại danh liệt?
From: "Gop gio [DiendanDanToc]" <>
Sent: Friday, October 28, 2016 5:15 PM
Subject: [DiendanDanToc] Fw: [GoiDan] Fw: Fwd: Vì sao tôi ủng hộ Trump, dù có thể thân bại danh liệt?
*Kính
chuyển và xin mời... đọc đi bà con ui!
Ông TRUMP
hết xẩy! Ông TRUMP mới chính là vị tổng thống đầy năng lực mà chúng ta đang
mong đợi để làm cho nước Mỹ mãi mãi được hùng mạnh, không bị bọn
côn đồ ngoại bang khi dễ như hiện nay!!!
*Thôi đủ
rồi mợ Hillary! FBI đang hỏi thăm mợ đó! (GOPGIO)
On Saturday, October 29, 2016 12:00 AM, "HungThe > wrote:
Kính chuyển quýṿi bài rất giá trị đọc và phổ biến
trong muà bầu cử, ht
----- Forwarded Message -----
From: Luong Mai <luongkathymai> wrote
Sent: Friday, October 28, 2016 11:48 AM
From: Luong Mai <luongkathymai> wrote
Sent: Friday, October 28, 2016 11:48 AM
From: Elvis Nguyen Tran
Date: October 27, 2016 at 7:46:22 PM
Date: October 27, 2016 at 7:46:22 PM
Vì sao tôi ủng
hộ Trump, dù có thể thân bại danh liệt?
Đức Huy | 26/10/2016 07:52
105
Washington Post (Mỹ) mới đây đã đăng tải một
bài góc nhìn thú vị về ứng viên Tổng thống Donald Trump. Tác giả là Daniel
Bonevac, giáo sư Triết học hiện đang giảng dạy tại Texas.
LTS: Như chính ông Bonevac đã thừa nhận trong bài viết của mình, rất
nhiều người trong giới có học thức không dám công khai ủng hộ Donald Trump, vì
sợ bị đánh đồng với những tuyên bố và hành động gây tranh cãi của ứng viên này,
qua đó ảnh hưởng tiêu cực tới sự nghiệp.
Nhưng vị giáo sư Triết
học này là một ngoại lệ. Trong suốt sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu, ông
Bonevac chưa từng ngần ngại công khai quan điểm chính trị ủng hộ phe bảo thủ
của mình. Trong kì bầu cử lần này, dù Trump có nhiều phát ngôn và hành động gây
tranh cãi, song giáo sư Bonevac vẫn khẳng định ông sẽ bầu cho tỉ phú bất động
sản Mỹ.
Dưới đây là nội dung bài viết của ông, được
đăng tải trên Washington Post:
Mới đây, tôi đã cùng 145 học giả và nhà văn công
khai tuyên bố ủng hộ Donald Trump trở thành Tổng thống.
Cứ mỗi người ủng hộ Trump đồng ý tham gia chiến
dịch cùng chúng tôi, thì lại có một vài người khác từ chối, bởi họ cho rằng
việc công khai ủng hộ Trump sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự nghiệp.
Tôi thì vẫn luôn thẳng thắn với quan điểm bảo
thủ của mình trong hơn 30 năm qua, kể từ trước cả khi tôi bắt đầu công tác, vậy
nên nếu có ảnh hưởng tiêu cực gì thì chắc tôi cũng đã phải chịu rồi.
Đơn cử, tôi từng tranh luận với nhà kinh tế học
James Galbraith trước hàng nghìn sinh viên Đại học Texas vào năm 2008, để bảo
vệ luận điểm ủng hộ ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa bấy giờ là Thượng nghị sĩ
John McCain của bang Arizona.
Tôi cũng từng biên tập nhiều cuốn sách giáo khoa
về các vấn đề đạo đức đương đại, trong đó quan điểm của cánh tả và cánh hữu
được nhìn nhận một cách công bằng. Tôi cũng may mắn được giảng dạy tại một
trường đại học luôn đề cao sự đa dạng về mọi mặt, trong đó có sự đa dạng về tư
tưởng.
Nhưng phe cánh tả trong 20 năm qua đã chiếm
lĩnh tư tưởng tại các trường đại học, và nếu những ai chưa công khai quan điểm
không muốn tự đưa mình vào tầm ngắm thì tôi cũng không thể trách họ được.
Mới tuần trước, một vị giáo sư ở một trường
đại học khác đã đăng tải một thông điệp trên Facebook rằng ông muốn tất cả
những ai ủng hộ Trump phải bị tiêu diệt "ngay lập tức và mãi mãi". Có
ai muốn trở thành đối tượng của sự thù địch đến mức này cơ chứ?
Một số giáo sư khác từng hỏi tôi về chính trị
như thế này: "Ông thông minh, ông có hiểu biết, thế tại sao ông có thể ủng
hộ [điền tên ứng viên đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống năm đó] được chứ?"
Nhưng những câu hỏi kiểu này không hề có tính chế nhạo hay khinh thường, mà
ngược lại thường là chất xúc tác cho nhiều cuộc đối thoại thú vị và hé mở nhiều
điều.
Tôi vẫn có thể có những cuộc thảo luận chính trị
hữu ích với vài ông bạn cũ, dù quan điểm của họ có khác tôi. Họ ủng hộ Bernie
Sanders, và những "căn bệnh" của nước Mỹ mà Trump và Sanders
"chẩn đoán" có nhiều điểm tương đồng, nhưng cái cách mà hai người
"kê đơn thuốc" thì khác hẳn.
Thế nhưng những cuộc
đối thoại vượt ra ngoài ranh giới ý thức hệ như vậy thật hiếm thấy trong mùa
tranh cử năm nay.
Hai người bạn của tôi, khi thấy cái tên Bonevac
trong danh sách ủng hộ Trump, đã so sánh tôi với Martin Heidegger (một nhà
triết học người Đức được cho là có quan điểm ủng hộ phát xít - PV), không phải
vì sách tôi viết có tầm ảnh hưởng ngang hàng với sách của Heidegger, mà ý họ
đang đánh đồng các phát ngôn đôi khi có phần thô kệch của Trump với tội ác diệt
chủng.
Thật khó hiểu.
Nhiều đồng nghiệp của tôi trong giới nghiên cứu
vẫn không tưởng tượng nổi tại sao một người tư duy bình thường có thể ủng hộ
Trump. Đa phần những người nói chuyện chính trị với tôi là những người đồng
tình với tôi hoặc đang phân vân. Còn những ai phản đối Trump thì thậm chí chẳng
còn muốn tranh luận với tôi nữa.
Tôi cũng hiếm khi được nói chuyện chính trị với
các sinh viên, vì tôi cố hết sức để tránh không đem chuyện chính trị lên giảng
đường. Một sinh viên từng nói với tôi: "Thầy theo phe bảo thủ đúng không
ạ?". Tôi đáp lại rằng tôi khá thất vọng vì cậu ta có thể phát hiện ra điều
đó, bởi tôi luôn cố gắng thể hiện quan điểm công bằng với cả hai phe, đồng thời
giấu lập trường riêng của mình.
Cậu ta đáp lại: "Em biết. Đấy cũng là lý do
tại sao em phát hiện ra thầy theo phe bảo thủ".
Thỉnh thoảng, có một vài học sinh tư tưởng bảo
thủ tìm đến tôi, họ cảm thấy nhẹ nhõm vì tìm được một người trong đội ngũ giảng
viên mà họ có thể trao đổi một cách thẳng thắn. Nhưng đa
phần sinh viên có vẻ không chú ý mấy đến chính trị, còn những sinh viên có quan
tâm thì thường không nói chuyện chính trị với giảng viên.
Cũng có một vài ngoại lệ. Gần đây, một sinh viên
theo chủ nghĩa tự do đã phản bác lại cách lý giải của tôi về việc tại sao các
khu vực địa lý khác nhau thường chọn bầu cố định theo đảng Dân chủ hay đảng
Cộng hòa trong các kì bầu cử Tổng thống.
Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận hữu ích và
qua đó hoàn thiện hơn cách hiểu của cả tôi lẫn bạn sinh viên nói trên về sự
phân biệt giữa bang xanh và bang đỏ (bang xanh - bang ủng hộ đảng Dân chủ, bang
đỏ - bang ủng hộ đang Cộng hòa - PV).
Vậy với những phản hồi tiêu cực của đồng nghiệp
và bạn bè như vậy, tại sao tôi vẫn ủng hộ Trump?
Hãy tự hỏi mình xem:
Bây giờ so với một thập kỉ trước bạn có thấy cuộc sống mình được cải thiện?
Nước Mỹ có được cải thiện? Thế giới có an toàn hơn không? Đất nước này có đang
đi đúng hướng? Tôi, cũng như gần 2/3 người dân Mỹ, trả lời là không.
Chúng ta đang ở năm thứ
7 của cuộc phục hồi kinh tế chậm chạp nhất kể từ năm 1949. Tỉ lệ người trong độ
tuổi lao động có công ăn việc làm đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỉ qua.
Tỉ lệ thất nghiệp trong giới trẻ Mỹ gốc Phi đang ở mức hơn 20%. Nợ công đã tăng
gần gấp đôi: mỗi đứa trẻ được sinh
ra tại Mỹ hôm nay sẽ phải gánh vác khoản nợ hơn 60.000 USD.
Chúng ta đã không còn được Standard & Poor's
đánh giá tín dụng ở mức AAA. Các thành phố và tiểu bang đều đang phải đối mặt với
các cuộc khủng hoảng nợ và phụ cấp.
Trong khi đó, lợi nhuận doanh nghiệp và chỉ số
đơn đặt hàng lâu bền (durable goods orders) đều giảm, năng suất trì trệ, và
tăng trưởng 2% giờ đã trở thành mức "bình thường mới". Bất bình đẳng
kinh tế ngày càng tăng; thu nhập giảm; giá cả tăng.
Obamacare, "thành tựu" mang thương
hiệu của Tổng thống, đang giãy chết. Căng thẳng sắc tộc đang dẫn đến bạo động.
Tội phạm vũ lực đã tăng mạnh trong 18 tháng qua. Tuổi thọ trung bình của một bộ
phận lớn dân số đang giảm.
Chính phủ đang khai chiến với nhiên liệu hóa
thạch, đặt mạng lưới điện quốc gia vào tình thế nguy hiểm, và cứ thế đổ ngân
sách vào những chương trình năng lượng xanh vô thưởng vô phạt do các nhà tài
trợ giật dây.
Sở Thuế vụ (IRS), Cục Điều tra Liên bang (FBI)
và Bộ Tư pháp luôn tìm cách bảo vệ đồng minh chính trị, trừng phạt đối thủ
chính trị, và không tuân thủ lệnh của tòa án.
Tiểu mục IX (một tiểu mục trong bộ luật giáo
dục sửa đổi của Mỹ năm 1972, trong đó nhấn mạnh quyền bình đẳng giữa sinh viên
nam và sinh viên nữ - PV) đang bị lợi dụng để xóa bỏ quyền được bảo vệ theo
luật pháp và ngăn cản quyền được lên tiếng.
Trong 10 tháng qua, chúng ta đã phải chứng
kiến các vụ khủng bố tại San Bernadino, Orlando, St. Cloud, Burlington, khiến
68 người thiệt mạng.
Bài học từ châu Âu cho thấy nếu chúng ta cứ
tiếp tục thực hiện những chính sách như hiện nay, chúng ta sẽ còn phải hứng
chịu nhiều hơn nữa.
Trung Đông đang hỗn loạn. Chúng ta vô cớ lật đổ
một chính phủ Libya đang bình ổn, mở đường cho khủng bố hoành hành, khiến đại
sứ của chúng ta bị giết hại. Chúng ta đã vứt bỏ thắng lợi ở Iraq và
Afghanistan. Còn Syria giờ là một thảm họa nhân đạo.
Chúng ta đã phá hỏng Cách mạng Xanh tại Iran và tạm dừng cấm vận,
nâng đỡ và rồi cung cấp hàng đống tiền mặt cho đất nước tài trợ khủng bố hàng
đầu thế giới đồng thời cũng có tham vọng hạt nhân — tất cả chỉ để đạt được một
thỏa thuận bất lợi cho Mỹ đến mức còn không đưa qua Thượng viện thông qua. Giờ
đã có thông tin cho rằng Iran lại đang vi phạm thỏa thuận.
Vấn đề không nằm ở việc thực hiện chính sách, mà
ở sự thiếu chiều sâu trong thế giới quan theo trường phái tiến bộ của bà ta.
Đó là một thế giới quan mà tôi đã được chứng
kiến tận mắt trong khuôn viên đại học, một thế giới quan thu hút giới tri thức
qua những hứa hẹn về sự hợp lý trong mọi lĩnh vực và hấp dẫn họ bằng viễn cảnh
nắm trong tay quyền lực.
Tuy nhiên, như Dostoevsky đã cảnh báo, thì trên
thực tế, thế giới quan này chỉ ấp ủ tâm lý coi mình là nhất của tầng lớp thượng
lưu, và khuyến khích việc coi thường người khác.
Những người mang tư tưởng tiến bộ tìm cách chống
lại sức mạnh kinh tế của các tập đoàn bằng cách tập trung quyền lực chính trị
thông qua các cơ quan của nhánh hành pháp. Họ tìm cách chống lại việc tập trung
quyền lực bằng cách... tăng cường tập trung quyền lực.
Nhưng điều này dẫn đến chủ nghĩa tinh hoa và sự
lạm quyền điều tiết. Khi các tập đoàn, những tổ chức phi chính phủ giàu nguồn
lực, hay những nhà tài trợ có quan hệ rộng bắt tay với các cơ quan chính phủ,
phần còn lại của xã hội là chúng ta sẽ thua thiệt. Chính phủ liên bang chính là
trùm độc tài tối cao.
Hệ thống hành chính nhà nước đa phần rất ít phải
chịu trách nhiệm; chúng ta không thể bỏ phiếu loại bỏ một cơ quan điều hành
chính phủ. Dưới thời Obama, hệ thống các quy định liên bang đã và đang trói
buộc hoàn toàn nhiều ngành công nghiệp và bóp nát tính sáng tạo của một số
ngành khác.
Clinton cam kết sẽ
tiếp tục những xu hướng này. Bà cam kết những thẩm phán Tòa án tối cao do mình
bổ nhiệm sẽ xóa bỏ những "lá chắn bảo vệ" thuộc 10 quyền lợi cơ bản
của người Mỹ nhằm chống chính phủ lạm quyền.
Bà tỏ rõ sự khinh rẻ đối với những con người
bình thường, đối với quyền lợi và những mối quan tâm của họ, bà coi bất cứ ai
trái quan điểm với mình như kẻ thù.
Chỉ có Trump cam kết
rằng ông sẽ kiểm soát quyền của nhánh hành pháp và đưa chúng ta trở về nhà nước
pháp quyền.
Ông cam kết sẽ đặt dấu
chấm hết cho những quy định mới để ngăn chặn "cái mỏ neo cứ kéo chúng ta
lại". Gánh nặng từ việc thắt chặt các quy định kể từ năm 1980 đã khiến
chúng ta phải trả một cái giá có thể lên tới 1/4 tổng sản phẩm quốc nội.
Chủ nghĩa tiến bộ hi sinh
tương lai vì hiện tại, và hi sinh hiện tại để phục vụ lợi ích nhóm và thu lời
cá nhân. Đó là lý do vì sao tại các nước áp dụng chính sách tiến bộ hiện nay,
kinh tế trì trệ và tỉ lệ sinh giảm mạnh.
Nền kinh tế của chúng ta chỉ vận hành tốt khi nó
cho phép thị trường tận dụng nguồn vốn huy động được vào đầu tư, qua đó tăng
cường năng suất và tính sáng tạo, mở đường cho các tiến bộ công nghệ, các mặt
hàng có giá cả phải chăng, nâng cao thu nhập, và tạo thêm nhiều cơ hội.
Chính sách cắt giảm thuế của Trump sẽ tăng cường
đầu tư, gia tăng năng suất, cải thiện thu nhập, thúc đẩy sáng tạo, và tạo thêm
nhiều cơ hội cho toàn thể người Mỹ.
Điều cuối cùng, chủ nghĩa tiến bộ còn dựa trên
một quan điểm bất hợp lý về quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa này coi nhẹ nhà nước -
quốc gia cũng như tầm ảnh hưởng của Mỹ. Chính sách của
Obama-Clinton đẩy chúng ta xa khỏi các đồng minh truyền thống và thiết lập quan
hệ với những kẻ thù truyền kiếp. Bảo vệ người Mỹ và giữ
bí mật quốc gia có vẻ như chỉ là trọng tâm thứ yếu.
Trump sẽ mang đến một
liều thuốc rất cần thiết mang tên chủ nghĩa hiện thực cho chính sách đối ngoại
của Mỹ, khôi phục mối quan hệ đang sứt mẻ với Anh và Israel, củng cố an ninh
biên giới và bảo vệ lợi ích của Mỹ trong các hiệp ước quốc tế.
Trump đã có những bài phát biểu nghiêm túc,
trong đó nêu rõ định hướng tương lai của ông đối với nền kinh tế, chính sách
đối ngoại, vấn đề tội phạm, vấn đề nhập cư, và các vấn đề cốt lõi khác mà nước
Mỹ đang phải đối mặt.
Ông đã lý giải tại sao chính sách của mình sẽ
củng cố vị thế nước Mỹ, hồi sinh nền kinh tế, và khôi phục trật tự xã hội, nhất
là ở các khu nội thành.
Trong khi đó, Clinton luôn tìm mọi cách để đánh lạc hướng chúng ta khỏi các
vấn đề cốt lõi. Cũng phải thừa nhận
rằng Trump đã tạo cho bà quá nhiều cơ hội để làm điều đó. Nhưng tương lai của
đất nước là một cái gì đó quá quan trọng để quyết định dựa trên việc ai nói
năng bỗ bã hơn ai.
Các chính sách của Clinton sẽ chỉ khiến nền
kinh tế càng suy yếu, khiến xã hội càng bất ổn, khiến vị thế nước Mỹ càng tụt
dốc. Tôi muốn một vị Tổng thống đứng về phía chúng ta. Tôi sẽ bỏ phiếu cho
người có thể thay đổi con đường nước Mỹ đang đi, và một lần nữa đưa chúng ta
trở về với nhiệm vụ chính. Đó là làm sao cho nước Mỹ trở nên thật vĩ đại.
__._,_.___
Posted
by: Phu Van <
No comments:
Post a Comment
VC kill in action