X


TT Mỹ Trump viết lời ủng hộ người VN biểu tình chống bọn CSVN Đừng sợ bọn qủi dữ



Monday, 7 November 2016

CHUYỆN BẦU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ 2016



 
CHUYỆN BẦU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ 2016

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.


Man doi dau giua Trump va Clinton qua tranh biem hoa hinh anh 11
C
húng tôi đã viết quá nhiều bài về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngay từ 18 tháng trước. Bài viết hôm nay (04 ngày trước khi xảy ra cuộc bầu cử) chỉ ghi vài đặc điểm của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.

1.  Một cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi giữa người Mỹ gốc Việt
            Người Mỹ gốc Việt là những người Việt Nam ở miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hoà) rời Việt Nam trước ngày 30-04- 75 vài ngày, người Việt Nam hai miền Nam- Bắc vượt biên, người Việt Nam (đa số gốc Hoa) đăng ký bán chánh thức, các cựu quân nhân học tập cải tạo từ 03 năm trở lên đến Hoa Kỳ theo diện HO, người Việt nhập cư theo diện bảo lãnh, du học sinh không về nước và được nhập tịch.  
Những người có tuổi ủng hộ ông Trump vì cho rằng ông chống Cộng.  Ý niệm đảng Cộng Hoà chống Cộng đã được nuôi dưỡng từ lúc nào không biết chỉ biết rằng hai tổng thống Cộng Hòa là Eisenhower (1952- 1960) và Richard Nixon (1968- 1974) ủng hộ tổng thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu.  Đảng Cộng Hoà chống Cộng?  Còn đảng Dân Chủ theo Cộng sao?  Năm 1965 ông Johnson đưa quân Hoa Kỳ sang Nam Việt Nam trong đó có rể của ông.  Ông là tổng thống thuộc đảng Dân Chủ.  Sự thất thủ của Việt Nam Cộng Hoà năm 1975 xảy ra dưới thời tổng thống Ford của đảng Cộng Hoà.  Trong chiến tranh Việt Nam vắng mặt các ông Clinton, Bush II, Trump.  Vậy ông Trump chống Cộng lúc nào? và vì sao ông ca ngợi Putin lỗi lạc hơn tổng thống Bush II và Obama nhiều?  
Một số người Mỹ gốc Việt khác tỏ ra quen thuộc khi thấy ông Trump ngưỡng mộ tổng thống Putin của Nga vì bức tượng lớn nhất ở Hà Nội là tượng của Lenin.  Ông nội của Putin là người nấu bếp cho Lenin rồi cho Stalin. 
Bản thân Putin là trung tá mật vụ KGB của Liên Sô.  Một sự trùng hợp ngộ nghĩnh là ông Hồ Chí Minh xem Lenin là cha, thầy, cố vấn vĩ đại.  Ông Trump là một người Mỹ khả dĩ làm tổng thống một quốc gia tự xem và được người khác xem là thành trì dân chủ và siêu cường thế giới lại ngưỡng mộ tài lãnh đạo của nhà độc tài Putin.  Lenin nễ phục tổ chức của Hoa Kỳ.  Ông Trump nể phục tài lãnh đạo của Putin, cháu nội người nấu bếp cho Lenin!
Những người Mỹ gốc Việt trẻ hấp thụ văn hoá Mỹ từ nhỏ ủng hộ bà Hillary Clinton của đảng Dân Chủ.  Đó là những người yêu chủ nghĩa tự do ..<..phóng khoáng..>..  (Liberalism) và ngao ngán chủ nghĩa bảo thủ (Conservatism).  Những người nầy liên tưởng đến chuyện buy one get one khi ủng hộ bà Hillary thì có thêm ông Bill Clinton.  Họ tin tưởng vào khả năng và kinh nghiệm của bà Hillary với ý nghĩ tầm thường rằng ngồi trên chiếc xe bus có tài xế lái xe kinh nghiệm bảo đảm hơn ngồi trên một chiếc xe mà tài xế mới học lái lần đầu tiên trong đời nhưng tỏ ra thích thú muốn học cách lái xe ngang ngược, vi phạm luật giao thông của tài xế ngoại quốc ở một nước xa xôi.
Một ít người Mỹ gốc Việt có học vị và chức quyền khi còn ở quê nhà nay theo chủ nghĩa hoài nghi (Skepticism).  Những vị này cho rằng người Việt nam ở Hoa Kỳ trên 2 triệu người tức 0.6% tổng số dân số Hoa Kỳ.  Số người có quốc tịch và có quyền bầu cử lối vài trăm ngàn người chưa đủ sức trở thành nhóm áp lực chánh trị (pressure group) quan trọng được. Nếu nghĩ như vậy thì không đi bầu?  hay bầu ai cũng được cũng thế thôi?  Đây là thái độ hoài nghi, tiêu cực.  Người ta đổ xương máu để được quyền bầu cử.  Mình đương nhiên hưởng quyền ấy mà không phải tốn mồ hôi, nước mắt và xương máu nhưng lại từ chối quyền lựa chọn người lãnh đạo của mình.  Không thể xem thường vài trăm ngàn phiếu bầu nếu toàn số phiếu ấy dồn cho một ứng cử viên nào đó.  Người Da Đen chỉ chiếm 14% tổng dân số Hoa Kỳ nhưng với kỷ luật bỏ phiếu chặt chẽ họ đã có tổng thống Da Đen đầu tiên.  Năm 2000 ông Bush II thắng ông Al Gore vỏn vẹn 537 phiếu trên 300 triệu dân!  Thái độ hoài nghi và tiêu cực không xứng đáng được khuyến khích.
Việc tranh cãi sôi nối giữa hai phe ủng hộ ông Trump và bà Hillary Clinton đã biến cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ trở thành một vụ án Dreyfus của thế kỷ XXI.  Vợ chồng, cha con, bạn bè vì sự ủng hộ hai ứng cử viên trên mà tranh cãi với nhau làm mất hòa khí gia đình và tình bằng hữu một cách đáng tiếc.

2. Màu sắc tình dục, bôi bẩn cá nhân, kỳ thị nữ phái nhiều hơn chánh sách
Nét nổi bật của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 là chuyện tục tĩu trong băng Access Hollywood, chuyện tình dục, sách nhiễu tình dục, kỳ thị nữ giới (việc chửi nữ hoa hậu Venezuela mập như heo, máy ăn v.v.).  Đa số thuộc về ông Trump.  Số khác thuộc về cựu tổng thống Bill Clinton, người không ra tranh cử.  
Ngày 28-10 giám đốc FBI đưa ra email của cựu dân biểu Anthony Weiner, chồng của một phụ tá thân tín của ứng cử viên Dân Chủ Hillary Clinton nhưng đã ly dị từ tháng 08, vì nghi ngờ có liên hệ đến email trong máy riêng của bà Hillary.  Nội dung email của Weiner liên quan đến chuyện tình dục với một thiếu nữ 15 tuổi.   Vụ email của bà Hillary khi còn làm bộ trưởng Ngoại Giao đã lắng dịu vào tháng 07 vừa qua.  Còn 11 ngày đến ngày bầu cử ông Comey, giám đốc FBI, gởi cho Quốc Hội một bức thơ mở lại hồ sơ email của bà Hillary.  Việc làm của ông Comey không được sự đồng ý của bộ Tư Pháp và bị hai cựu bộ trưởng Tư Pháp, một Cộng Hoà (Gongalez) và một Dân Chủ (Holder) chỉ trích.  Trưởng khối Dân Chủ Thượng Viện, Reid, mạnh mẽ chỉ trích ông Comey tạo hỏa mù chánh trị bất lợi cho ứng cử viên Hillary trong cuộc bầu cử.  Ông cho biết vào tháng 08 ông gởi cho giám đốc FBI một bức thơ yêu cầu điều tra về liên hệ giữa ông Trump và Nga qua trưởng ban vận động bầu cử của ông Trump là Paul Manaford nhưng FBI im lặng.  Chuyện email của ông cựu dân biểu có khả năng tình dục cao bị nghi ngờ có liên quan đến email của ứng cử viên Hillary giúp cho đối thủ của bà là ứng cử viên Trump được lời to lớn mặc dù chỉ còn vài ngày bầu cử. 
FBI không thể quả quyết có liên hệ gì giữa email của ông Weiner và email của bà Hillary Clinton.  Hỏa mù hoàn toàn có lợi cho ông Trump mặc dù ông luôn luôn nghi ngờ có gian lận bầu cử!
Không thấy ông Trump có đường lối, chánh sách gì rõ ràng ngoài những lời chỉ trích cá nhân, nói xấu đối thủ bằng mọi từ ngữ không do một vị nguyên thủ dùng, những lời chối bỏ trắng trợn kèm theo sự đe dọa kiện thưa báo chí nói bất lợi cho ông, mắng nhiếc truyền thông về kết quả những cuộc thăm dò dư luận, dọa bãi bỏ bầu cử và đưa ghế tổng thống cho ông, dọa chiến tranh nguyên tử nếu bà Hillary Clinton đắc cử, dọa đưa bà Hillary vào tù nếu ông (Trump) đắc cử, dọa bà Hillary sẽ bị bãi miễn (impeachment) nếu bà đắc cử v.v.  Đó là dấu hiệu cho thấy ông ở thế yếu chớ không phải thế thượng phong.  Ông chỉ tạo thế mạnh bằng cách chụp lấy cơ hội khi bà Hillary bị bịnh (11-09 ở New York) và thơ của ông Comey gởi cho Quốc Hội về email của cựu dân biểu Weiner gợi dâm với một thiếu nữ 15 tuổi nào đó.  Chuyện gợi dâm của Weiner nhập cuộc vào việc quyết định kết quả cuộc bầu cử?

3.  Sự nhúng tay bí mật của Nga vào cuộc bầu cử?
            Tổng thống Putin không ngần ngại bày tỏ cảm tình với ông Trump và oán ghét bà Hillary Clinton.  Ông Trump ca ngợi ông Putin.  Trong cuộc vận động bầu cử ông muốn Nga tặc email của ban vận động tranh cử của Hillary Clinton và nói sẽ gặp Putin trước khi nhậm chức (nếu đắc cử).  Báo chí Nga tấn công ứng cử viên đảng Dân Chủ và nhiệt liệt thổi phồng ứng cử viên Cộng Hòa là ông Trump.  Ông nói Putin không ưa bà Hillary! Ông Trump đe dọa thế chiến thứ ba sẽ bùng nổ nếu bà Hillary Clinton đắc cử.  Một dân biểu thân tín của Putin dọa rằng nếu cử tri Hoa Kỳ không bỏ phiếu cho ông Trump thì có chiến tranh nguyên tử! Một mặt Nga chối không tặc email của đảng Dân Chủ.  Mặt khác tin tặc được chuyển qua cho Julian Assange của Wikileaks để ông Trump dùng làm võ khí tấn công đối thủ của mình.  Ông Trump hô hoán lên rằng có bầu cử gian lận nhưng chính ông đã hưởng lợi từ những tin tức do Wikileaks (do Nga cung cấp.  Snowden hiện sống ở Nga.  Julian Assange  sống chui trong tòa đại sứ Ecuador ở London từ mấy năm nay) đưa ra và tin email của cựu dân biểu Weiner, chồng ly dị của Huma Abedin, phụ tá thân tín của bà Hillary, do FBI đưa ra.  Đó là lợi thế trong lẫn ngoài của ông Trump.  Cả hai lợi thế của ông đều dựa vào emails.

4.  Bầu cử năm 2016 gợi lại vài cuộc bầu cử năm xưa
           Trong chừng mực nào đó cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 có vài nét tương đồng với cuộc bầu cử:
-  Năm 1960 giữa John F. Kennedy (DC) và Richard Nixon:  Kennedy là nghị sĩ trẻ.  Nixon là phó tổng thống hai nhiệm kỳ.  Ở điểm này không có gì giống nhau giữa Hillary Clinton (DC) và Donald Trump (CH) vì Hillary có 08 năm trong White House với tư cách đệ nhất phu nhân; 02 nhiệm kỳ nghị sĩ Liên Bang; 04 năm bộ trưởng Ngoại Giao (nhân vật thứ tư trong nước).  Ông Trump không có một chức vụ nào trong Hành Pháp lẫn Lập Pháp.  Cuộc bầu cử tổng thống năm 1960 diễn ra sau khi Cuba trở thành quốc gia Cộng Sản đầu tiên ở Tây Bán Cầu sát nách Hoa Kỳ.  Liên Sô hung hãn đe dọa an ninh Hoa Kỳ bằng cách đặt hỏa tiễn ở Cuba hướng về Hoa Kỳ. 
Trong cuộc bầu cử năm 2016 Putin trắng trợn nhúng tay vào cuộc bầu cử bằng cách tặc tin của Dân Chủ để giúp cho ông Trump, người được Putin và truyền thông Nga hoan nghinh nhiệt liệt.  Nga đã chiếm Crimea, gây hấn ở Ukraine và đe dọa các nước nhỏ trong vùng Baltic.  Sự xâm lăng của họ ở Âu Châu gặp phải sự hiện hữu của NATO được Hoa Kỳ yểm trợ.  Nếu không có Hoa Kỳ thì sự xâm lăng của họ được trơn tru.  Do đó họ muốn có một tổng thống Hoa Kỳ không ủng hộ NATO và tháo gỡ việc trừng phạt kinh tế dưới thời tổng thống Obama (DC) sau vụ Crimea và Ukraine.  Ông Trump được họ khen vì tuyên bố muốn rời bỏ NATO và tỏ ra có cảm tình với Nga.  Trong cuộc tranh luận năm 1960 ông Nixon bị ông Kennedy đánh bại dễ dàng.  
Sau ba lần tranh luận ông Trump đều bị bà Hillary đè bẹp dễ dàng. Năm 1960 ông Nixon thắng ở Ohio nhưng thất cử. Theo sự thăm dò thì hiện giờ ông Trump thắng bà Hillary ở Ohio. Theo sự thăm dò, khả năng đắc cử toàn quốc của ông kém xa bà Hillary (27%- 75%). Vậy là ông giống Nixon năm 1960. Thắng Ohio nhưng thất cử toàn quốc. Trong cuộc bầu cử năm nầy Ohio không quyết định kết quả của bầu cử bằng Florida (29 phiếu cử tri đoàn) và North Carolina (15 phiếu cử tri đoàn)
- Năm 1964 giữa Johnson (DC) và Goldwater (CH): Ông Goldwater thất cử nặng nề vì tánh tính cực đoan của ông. Ông bị người Da Đen chống đối. Ông dọa dùng bom nguyên tử giải quyết chiến tranh Việt Nam. Ông Goldwater được đảng Cộng Hòa nhất trí ủng hộ. Ông Trump không được như vậy. Hai tổng thống Bush I, Bush II và nhiều nhân vật Cộng Hoà từng có chức vụ cao cấp trong Hành Pháp và Lập Pháp tuyên bố bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton. Ông Trump được mô tả như một người không tôn trọng phụ nữ, chế nhạo một ký giả tàn tật, gọi người nhập cư Latino là kẻ giết người, hiếp dâm, phủ nhận hành động anh hùng của phi công Mc Cain trong ngục tù Cộng Sản, các tướng lãnh cần được ông dạy về Mosul, không thân thiện với người Hồi Giáo, xem thường gia đình tử sĩ, không xuất trình giấy khai thuế lợi tức như tất cả các ứng cử viên tổng thống khác, không đóng thuế Liên Bang gần 20 năm liền v.v. Trong cuộc bầu cử sớm ở Florida người ta ghi nhận có 28% thành viên Cộng Hòa bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton.
-  Năm 2000 giữa ông Al Gore (DC) và Bush II (CH):  Trong cuộc bầu cử nầy ông Al Gore phải khiếu nại việc đếm lại phiếu bầu ở Florida.  Việc đếm lại phiếu dừng lại theo phán quyết của Tối Cao Pháp Viện với tỷ số 5- 4.  Kết quả ông Al Gore thất cử vì chỉ thua ông Bush II 537 phiếu.  Số phiếu bầu của ông Al Gore lớn hơn phiếu bầu của ông Bush II nhưng ông thất cử vì chỉ có 264 phiếu cử tri đoàn trong khi ông Bush II được 274 phiếu cử tri đoàn.  Với tánh tình nông nỗi và kiêu ngạo ông Trump trả lời trong cuộc tranh luận lần thứ ba rằng ông không dễ dàng chấp nhận kết quả cuộc bầu cử nếu ông bị thua.  Năm 2000 người khiếu nại là ông Al Gore (DC).  Nơi khiếu nại là tiểu bang Florida do em của ông Bush II làm thống đốc.  Năm nầy khó lòng tránh được sự khiếu nại nếu người thắng không bỏ xa người thua và nhất là người thắng là bà Hillary Clinton.  Lúc đó người khiếu nại là ông Trump (CH).   Việc không công nhận kết quả bầu cử làm mờ tinh thần dân chủ của người thua cuộc chớ không gây trở ngại khả dĩ trở thành khủng hoảng chánh trị không có giải đáp.

****
            Dù ông Trump đắc cử hay thất cử đảng Cộng Hòa cũng gặp những khó khăn sau ngày bầu cử.  Việc chấn chỉnh đảng bắt đầu từ chỗ nào?  Đảng Cộng Hoà có còn là đảng của Abraham Lincoln và Ronald Reagan không?  
Vị thứ nhất đấu tranh để:  
-      cứu vãn Liên Bang Hoa Kỳ khỏi cảnh phân ly 
-      giải phóng nô lệ Da Đen.
Ngay từ giây phút đầu tranh cử ông Trump được David Duke của đảng KKK ủng hộ.  Đảng KKK không ái mộ tổng thống Abraham Lincoln bao giờ.  Tổng thống Lincoln tiếp nối và bồi đắp sự nghiệp do tiền nhân để lại.  Ông Trump tự cho mình làm cách mạng đả phá cơ chế chánh trị mà các nhà lập quốc Hoa Kỳ đặt ra và lưu lại 240 năm nầy với những thành quả viên mãn để ca ngợi tổng thống độc tài Nga Putin, một cựu sĩ quan mật vụ KGB của Liên Sô, bám chặt quyền hành từ năm 1999 đến nay bằng cách sửa đổi hiến pháp, sửa đổi nhiệm kỳ tổng thống, giả vờ tôn trọng điều khoản tổng thống 02 nhiệm kỳ, về nắm ghế thủ tướng rồi 04 năm sau ra tranh tổng thống như mới ra lần đầu. Lần này nhiệm kỳ tổng thống dài hơn nhiệm kỳ cũ (04 năm)!  Putin được xem là người giàu nhất thế giới.  Tài sản của ông được ước lượng từ 70- 140 tỷ Mỹ kim giữa lúc kinh tế Nga rất bi thảm.
Một trong những khẩu hiệu tranh cử của tổng thống Reagan là The Bear in the Wood (Gấu trong Rừng) và một câu nói lịch sử của ông với Gorbachev, thủ lãnh Cộng Sản Liên Sô là “Gorbachev!  Đập tan bức tường này!” (Bức tường phân cách Đông và Tây Berlin ). Ông Trump trân trọng Putin, ca ngợi Putin, và biện hộ cho Putin về vấn đề Crimea, Ukraine và tặc email của đảng Dân Chủ trong mùa bầu cử năm 2016. Với ông Trump đảng Cộng Hòa trở thành đảng xa cách người Da Đen, Latino và dĩ nhiên những sắc tộc khác.  Về đối ngoại ông Trump thân Nga nếu không nói là dưới cơ của Nga.  Hoa Kỳ co cụm giữa hai đại dương và khó vĩ đại trở lại với những thiên anh hùng ca trống rỗng của ông Trump.
Kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 đánh giá:  
-  kinh nghiệm chánh trị già dặn của cử tri Hoa Kỳ sau 240 năm xây dựng và bảo tồn nền dân chủ 
-  hay sự chán ghét của họ đối với nền dân chủ truyền thống mà các nhà lập quốc tiền phong đã dày công dựng lên.            
Thắng hay bại đảng Dân Chủ vẫn như trước.  Trường hợp đảng Cộng Hòa thì khác.  Dù thắng hay bại đảng cũng có những điều chỉnh cho phù hợp với đà phát triển không ngừng của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.  Điểm khởi đầu của cuộc điều chỉnh nằm ở chỗ nào?  That’s the question.

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.



__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen0

No comments:

Post a Comment

VC kill in action

Featured post

https://www.facebook.com/reel/802490438523735

 https://www.facebook.com/reel/802490438523735

Popular Posts